thương mại hợp lý
Qua phân tích có thể thấy trong kết cấu tài sản của Công ty, các khoản nợ phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn, trong đó chủ yếu là phải thu khách hàng. Công tác quản lý nợ phải thu trong năm vừa qua cũng đạt được những thành tích ấn tượng, cụ thể là Công ty đã tăng được số vòng quay các khoản phải thu, từ đó làm giảm số ngày trong kỳ thu tiền bình quân. Nhưng phía sau những thành tích đó, Công ty vẫn để tồn tại những khoản nợ quá hạn, những khoản phải thu khó đòi, minh chứng là trong năm 2012 khoản mục dự phòng các khoản phải thu khó đòi tăng 1,221,394,946 đồng so với năm 2011 lên 6,365,554,144 đồng. Đây là một con số khá lớn nhưng qua đó Công ty cũng cần phải có những biện pháp để giảm thiểu rủi ro trong việc thu hồi các khoản nợ.
Thời gian tới, công ty cần xác định lại chính sách bán chịu hợp lý, bao gồm xác định đối tượng bán chịu (Công ty nên lựa chọn những khác hàng uy tín, nhất là khách hàng truyền thống) và thời gian bán chịu, có tính đến mục tiêu mở rộng thị trường và xem xét chính sách bán chịu của đối thủ cạnh tranh. Trước khi ra quyết định bán chịu, công ty cần phân tích tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo khách hàng đủ khả năng thanh toán, chi trả khi đến hạn, không làm phát sinh các khoản phải thu khó đòi; đồng thời công ty cần xác định lại, giảm thời gian bán chịu và có mức chiết khấu thanh toán hợp lý để thúc đẩy khách hàng thanh toán sớm, giảm nhu cầu cần tài trợ cho các khoản phải thu.
Đi liền với xây dựng chính sách bán chịu phù hợp, công ty cần thường xuyên kiểm soát nắm vững tình hình nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ, theo
dõi nhắc nhở đôn đốc khách hàng thanh toán nợ khi đến hạn. Đối với các hợp đồng mua bán lớn có áp dụng bán chịu, công ty nên tính đến việc bán nợ phải thu cho công ty mua bán nợ ( VAMC, DATC ... ) để thu hồi vốn kịp thời, đáp