Hệ số ước lượng của tính thanh khoản (TK) đối với ROA, ROE âm và có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, khi giá trị đo lường tính thanh khoản tăng 1% thì giá trị bình quân của ROA sẽ giảm 3,68% và của ROE sẽ giảm 29,9% trong điều kiện các yếu tố khác được giữ nguyên. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2006) khi tiến hành nghiên cứu yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng tại khu vực Tây và Nam Âu.
Kết quả cũng cho thấy được mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô (QM) đối với lợi nhuận ngân hàng (ROA, ROE) thông qua hệ số ước lượng dương và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%. Cụ thể, khi quy mô tăng 1 đơn vị thì giá trị trung bình của ROA tăng 0,029% và của ROE tăng 2,44% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này chứng tỏ các ngân hàng đang đạt được lợi thế cạnh tranh về quy mô, góp phần gia tăng lợi nhuận trong quá trình kinh doanh.
Hệ số ước lượng của rủi ro tín dụng (RR) mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê đối với ROA, nhưng lại không có ý nghĩa đối với ROE. Qua kết quả này có thể thấy khi rủi ro tín dụng tăng lên 1% thì giá trị bình quân của ROA sẽ giảm 12,23% trong điều kiện các yếu tố khác được giữ nguyên. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Miller và Noulas (1997), các nhà nghiên cứu này đã có
cùng kết quả khi xác định các yếu tố tác động đến lợi nhuận của danh mục đầu tư và các ngân hàng lớn tại Mỹ.
Kết quả hồi quy trong bảng 3.3 cũng chỉ ra được tỷ lệ vốn (TL) có tác động cùng chiều lên ROA và ROE thông qua hệ số ước lượng mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê. Khi giá trị đo lường tỷ lệ vốn tăng lên 1% thì giá trị trung bình của ROA và ROE lần lượt tăng lên 2,13% và 0,53% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này phù hợp với thực tế kinh doanh của các ngân hàng tại Việt Nam. Từ năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã quy định các ngân hàng thương mại phải tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, đây là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy việc mở rộng quy mô hoạt động và gia tăng nguồn vốn của các ngân hàng, trong đó có nhóm ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán. Điều này chứng tỏ các ngân hàng đang sử dụng tốt nguồn vốn trong việc tạo ra lợi nhuận.
Thông qua kết quả trên, có thể thấy GDP cũng là một trong những yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng, cụ thể là chỉ số ROA. Với hệ số ước lượng âm và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%, có thể khẳng định được rằng khi GDP tăng lên 1% thì giá trị trung bình của ROA sẽ giảm đi 29,12% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này ngược lại với các nghiên cứu trước đây như Hassan và Bashir (2003), Pasiouras và Kosmidou (2007), và Kosmidou (2008). Tuy nhiên, nó lại phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam vì qua báo cáo tài chính của các ngân hàng thì trong năm 2008, đa số lợi nhuận của các ngân hàng vẫn tăng trong khi tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm rất mạnh so với năm 2007.
Hiệu quả quản lý (HQ) không ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Kết quả này không phù hợp với các nghiên cứu của Bourke (1989), Molyneux và Thornton (1992), Claessens, Demirgüç-Kunt và Huizinga (2001) và Davydenko (2011). Kết quả này có thể được giải thích chính là vì các ngân hàng Việt Nam vẫn chưa đánh giá và đo lường được ảnh hưởng của sự gia tăng tiền lương, chi phí quản lý đối với lợi nhuận kinh doanh.
Hệ số tương quan giữa tỷ lệ lạm phát (LP) và lợi nhuận ngân hàng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này không phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Revell (1979), Bourke (1989), Molyneux, Thornton (1992) và Kaya (2002). Điều này xuất phát từ sự chưa hiệu quả của các công cụ dự báo lạm phát tại Việt Nam, từ đó dẫn đến lạm phát kỳ vọng vẫn chưa sát với lạm phát thực. Chính vì vậy, lãi suất cho vay không được điều chỉnh kịp thời với tốc độ tăng của chi phí, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các ngân hàng.
