Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu sản xuất bông và tấm chần bông, thành phẩm tồn kho và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trong các năm gần đây, hàng tồn kho của công ty liên tục tăng với tốc độ tăng lớn hơn cả tốc độ tăng TSNH và tổng tài sản làm tỷ trọng khoản này ngày càng cao. Đó là do những năm gần đây, công ty có định hướng phát triển lĩnh vực sản xuất, lắp ráp máy nên giá trị hàng tồn kho tăng do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong lĩnh vực này. Ngoài ra tuy không phải giai đoạn mùa vụ sản xuất của Công ty nhưng do tình hình giá nguyên vật liệu có nhiều biến động nên thời điểm cuối năm, Công ty đang phải nhập một lượng nguyên vật liệu lớn để dự trữ sản xuất.
Hàng tồn kho tăng và có giá trị lớn khiến vốn của công ty bị ứ đọng, là nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Thời gian tới, công ty cần giảm lượng vốn về vật tư hàng hóa hợp lý để tăng hiệu suất sử dụng vốn vật tư hàng hóa, từ đó tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Hàng tồn kho tăng chủ yếu là chi phí SXKD dở dang trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp máy làm đệm. Theo đơn đặt hàng của khách hàng, công ty thực hiện nhập khẩu các bộ phận điều khiển, điện tử từ Hàn Quốc, Trung Quốc rồi thực hiện gia công cơ khí, lắp ráp tại xưởng cơ khí của công ty, quá trình thực hiện sản xuất, lắp ráp thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Giá trị các thiết bị nhập khẩu lớn cùng với thời gian sản xuất tương đối dài làm vốn của công ty bị ứ đọng ở khâu này. Để nâng cao hiệu suất vốn tồn kho thì công ty cần rút ngắn thời gian trong khâu sản xuất, lắp ráp máy bằng cách mỗi khi có đơn hàng mới và thiết bị nhập về, công ty cần tập trung toàn bộ đội ngũ kỹ sư, lao động lành nghề làm việc với cường độ cao, có thể bố trí thêm ca để rút ngắn thời gian hoàn thành. Đồng thời, do các sản phẩm lắp ráp có tính đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng nên số lượng rất ít, mỗi năm công ty chỉ bán được từ 3 đến 5 máy, vì vậy, công ty cần tạo nguồn cung ổn định về các loại vật tư phục vụ việc lắp ráp để tránh phải dự trữ các loại vật tư này.
Đối với các loại nguyên vật liệu dự trữ phục vụ sản xuất gòn và tấm chần gòn như fiber, resin, công ty chủ yếu phải nhập từ nước ngoài. Để có kế hoạch nhập khẩu và dự trữ nguyên vật liệu tối ưu, đáp ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần làm tốt hơn nữa công tác dự báo tình hình thị trường, nhu cầu và khối lượng các đơn đặt hàng. Đồng thời, công ty nên tiếp tục duy trì việc ký hợp đồng với các nhà cung cấp truyền thống để tránh biến động giá cả từ thị trường. Thời gian tới, với chính sách mở rộng phát triển thị trường sản xuất nguyên vật liệu và phụ liệu cho ngành may của Chính phủ, Công ty nên tăng cường việc tìm hiểu, lựa chọn nguồn nguyên liệu trong nước có chất lượng phù hợp, để thay thế nhập khẩu.
Các thiết bị cũng như nguyên vật liệu của công ty chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, giá trị lớn vì vậy để tránh rủi ro mất vốn, nhất là trong quá trình vận chuyển và bảo quản, công ty cần mua bảo hiểm đối với các loại vật tư hàng hóa này.
77
SV: Nguyễn Việt Dũng Lớp: CQ47/11.15
Trong khâu dự trữ và bảo quản, Công ty cần áp dụng chế độ thưởng phạt vật chất rõ ràng để nâng cao trách nhiệm giữ gìn, bảo quản hàng tồn kho.