Với các yếu tố đã được xác định, để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố nội tại của ngân hàng và yếu tố vĩ mô lên lợi nhuận của ngân hàng niêm yết tại Việt Nam, tác giả dự kiến sử dụng mô hình nghiên cứu sau:
LNit = β0 + β1TKit + β2QMit + β3RRit + β4HQit + β5TLit +β6GDPt + β7LPt + eit Trong đó:
LNit là lợi nhuận của ngân hàng i ở thời điểm t – được lượng hóa bởi hai tỷ số là ROA và ROE.
TKit là chỉ số thanh khoản của ngân hàng i ở thời điểm t. QMit là quy mô của ngân hàng i ở thời điểm.
RRit là chỉ số rủi ro tín dụng của ngân hàng i ở thời điểm t. HQit là chỉ số hiệu quả quản lý của ngân hàng i ở thời điểm t. TLit là tỷ lệ vốn của ngân hàng i ở thời điểm t.
GDPt là tổng sản phẩm quốc nội tại thời điểm t. LPt là chỉ số lạm phát tại thời điểm t.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng thương mại đã được thực hiện trong rất nhiều nghiên cứu, tạp chí và luận văn trước đây. Tuy nhiên, một nghiên cứu chính thức về vấn đề này tại thị trường Việt Nam thì vẫn chưa được thực hiện. Chương này tập trung vào cơ sở lý thuyết, kết quả thực nghiệm và phương pháp sử dụng trong nghiên cứu lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Về mặt lý thuyết, có ba nhóm yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng thương mại, cụ thể là các yếu tố đặc thù của ngân hàng (nội tại), yếu tố ngành và kinh tế vĩ mô (yếu tố bên ngoài). Nhóm yếu tố đặc thù của ngân hàng bao gồm quy mô ngân hàng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, hiệu quả quản lý và tỷ lệ vốn. Trong khi đó, nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm tăng trưởng GDP và lạm phát. Một số bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng lợi nhuận của ngân hàng phần lớn bị ảnh hưởng bởi nhóm yếu tố đặc thù của ngân hàng và nhóm yếu tố ngành. Tuy nhiên, cũng có một số bằng chứng cho thấy nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả sẽ tập trung phân tích và đánh giá 02 nhóm yếu tố đó là: nhóm yếu tố nội tại của ngân hàng và nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô.
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu và nguồn dữ liệu
Cho đến nay, ngành ngân hàng Việt Nam đã trải qua những cải cách đáng kể từ cuối những năm 1980, góp phần cải thiện hoạt động của hệ thống ngân hàng. Khung thể chế và chức năng của các ngân hàng đã được nâng cao một cách hiệu quả. Môi trường kinh doanh cũng đã được tổ chức theo hướng tăng cường sự cạnh tranh. Bên cạnh đó, Ngân hàng Việt Nam đã từng bước tham gia và trở thành một phần của các thị trường tài chính toàn cầu. Để phù hợp với những chuyển biến tích cực đó, các ngân hàng Việt Nam đã tăng cường công nghệ để hỗ trợ cho các hoạt động và tăng lợi nhuận. Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu bảng cân đối kế toán của 09 ngân hàng thương mại đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu được lấy từ báo cáo thường niên của các ngân hàng và dữ liệu vĩ mô từ năm 2006 - 2011. Do đó, tập dữ liệu có tổng cộng 54 quan sát. Báo cáo thường niên được lấy từ website chính thức của từng ngân hàng, trong khi đó dữ liệu vĩ mô được thu thập từ website của Tổng cục Thống kê.