Bảng 3.3: Kết quả hồi quy
Biến số ROA ROE
Hệ số Độ lệch chuẩn t-value P-value Hệ số Độ lệch chuẩn t-value P-value
TK -0.0368 0.00507 -7.252 0.0222* -0.299 0.049 -6.1014 0.0548** QM 0.00029 0.00014 2.05803 0.0465* 0.0244 0.86394 -4.6582 0.0336* RR -0.1223 0.03525 -3.4678 0.0013*** -0.4772 0.34045 -1.4016 0.1692 HQ 0.01163 0.08946 0.12998 0.8973 0.08573 0.12312 0.69629 0.4905 TL 0.0213 0.0114 -1.8682 0.0695** 0.00532 0.00137 3.87456 0.0004*** GDP -0.2912 0.1467 -1.985 0.0544** -0.4119 1.41671 -0.2908 0.7728 LP 0.00276 0.01275 0.21625 0.8299 -0.0572 0.11006 -0.5194 0.6065 R2 0.617046 0.767337 R2 hiệu chỉnh 0.548965 0.725975 F-statistic 28.00576 75.02703 P-value R2 0.000065*** 0.000084***
Ghi chú: ký hiệu ***,*,** chỉ ra ước lượng điểm có ý nghĩa về mặt thống kê và khác “không” tại mức 1%, 5% và 10%
(Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews)
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chương 3 tập trung vào phần kiểm định mối tương quan giữa các biến độc lập, xác định phương pháp chạy mô hình dựa vào Likelihood Test, cuối cùng là chạy hồi quy mô hình. Kết quả cho thấy rằng khi lượng hóa biến phụ thuộc lợi nhuận bằng chỉ số ROA thì có 5 biến độc lập có ý nghĩa thống kê và khi lượng hóa bằng chỉ số ROE thì có 3 biến độc lập có ý nghĩa thống kê. Tổng hợp lại kết quả cho thấy có tất cả 5 biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc lợi nhuận, bao gồm: rủi ro tín dụng, tính thanh khoản, tỷ lệ vốn, quy mô ngân hàng và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
CHƢƠNG 4
KIẾN NGHỊ DỰA TRÊN KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 4.1 Về tính thanh khoản
Kết quả thực nghiệm cho thấy tính thanh khoản có tác động ngược chiều lên lợi nhuận ngân hàng, do đó, để nâng cao lợi nhuận, các ngân hàng cần cân nhắc giữa việc nắm giữ nhiều tài sản lưu động và tối đa hóa lợi nhuận. Bởi lẽ, việc nắm giữ tài sản thanh khoản đảm bảo cho Ngân hàng giảm thiểu rủi ro thanh khoản, nhưng đem lại lợi nhuận thấp. Những tài sản có tính thanh khoản thấp mang lại thu nhập cao nhưng lại làm giảm khả năng thanh khoản, đặt ngân hàng vào rủi ro thanh khoản cao khi khách hàng rút tiền và khi các cam kết tín dụng đến thời điểm thực hiện. Tóm lại, các ngân hàng cần thực hiện tốt vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản để vừa có thể tránh được tổn thất xảy ra từ sự thiếu hụt thanh khoản vừa có thể đạt được lợi nhuận tối đa. Sau đây, một số biện pháp các ngân hàng được kiến nghị thực hiện:
Thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp. Đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.
Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các tài sản có tính lỏng cao khác). Làm như vậy để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý. Các ngân
hàng cần xem xét lại cơ cấu về danh mục tài sản nợ, tài sản có của mình cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường I (huy động tiền gửi từ các tổ chức và dân cư). Thực hiện việc phát hành các giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa thị trường I và thị trường II (thị trường liên ngân hàng).
Thực hiện tốt quản lý khe hở lãi suất: Cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường; cần có cách giải quyết khoa học để không xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao. Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn không chịu trả nợ vay vì họ e ngại sau khi trả sẽ rất khó vay lại được tiền từ ngân hàng. Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt lãi suất quá hạn ghi trong hợp đồng vì như vậy, so ra vẫn còn thấp hơn lãi suất cho vay mới. Chính điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn: Sự không cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng là lý do quan trọng làm cho các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau (ví dụ như huy động trung, dài hạn hai năm nhưng cho vay trung hạn ba năm) cũng làm cho ngân hàng khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền ra và dòng tiền vào của mình.
Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro: Thị trường tiền tệ phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế, tuy nhiên, sau đợt biến động của thị trường tiền tệ trong thời gian qua, chắc chắn các ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn và nó sẽ giúp cho ngân hàng quản lý tốt hơn tài sản nợ, tài sản có của mình. Thị trường REPO là công cụ khá hiệu quả trong việc tạo ra tính lỏng cao cho các chứng khoán nợ và cơ cấu tài sản có nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng một cách nhanh chóng. Hợp đồng giao sau và kỳ hạn cũng là những công cụ để cầm giữ lãi suất giao dịch nhằm
hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường biến động. Đặc biệt hợp đồng hoán đổi là công cụ quan trọng để các ngân hàng có thể cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có trên bảng cân đối tài sản của mình, nhằm hạn chế các tác động của rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn.
