Trình độ công nghệ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạch định nguồn nhân lực tại Kinh Đô (Trang 41 - 42)

Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường các sản phẩm bánh kẹo nước ngoài đã bắt đầu xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đây là thách thức lớn cho ngành sản xuất bánh kẹo của ViệtNam hiện nay.

Đứng trước tình hình đó, các doanh nghiệp đã kịp thời có những thay đổi để bắt kịp và hoà nhập với nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp đã đầu tư chú trọng rất nhiều vào sản xuất hàng công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, để dần lấy lại uy tín của mình trên thị trường cạnh tranh. Các doanh nghiệp đã từng bước và sửa chữa nâng cấp máy móc, thiết bị hiện có, mua sắm thêm mét sè dây truyền công nghệ tiên tiến của các nước… mở rộng danh mục mặt hàng bằng sản phẩm mới, củng cố và mở rộng thị trường nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bằng cách ký nhiều hợp đồng với bạn hàng để đảm bảo cung cấp đầy đủ, đúng loại nguyên liệu theo yêu cầu của sản xuất, củng cố và hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Một số công ty như Kinh Đô, Bibica... đã mạnh dạn đầu tư hàng triệu USD để nhập về các dây chuyền sản xuất bánh kẹo của châu Âu và Nhật Bản.

Họ quyết tâm chuyển đổi cơ chế sản xuất bánh kẹo trong nước từ thủ công sang công nghiệp và góp phần đẩy lùi hàng ngoại.

Cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật diễn ra nhanh chóng đã làm chu kỳ sống của công nghệ ngày càng bị rút ngắn. Đặc biệt trong các ngành sản xuất bánh kẹo thị hiếu của người dân thường xuyên thay đổi khiến doanh nghiệp phải chay đua trong việc đổi mới công nghệ. Tuy đất nước đã hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng với công nghệ mới nhưng thách thức đặt ra không chỉ dành cho chi phí đầu tư công nghệ kĩ thuật hiện đại mà còn đặt ra bài toán cho doanh nghiệp trong vấn đề nhân lực: trình độ chuyên môn nhân lực, lượng lao động dư thừa khi năng suất tăng….

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạch định nguồn nhân lực tại Kinh Đô (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w