Bảng 2.1: Tóm tắt thống kê mô tả của các biến lựa chọn
Mẫu quan sát (Observations) Bình quân (Mean) Trung vị (Median) Độ lệch chuẩn (Std. Dev.) Lớn nhất (Maximum) Nhỏ nhất (Minimum) ROA 54 0.008874 0.007500 0.021600 0.004400 0.004200 ROE 54 0.145761 0.134550 0.305700 0.040000 0.064633 TK 54 0.423389 0.451550 0.528500 0.176400 0.092566 QM 54 11.15490 10.37064 19.61425 4.934665 3.567809 RR 54 0.011152 0.010350 0.037000 0.003300 0.006935 HQ 54 0.010937 0.008950 0.022400 0.002600 0.005264 TL 54 0.069019 0.065800 0.158800 0.011100 0.038265 GDP 54 0.076950 0.083350 0.085000 0.055000 0.011263 LP 54 0.125700 0.121500 0.199000 0.065200 0.051685
Bảng 2.1 chỉ ra mô tả thống kê tóm tắt của các biến độc lập và biến phụ thuộc bao gồm các thông số bình quân, trung vị, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. Bình quân giá trị của ROE cao hơn ROA (14,57% so với 0,88%). Độ lệch chuẩn của ROE cũng cao hơn ROA. Bình quân tỷ số tài sản lưu động trên tổng tài sản (TK) là 42,34% và độ lệch chuẩn của tỷ số này là 52,85%. Tỷ số dự phòng rủi ro cho vay trên tổng dư nợ (RR) có giá trị bình quân là 1,11% và độ lệch chuẩn là 3,7%. Trong khi đó, tỷ số chi phí ngoài trả lãi trên tổng tài sản (HQ) có giá trị bình quân là 1,09% và độ lệch chuẩn là 2,24%. Tỷ số nguồn vốn trên tổng tài sản (TL) có giá trị bình quân và độ lệch chuẩn lần lượt là 6,9% và 15,88%. Chỉ số giá tiêu dùng CPI (LP) có giá trị bình quân cao hơn hẳn giá trị bình quân của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (12,57% so với 7,69%).
2.2 Lƣợng hóa các biến 2.2.1 Biến phụ thuộc 2.2.1 Biến phụ thuộc
Theo các nghiên cứu của Sufian, F. (2009), Ben Naceur và Goaied (2008), Kosmidos và cộng sự (2005), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) được sử dụng để lượng hóa lợi nhuận của các ngân hàng.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) chỉ ra bao nhiêu lợi nhuận các ngân hàng thương mại có thể tạo ra bằng cách sử dụng một đơn vị tài sản, mặc dù nó có thể bị bóp méo bởi các hoạt động ngoại bảng. Tuy nhiên, đối với các NHTM Việt Nam, các hoạt động này là không đáng kể. Hassan và Bashir (2003) lập luận rằng ROA có thể cho thấy khả năng của các ngân hàng trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính để tạo ra lợi nhuận. ROA là chỉ tiêu quan trọng để so sánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Cùng quan điểm này, Rivard và Thomas (1997) chứng minh rằng ROA là giá trị lượng hóa tốt nhất cho lợi nhuận ngân hàng vì đòn bẩy tài chính cao của các ngân hàng sẽ không ảnh hưởng đến ROA. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng đối với các tổ chức tài chính cũng như các ngân hàng, ROA có xu hướng thấp hơn so với các ngành khác. Tuy nhiên, các hoạt động nội bảng có thể ảnh hưởng đến giá trị ROA.
Mặt khác, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho thấy hiệu quả quản lý của các ngân hàng trong việc sử dụng vốn cổ đông. Các ngân hàng có xu hướng sử dụng đòn bẩy cao, do đó họ thường đạt được ROE cao nhưng ROA thấp. ROE có thể được tính bằng cách nhân ROA với tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu và đòn bẩy tài chính có thể tác động đến giá trị của ROE. Tuy nhiên, nhược điểm của ROE là không thể giải thích cho những rủi ro của đòn bẩy tài chính cao. Đây chính là lý do mà ROA trở thành chỉ số chính lượng hóa cho lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam, cả hai tỷ số ROA và ROE đều là tiêu chí quan trọng đối với cơ quan quản lý và các ngân hàng trong việc quyết định các chiến lược quản lý phù hợp.
2.2.2 Biến độc lập
Để kiểm định mức độ tác động của các yếu tố lên lợi nhuận của ngân hàng niêm yết tại Việt Nam, tác giả sẽ sử dụng và kiểm định các biến độc lập sau:
2.2.2.1 Nhóm biến về yếu tố nội tại của ngân hàng
Tính thanh khoản
Cũng giống như rủi ro tín dụng, tính thanh khoản cũng cần được các ngân hàng quản trị thật tốt. Rủi ro thanh khoản xuất hiện khi ngân hàng suy giảm khả năng thanh toán các khoản nợ. Do đó, khả năng thanh khoản có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận ngân hàng và trở thành nhân tố tác động chính.
Tỷ số tài sản lưu động (bao gồm tiền mặt, tiền gửi và chứng khoán đầu tư của ngân hàng) trên tổng tài sản được sử dụng để lượng hóa tính thanh khoản của ngân hàng. Theo Athanasoglou và cộng sự (2006), tỷ số này tốt hơn tỷ số nợ trên tổng tài sản trong việc lượng hóa tính thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên, nắm giữ nhiều tài sản lưu động sẽ làm giảm khả năng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng vì tài sản lưu động đóng vai trò trong việc giải quyết các khoản nợ phát sinh hơn là đầu tư tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, tỷ số thanh khoản được dự báo sẽ có mối quan hệ nghịch biến với lợi nhuận của ngân hàng.
Quy mô ngân hàng
Để có thể tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng cần lựa chọn quy mô tối ưu. Điều này chứng minh rằng quy mô ngân hàng có cả tác động tích cực và tiêu cực lên lợi nhuận. Nhìn chung, trong một giới hạn nhất định, sự tăng trưởng về quy mô của các ngân hàng sẽ làm tăng lợi nhuận, lúc này, các ngân hàng sẽ có lợi thế cạnh tranh về quy mô. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng đạt đến quy mô quá lớn, lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng xấu bởi sự gia tăng quy mô do các yếu tố như quan liêu, bộ máy nhân sự cồng kềnh và sự sụt giảm năng suất làm việc của nhân viên. Như vậy, mối liên hệ giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận có thể được kết luận là một mối quan hệ phi tuyến tính. Từ đó, logarit của tổng tài sản ngân hàng sẽ được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ này. Tuy nhiên, với thực tế thị trường tại Việt Nam hiện nay vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng ban đầu, kỳ vọng mối quan hệ này sẽ là đồng biến.
Rủi ro tín dụng
Trong ngành ngân hàng, rủi ro tín dụng chính là rủi ro lớn nhất và cần lưu tâm nhiều nhất. Rủi ro tín dụng tác động lên lợi nhuận của tất cả các tổ chức tài chính, bao gồm cả ngân hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh từ việc các khách hàng mất khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của mình trong việc thanh toán nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng. Chính vì điều này mà rủi ro tín dụng tác động cực kỳ mạnh mẽ lên sự tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng.
Trong nghiên cứu này, tỷ số dự phòng rủi ro cho vay trên tổng dư nợ sẽ được sử dụng để phản ánh rủi ro tín dụng mà các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt. Theo lý thuyết của Stubos và Tsikripis (2005), trong một nền kinh tế kế hoạch tập trung, các nguồn tín dụng được sử dụng như một công cụ để thực hiện các mục tiêu của chính phủ, do đó, việc đánh giá rủi ro tín dụng được bỏ qua. Nền kinh tế Việt Nam và khu vực ngân hàng đang trong quá trình cải cách theo nền kinh tế thị trường, vẫn chưa thoát khỏi chế độ cũ, vì vậy, phần lớn các nguồn tín dụng được phân bổ theo các tiêu chí chính trị thay vì năng suất biên của dự án.
Theo Miller và Noulas (1997), rủi ro tín dụng của các ngân hàng tăng sẽ làm giảm lợi nhuận do sự tích lũy các khoản nợ xấu. Do đó, NHNN đã quy định cụ thể mức dự phòng đối với các khoản tín dụng tại các NHTM nhằm tối thiểu hóa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Mức dự phòng này cũng được điều chỉnh theo từng thời kỳ để phù hợp với cơ chế và sự phát triển của thị trường. Do đó, rủi ro tín dụng có thể được khái quát như là một biến xác định trước. Theo các nghiên cứu trước đây như Athanasoglou và cộng sự (2006), Athanasoglou và cộng sự (2008), Sufian (2009) cho rằng sự gia tăng rủi ro tín dụng sẽ làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng, do đó, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ có mối quan hệ nghịch biến giữa yếu tố rủi ro tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng.
Hiệu quả quản lý
Trong ngành ngân hàng, số lượng nhân viên được sử dụng là rất nhiều, do đó, chi phí quản lý chung sẽ là gánh nặng lớn đối với các ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Tỷ số chi phí ngoài trả lãi trên tổng tài sản được sử dụng để lượng hóa cho yếu tố hiệu quả quản lý của các ngân hàng. Chi phí ngoài trả lãi bao gồm chi phí lương, trợ cấp và chi phí hoạt động của hệ thống. Hiệu quả quản lý của ngân hàng thường được phân tích và đánh giá thông qua chi phí hoạt động.
Một số nghiên cứu trước đây liên quan đến vấn đề này đã cho rằng việc cải thiện hiệu quả quản lý cùng với giảm chi phí ngoài trả lãi có thể nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể, Bourke (1989) đã chỉ ra được mối quan hệ ngược chiều giữa chi phí ngoài trả lãi và lợi nhuận ngân hàng trong nghiên cứu của mình. Ở một khía cạnh khác, việc trả lương cao hơn cho nhân viên lại có thể nâng cao lợi nhuận ngân hàng. Chính từ thực tế này, Molyneux và Thornton (1992) đã cho rằng có một mối quan hệ cùng chiều giữa chi phí ngoài trả lãi và lợi nhuận. Với cùng quan điểm trên, Claessens, Demirgüç-Kunt và Huizinga (2001) cho rằng sự dư thừa lao động có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng tại các nước đang phát triển với mức thu nhập thấp, thế nhưng ảnh hưởng này sẽ trở nên tích cực đối với các ngân hàng hoạt động ở những nước phát triển với mức thu nhập cao. Bên cạnh đó, với những đề xuất trong nghiên cứu của Sathye (2001), ngành ngân hàng đang phát triển tại Việt
Nam cần xác định rõ ảnh hưởng của mức tiền lương, thù lao cao hơn và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ hơn để có thể kết luận mối quan hệ giữa chi phí ngoài trả lãi và lợi nhuận. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chi phí ngoài trả lãi và lợi nhuận trong hệ thống ngân hàng Việt Nam được kỳ vọng là ngược chiều, bởi lẽ năng suất lao động của nhân viên tại các ngân hàng là tương đối thấp.
Tỷ lệ vốn
Tác động của yếu tố vốn hóa lên lợi nhuận ngân hàng có thể được kiểm định thông qua tỷ số nguồn vốn trên tổng tài sản. Nguồn vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và quỹ dự trữ của ngân hàng. Nói chung, ngân hàng sẽ gặp rủi ro nếu để tỷ lệ vốn ở mức quá thấp và Beger (1995) cho rằng lợi nhuận và tỷ lệ vốn có mối quan hệ nghịch biến. Mặt khác, Molyneux (1993) chứng minh rằng vẫn có trường hợp tỷ lệ vốn cao hơn có thể làm giảm chi phí sử dụng vốn. Do đó, mức độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu có thể tác động tích cực lên lợi nhuận của ngân hàng. Đặc biệt là đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, vai trò của vốn chủ sở hữu là cực kì quan trọng đối với các tổ chức tài chính, bao gồm cả ngân hàng trong việc tạo ra một cấu trúc vốn vững chắc, vì vốn chủ sở hữu có thể giảm thiểu mức độ thiệt hại của các cuộc khủng hoảng tài chính bằng nguồn vốn bổ sung và nâng cao sự bảo vệ đối với người gửi tiền vượt qua được các giai đoạn khó khăn của thị trường. Tóm lại, với các lý do đã nêu, mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn và lợi nhuận được kỳ vọng là đồng biến.
2.2.2.2 Nhóm biến về yếu tố kinh tế vĩ mô
Nhóm thứ ba của các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng có liên quan đến các chỉ số kinh tế vĩ mô. Để kiểm tra tác động của môi trường kinh tế vĩ mô lên lợi nhuận ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tỷ lệ lạm phát (đo lường thông qua chỉ số CPI) sẽ được sử dụng. Chu kỳ kinh tế có thể được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng GDP. Nói chung, điều kiện kinh tế vĩ mô càng tốt (tức là tốc độ tăng trưởng GDP cao) nhu cầu vay nợ càng cao.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế
Mặc dù có nhiều kỹ thuật quản lý rủi ro để dự báo chu kỳ kinh doanh như: kỹ