4.2 Về quy mô ngân hàng
Biến số quy mô và lợi nhuận ngân hàng có mối tương quan dương, mặt khác, biến số này được đo lường thông qua giá trị tổng tài sản. Do đó về lý thuyết các ngân hàng cần gia tăng quy mô, cụ thể là quy mô tổng tài sản để có thể gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, như đã đề cập ở chương 2, việc tăng quy mô chỉ làm tăng lợi nhuận trong một giới hạn nhất định, nếu vượt quá giới hạn này thì tăng quy mô sẽ làm giảm lợi nhuận. Vì lúc đó, các ngân hàng không còn được hưởng lợi ích từ lợi thế kinh tế theo quy mô, trái lại, chính sự cồng kềnh của bộ máy tổ chức sẽ làm phát sinh nhiều chi phí, dẫn đến suy giảm lợi nhuận. Như vậy, các ngân hàng muốn phát triển bền vững cần xác định được quy mô hoạt động tối ưu.
4.3 Về rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng rất lớn. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Theo kết quả kiểm định thực nghiệm thì rủi ro tín dụng được đo lường thông qua tỷ số giữa dự phòng rủi ro các khoản cho vay trên tổng dư nợ có tác động ngược chiều lên ROA, nhưng không ảnh hưởng đến ROE. Rủi ro tín dụng tăng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm lợi nhuận ngân hàng, vì vậy để tăng được lợi nhuận các ngân hàng cần giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Dưới đây xin nêu những phương thức quản lý tổng quát về đảm bảo an toàn cũng như các kỹ thuật thu nhập và xử lý thông tin có thể áp dụng cho các ngân hàng thương mại trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận:
- Nâng cao chất lượng tín dụng: có khá nhiều giai đoạn cần thực hiện, tuy nhiên, phương pháp này được thực hiện chủ yếu thông qua việc phân tích thẩm định kỹ lưỡng các thông tin tài chính và phi tài chính của người nhận nợ. Đồng thời áp
dụng thủ tục cấp tín dụng chặt chẽ trước khi nhằm phân loại khoản vay và khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần thường xuyên kiểm tra và nâng cao chất lượng của hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng tín dụng nội bộ cho phù hợp với tình hình và sự phát triển của thị trường tín dụng.
- Trích lập dự phòng rủi ro: tổ chức tín dụng trích lập ra một khoản dự phòng nhằm bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra căn cứ vào mức độ rủi ro của các tài sản có. Cụ thể, các ngân hàng thương mại cần thực hiện việc trích lập dự phòng này theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, sắp tới đây Quyết định này sẽ được thay thế bằng Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Bảo hiểm rủi ro tín dụng: NHTM cần phải yêu cầu các khách hàng vay thanh toán một khoản chi phí phụ thêm cho việc mua bảo hiểm nhằm bảo đảm cho ngân hàng có thể thu hồi được một phần khoản cho vay trong trường hợp khách hàng mất khả năng chi trả. Chất lượng tín dụng càng cao thì tỷ lệ bảo hiểm rủi ro tín dụng càng thấp, khi rủi ro tín dụng của một doanh nghiệp tăng lên, các ngân hàng sẽ yêu cầu tỷ lệ bảo hiểm tín dụng cao hơn. Như vậy có thể thấy rằng với các khách hàng có chất lượng tín dụng càng cao thì chi phí đi vay của họ sẽ càng thấp.
- Phân tán rủi ro: việc này được thực hiện bằng cách phân tán rủi ro tín dụng cho nhiều người vay. Tập hợp nhiều loại cho vay trong một tài sản cho phép ngân hàng giảm sự thay đổi về thu nhập của chúng. Thu nhập từ các khoản cho vay thành công sẽ bù đắp phần lỗ từ những khoản cho vay bị vỡ nợ. Do đó làm giảm khả năng ngân hàng đó sẽ bị thiệt hại.
- Sử dụng thị trường bán nợ: sau khi đầu tư hoặc cho các doanh nghiệp vay, ngân hàng cần tập hợp các tài sản có rủi ro, sau đó bán cho các nhà đầu tư khác để chuyển đổi sở hữu khoản nợ nhằm quản lý và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Việc sử dụng thị trường này giúp cho ngân hàng có thể chuyển dịch rủi ro sang các nhà đầu tư, góp phần giảm thiểu được chi phí trích lập dự phòng cho vay. Hiện nay với tình hình nợ xấu tăng cao và làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng của nền kinh tế, do đó, Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng