Thông tin về hệ thống giá trị văn hoá của công ty bánh kẹo Kinh Đô

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạch định nguồn nhân lực tại Kinh Đô (Trang 35 - 39)

Văn hoá Kinh Đô là sản phẩm cơ bản tạo nên giá trị cuộc sống. Trong 10 năm qua, Công ty Kinh Đô không ngừng phát triển và đang nỗ lực trở thành một công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu VN và cả khu vực Đông Nam Á. Nói đến công ty Kinh Đô phải nói đến Bánh Trung Thu Kinh Đô.

Vì sao Kinh Đô lại có thể trở thành một thương hiệu mạnh đến vậy? Theo các chuyên gia ,đạt được những thành tựu trên, Kinh Đô đã có một nền văn hoá đặc trưng doanh nghiệp mạnh, một chiến lược hoạt động đúng đắn và bài bản. Đó là toàn bộ những nhân tố văn hoá đượcc Kinh Đô chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh rất Kinh Đô.

VH của Kinh Đô thể hiện ở 3 cấp độ:

Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp

Đến khoảng 1999, sau 4 năm đi vào hoạt động, hệ thống Kinh Đô bakery lần lượt ra đời. Được thiết kế và xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại của các nước phát triển, Kinh Đô Bakery là kênh bán hàng trực tiếp của Công ty Kinh Đô, với hàng trăm loại bánh kẹo và các sản phẩm bánh tơi,với mẫu mã bao bì hợp vệ sinh,tiện lợi và đẹp mắt, trang trí chủ yếu bằng 2 màu vàng và đỏ, vừa bắt mắt lại vừa thẩm mĩ. Thực sự đó là nơi khách hàng có thể đến lựa chọn một cách tự do và thoải mái. Đồng thời, qua đó, công ty tiếp nhận rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như phản hồi của người tiêu dùng, từ đó cải tiến và hoàn thiện sản phẩm, cung cách phục vụ của mình nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngời tiêu dùng, ngày càng củng cố chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh quyết liệt.Thực sự với chiến lược này,Kinh Đô đã thực sự đến gần với người tiêu dùng, nắm được thị hiếu và trực tiếp quảng bá hình ảnh riêng của mình. Không chỉ chú trọng đến lợi nhuận,công ty

Kinh Đô cũng luôn chú trọng đến các hoạt động giải trí, lễ hội cho công nhân viên và các hoạt động xã hội:

- Hàng năm từ năm 2004, công ty Kinh Đô đều tổ chức giải bóng đá truyền thống Kinh Đô. Hoạt động này của công ty thực sự đã tạo ra một sân chơI bổ ích để rèn luyện sức khoẻ cho CBCNV, đồng thời thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa các phòng ban, phân xưởng và các công ty thành viên trong đại gia đình Kinh Đô.Chính sách này của công ty chắc chắn sẽ thúc đẩy sự phấn khởi,hăng say làm việc hết mình của CBCNV trong toàn công ty.

- 2006:Công ty Kinh Đô phối hợp với Hội Golf HCM tổ chức giải Golf Kinh Đô Golf Tournament 2006 nhân kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế lao động 1/5. Thông qua giải này, Kinh Đô muốn lập một sân chơi thể thao lành mạnh, tạo cơ hội để giao lưu tăng cường hơn nữa giữa các nhà ngoại giao, đầu tư, doanh nghiệp và phổ biến môn thể thao rất thú vị này.

- Kinh Đô cũng là một trong những doanh nghiệp tham gia tích cực các hoạt động từ thiện xã hội.

- Trung thu năm 2003,Kinh Đô trích 500 triệu đồng ủng hộ quĩ của hội bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố HCM, đồng thời phối hợp với các cơ quan ban ngành thành phố tổ chức Tuần Lễ Vì Hạnh Phúc Trẻ Thơ

- Trung Thu 2003 từ ngày 4/9/2003 đến 11/9/2003 tại nhà hát Hoà Bình với nhiều chơng trình văn nghệ,hoạt động tặng quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn.

- Hàng năm KInh Đô đều tài trợ chính một số tiền lớn cho những chương trình từ thiện như: các chương trình giai điệu tình thương lần 6.7 ở HCM. Và còn rất nhiều những đóng góp của Kinh Đô mà chúng ta không thể kể hết được.

Thực sự một doanh nghiệp không chỉ mạnh vì thu được lợi nhuận cao mà còn thể hiện ở những đóng góp, cống hiến cho sự phát triển công bằng và bền vững của xã hội. Tất cả đều góp phần đóng góp vào việc hình thành bản sắc văn hoá của doanh nghiệp. Biểu tượng logo của công ty phần nào thể hiện rõ nét về hình tượng công ty , đơn giản nhưng lại giàu ý nghĩa:

Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh nội tại với đầy tâm huyết và lòng trung thành, tất cả vì sự nghiệp xây dựng và phát triển cả Công ty.

Tên Kinh Đô là mong muốn cả doanh nghiệp có sự lớn mạnh vững vàng, nâng cao tầm vóc và uy tín của mình trên thương trường.

Hình Ellipse đại diện cho thị trường nội địa luôn tăng trưởng, sản phẩm Kinh Đô luôn chiếm thị phần quan trọng và ổn định.

Vương miện đại diện cho thị trường xuất khẩu, sản phẩm Kinh Đô luôn hướng tới năm châu. Với sức bật trong đầu tư, tạo nên bước đột phá mới, sản phẩm sẽ ngày một vướn rộng có mặt khắp mọi nơi trên thế giới.

Cấp độ thứ 2: Những giá trị đựơc công bố:

Chiến lược: hai chiến lược chính là thực hiện chiến thuật sáp nhập, liên doanh, liên kết, hợp tác và mở rộng, đa dạng hoá ngành nghề. Mục tiêu; vị trí đứng đầu trong ngành sản xuất bánh kẹo, không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn vươn ra tầm thế giới

Triết lí kinh doanh: Kinh Đô luôn đi tìm sự khác biệt cho mình,tạo một lối đi riêng trong kinh doanh, trong phát triển sản phẩm và cả đầu tư.

Từ lúc thành lập, Kinh Đô đã có một chiến lược đúng đắn cho việc phát triển thương hiệu. Đó là cá tính và sự thiện cảm của thương hiệu. Cá tính của sản phẩm là sáng tạo không ngừng, hầu hết sản phẩm đều là lần đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam. Mỗi năm Kinh Đô chi hàng chục tỷ đồng cho việc quảng bá thương 4hiệu, trong đó có phần không nhỏ là tài trợ cho các hoạt động xã hội từ văn hoá, thể thao cho đến từ thiện, Mục đích là tạo ra sự cảm tình của thương hiệu.

Ông Trần Kim Thành-Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Kinh Đô đã phát biểu: Kinh Đô quản lý theo cung cách hội nhập. Tổng giám đốc nếu làm không tốt, không tăng thêm lợi nhuận cho cổ đông cũng sẽ bị loại. Đó quả là thách thức lớn với tôi, sợ cũng có, nhưng tôi tin rằng mình có thể vượt qua. Mục tiêu mà công ty quan tâm, đó là tập trung phát triển nguồn nhân lực để hướng tới phát triển bền vững.

Lớp học có máy tính, máy chiếu, đèn hình, bên ngoài có trà, bánh, cafe, trái cây. Không khí lớp học sôi nổi, học viên chia thành từng nhóm thảo luận, đặt câu hỏi, gỉang viên phản biện, chia sẻ kinh nghiệm.. đó là cảnh lớp học tại Trung tâm đào tạo Kinh Đô (Kinh Đô Training Center - KDT) một mô hình đào tạo trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực cuả Công ty cổ phần Kinh Đô. Ngoài ra công ty còn giữ nhân viên giỏi bằng cổ phần tại Kinh Đô.

Cấp độ thứ 3:Những nhận thức chung

Kinh Đô vẫn duy trì không khí làm việc gia đình,anh em gắn bó với nhau,người tài có quyền hưởng cồ phần của công ty, có điều kiện trải qua nhiều thử thách từ thực tiễn sinh động để trưởng thành, điều đó kích thích lòng say mê và sáng tạo. Lãnh đạo luôn phải nỗ lực để theo

kịp hội nhập, muốn thế, phải học từ đồng nghiệp, phải biết giao việc, giao quyền, giao trách nhiệm, hiểu và đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Toàn thể nhân viên,công nhân của Kinh Đô luôn làm việc hết mình vì sứ mệnh phục vụ khách hàng với những sản phẩm đầy tâm huyết, độc đáo và cá tính.

Những ảnh hưởng tích cực do nền văn hoá công ty đem lại đối với sự phát triển của công ty

Thực sự ,những thành công của Kinh Đô trong thời gian qua đã cho thấy sự đúng đắn trong chiến lược phát triển của công ty. Bằng những nét văn hoá riêng có, Kinh Đô đã tạo lập được thương hiệu trên thị trường trong nước và bắt đầu vượt ra biên giới, đến với thế giới. Đó là thành công mà có đóng góp một phần quan trọng của nền văn hoá doanh nghiệp. Có thể nói đó là một nền văn hoá mạnh mà không dễ dàng tạo dựng.

Văn hoá của doanh nghiệp đã tạo ra phong cách và bản sắc riêng của Kinh Đô ,di truyền ,bảo tồn và phát triển bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khă năng phát triển bền vững của Công ty. Đó là những giá trị cốt lõi được chắt lọc , hình thành và phát huy giá trị ngày càng cao trong quá trình hoạt động. Văn hoá của Kinh Đô đã tạo được sự thiện cảm của khách hàng đối với sản phẩm của DN, hài lòng với dịch vụ và quyết định gắn bó lâu dài với thương hiệu này. Đồng thời nó cũng tạo ra môi trường làm việc thân thiện, hiệu qủa, tạo sự gắn kết từ Tồng Giám đốc đến từng nhân viên, thống nhất ý chí và hành động, hướng các thành viên vào mục tiêu chung là phát triển doanh nghiệp bền vững, tăng sự ổn định của công ty.

Nhờ những chính sách Xã hội tích cực thì thương hiệu Kinh Đô được quảng bá sâu rộng với hình ảnh tốt, thêm chí nếu ai cha từng dùng sản phẩm Kinh Đô thì cũng biết đến nó qua những hoạt động từ thiện và tài trợ cùng với những hoạt động xã hội khác. Bên cạnh đó với chính sách nhân sự đúng đắn, Kinh Đô đã thu hút và giữ chân được những nhân tài thực sự, lòng trung thành của nhân viên được nâng cao lên hẳn.

Không khí và tác phong làm việc đã chuyên nghiệp hơn hẳn, dần thích nghi với xu thế hội nhập với quốc tế ngày nay. Như vậy thực sự Kinh Đô đã tạo lập được một nền Văn hoá doanh nghiệp mạnh, có ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của công ty.Tất nhiên vẫn còn nhiều điểm hạn chế và chưa hoàn thiện, vẫn chưa thể theo kịp với thế giới. Nhưng trong tương lai không xa, nếu Kinh Đô tiếp tục trau dồi và phát triển thêm văn hoá kinh doanh của mình thì đó là một lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chắc chắn nều công ty muốn phát triển bền vững thì xây dựng được một nền văn hoá mạnh là yếu tố không thể thiếu. Đó là điều mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thiếu để đủ sức vươn tầm ra khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạch định nguồn nhân lực tại Kinh Đô (Trang 35 - 39)