L ời cảm ơ n 4-
9.2. Hiện trạng khai thác sử dụng các dạng tài nguyên 9 6-
9.2.1. Sử dụng tài nguyên khí hậu
Tài nguyên khí hậu ven biển Kim Sơn thuận lợi cho phát triển toàn diện các ngành sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay, việc sử dụng tài nguyên này mới được thực hiện một cách tự phát, theo kinh nghiệm của người dân, ý thức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khí hậu chưa được hình thành một cách đầy đủ.
· Đối với nông nghiệp
Nông nghiệp là một lĩnh vực sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết – khí hậu. Ả hưởng của khí hậu thể hiện trước hết ở vau trò của nó trong việc xác định cơ cấu cây trồng và thời vụ canh tác ở các vùng khác nhau. Tài nguyên khí hậu tại vùng rất thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện, đa dạng.
Ven biển Kim Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh. Chính sự tồn tại của mùa đông lạnh trên nền khí hậu nhiệt đới là nhân tố cơ bản quyết định cơ cấu cây
trồng và mùa vụ sản xuất nông nghiệp. Với mùa hè nóng kéo dài có thể canh tác nhiều vụ với các cây nhiệt đới khác nhau: lạc, đỗ, ngô, khoai…Khó khăn chủ yếu trong thời kỳ này là lụt bão và các đợt rét đầu mùa và cuối mùa. Bên cạnh đó thời tiết nóng ẩm mùa hè cũng có mặt bất lợi, nó là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Trong mùa lạnh, khí hậu phù hợp phát triển các cây ôn đới và cận nhiệt đới. Trong mùa này cần chú ý tưới bổ sung cho cây trồng.
Ven biển thường có gió mạnh, vì vậy phải ưu tiên phát triển những giống cây có sức chịu đựng được bão tố, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật chắn gió, nhằm bảo vệ thảm cây trồng
Do chưa khai thác triệt để tiềm năng khí hậu nên việc chuyển đổi cơ cấu tại vùng nghiên cứu chưa thật mạnh mẽ. Trong 5 năm trở lại đây diện tích cũng như sản lượng trồng cây nông nghiệp: lúa, ngô, lương thực có hạt giảm mạnh.
· Đối với lâm nghiệp
Lâm nghiệp của huyện Kim Sơn nói chung, các xã ven biển nói riêng chưa được trú trọng phát triển.
· Đối với ngư nghiệp
Vùng bờ biển Kim Sơn có mùa nóng kéo dài từ cuối tháng 2 đến tháng 11, tương đối thuận lợi cho việc nuôi trồng các laọi hải sản nhiệt đới. Trong thực tế nghề này đã bắt đầu phát triển với năng suất tương đối cao
Khó khăn lớn nhất đối với ngư nghiệp ở đây là hoạt động của bão và gió mùa Đông Bắc. Mỗi cơn bão tràn đến thường làm cho nước biển dâng cao và sóng to, tàn phá mãnh liệt các khu vực nuôi trồng hải sản. Bên cạnh đó gió mùa Đông Bắc gây nên đợt giá rét, làm cho nhiệt độ biến động mạnh, là trở ngại lớn, làm gián đoạn việc nuôi trồng các loài cây con có nguồn gốc nhiệt đới. Vào các đợt bão, gió mùa Đông Bắc, các phương tiện đánh bắt đều phải đi tránh gió, làm giảm đáng kể sản lượng đánh bắt của ngư dân ven biển.
Mùa mưa cũng là mùa phát triển của tôm sú, tuy nhiên những trận mưa lớn không những gây ra sự phân tầng hàm lượng oxy hoà tan mà các yếu tố khác như nhiệt độ, p H, độ mặn trong nước các ao nuôi cũng thay đổi. Kết quả là sự thay đổi đột ngột nhiệt độ, độ mặn đã ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm sú và nếu trong môi trường p H chỉ đạt 4 ÷ 4,5 sẽ làm tôm sú bị chết.
Để phòng chống thiên tai, việc nuôi trồng hải sản cũng phải tiến hành theo thời vụ. Thời kỳ thuận lợi và an toàn nhất là từ tháng 4 đến tháng 6.
- 98 -
Để phát triển sản xuất với năng suất cao và bền vững, cùng với việc phòng chống thiên tai cần phải đầu tư vào khoa học kỹ thuật nuôi trồng, tạo môi trường sinh thái thuận lợi cho sự sinh trưởng của các sinh vật được nuôi.
· Đối với giao thông vận tải và công nghiệp
Các loại hình giao thông: đường bộ, đường sông, đường biển đều chịu ảnh hưởng của thời tiết. Đặc biệt với giao thông thuỷ phải đối phó với các cơn bão, giông, lốc. Do đó,cần trang thiết bị phao cứu nạn đề phòng khi bất trắc xẩy ra.. Đối với thông đường bộ, khó khăn lớn nhất là mưa lũ trong mùa hè – thu. Các trận mưa làm cầu đường hư hỏng, ách tắc giao thông.
Công nghiệp là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của thời tiết nhất, tuy nhiên cần chú ý tới cấp công trình xây dựng đủ chống chọi với bão, và lựa chọn vật liệu phù hợp với thời tiết nóng ẩm kết hợp với hàm lượng muối cao.
9.2.2. Sử dụng tài nguyên đất
Đất bãi bồi của vùng ven biển Kim Sơn rất giàu dinh dưỡng và đa dạng đảm bảo cho năng suất sinh học cao. Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng bãi bồi tại đây từ trước đến nay vẫn đang ở trạng thái tự nhiên, chưa có quy hoạch và đầu tư thích đáng.
Trước những năm của thập kỷ 80, nhân dân vùng ven biển Kim Sơn sử dụng đất bãi bồi chủ yếu để sản xuất lương thực, hoa màu, còn việc nuôi gia cầm và nuôi thuỷ sản ít được phát triển. Một công thức luôn được áp dụng trong thời gian này là: khoanh bờ, đắp vùng đưa nước ngọt từ vùng nội đồng ra để rửa mặn, bước đầu trồng cói lấn rừng ngập mặn, sau một thời gian khai thác, đất đã được cải tạo, đủ nước ngọt thì đưa lúa vào lấn cói.
Trong thời kỳđổi mới, với cơ chế thị trường, nhu cầu về sản phẩm của thị trường tăng nên đã phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Những bãi bồi trong đê, ngoài việc trồng lúa, cói, và chăn nuôi gia cầm, còn được tận dụng mặt nước để nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ. Những bãi bồi ngoài đê, cũng đã bước đầu được sử dụng để nuôi nhuyễn thể. Song do thiếu kinh nghịêm, trình độ kỹ thuật còn thấp, lại không có quy hoạch nên hiệu quả kinh tế ngày càng giảm, nhiều vùng đất ao đầm trở thành hoang hoá. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón với liều lượng cao đã gây ô nhiễm môi trường sinh thái cửa sông ven biển. Tình trạng dư thừa thuốc trong đất được nước mưa hoà tan đưa ra vùng triều làm ảnh hưởng đến điều kiện sinh sống của sinh vật và nhân dân trong vùng.
Nói chung, bãi bồi Kim Sơn trong quá trình khai thác và sử dụng đã cho nhiều kết quả tốt. Với phương thức trồng cói đã hình thành được các làng nghề thủ công chuyên sản xuất các sản phẩm chiếu cói, bao cói… như làng chiếu cói Ân Hoà, Phát
Diệm…Với phương thức nuôi trồng hải sản đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế, giải quyết cho nhiều hộ nông dân vùng ven biển thoát cảnh nghèo túng. Tuy nhiên, việc sử dụng đất bồi tại đây vẫn chủ yếu dựa trên phương thức kinh nghiệm sản xuất truyền thống. Những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của vùng đất ngập nước và tài nguyên chứa trong nó, nên hiện nay chính quyền địa phương đã tập trung bảo vệ trồng lại rừng, hệ sinh thái đang được phục hồi. Khu vực phía Đông giữa đê Bình Minh 2 và Bình Minh 3 thành lập khu kinh tế kiểu mẫu bước đầu đã cho một số kết quả tích cực.
Dựa trên niên giám thống kê huyện Kim Sơn năm 2006 có thể nêu lên một số hiện trạng sử dụng đất vùng bãi bồi Kim Sơn như sau:
Bảng 9.2 - Diện tích sử dụng đất bồi vùng ven biển Kim Sơn STT Khu vực Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích nuôi tôm (ha) Trồng cói + trồng rừng (ha) XD cơ sở hạ tầng (ha) Dân cư và CT công cộng (ha) 1 Vùng Bình Minh 1 750 230 2 Vùng Bình Minh 2 1932 1045 230 392 265 3 Vùng Bình Minh 3 1450 1052 125 273 0
9.2.3. Sử dụng tài nguyên nước
Nước mặt tại vùng ven biển Kim Sơn bị nhiễm mặn nên nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất công, nông nghiệp rất hạn chế, một mặt phải đưa dẫn nước từ các nơi chưa bị nhiễm mặn, mặt khác phải khoan nước ngầm.
Tuỳ theo tính chất và sử dụng nước có thể phân thành các nhóm như sau:
· Nước sử dụng cho sinh hoạt
Mức sử dụng nước phụ thuộc vào các yếu tố: mức sống, trang thiết bị vệ sinh, điều kiện ăn ở, khí hậu, tập quán ăn uống, sinh hoạt…
Theo số liệu thống kê, nhu cầu nước sinh hoạt của huyện Kim Sơn như sau: - Nước sinh hoạt : 23,54 . 103 m3/ngày đêm
- Nước sinh hoạt mùa lũ : 3,602 . 106 m3 - Nước sinh hoạt mùa kiệt: 4,991 . 106 m3 - Nước sinh hoạt cả năm : 8,593 . 106 m3
- 100 -
· Nước sử dụng cho nông nghiệp
Nước sử dụng cho nông nghiệp phục vụ tưới cho cây trồng là lớn nhất, chiếm trên 90% tổng lượng nhu cầu sử dụng nước:
- Lúa : Mức tưới cho vụ mùa là 6000 m3/ha, mức tưới cho vụ chiêm kể cả thau chua rửa mặn là 12000 m3/ha.
- Cây màu: 3000 m3/ha
Ngoài lượng nước sử dụng do tưới trực tiếp tại mặt ruộng còn một lượng nước khá lớn tổn thất do thấm và bốc hơi dọc theo các công trình đầu mối, ước tính khoảng 35% lượng nước tưới. Do vậy lượng nước cần cấp ở đầu mối công trình phải tính đến cả lượng nước tổn thất này.
Tuy hệ thống thuỷ nông của huyện hiện nay khá dày đặc nhưng lượng nước tưới vẫn chưa được đáp ứng nhu cầu dùng nước, nhất là vào mùa kiệt. Diện tích thiếu nước tưới do:
- Nước tưới được lấy từ sông nơi chưa bị nhiễm mặn, đường nước dẫn đến dải ven biển quá dài, hơn nữa lại là nơi cuối cùng của đường dẫn nước, mặt khác kênh mương dẫn nước hầu hết chưa được bê tông hoá nên tổn thất nhiều.
- Kênh mương dẫn nước lâu ngày vẫn chưa nạo vét, bị bồi lắng khá nghiêm trọng nên ảnh hưởng đến khả năng dẫn nước.
Bảng 9.3 - Nhu cầu sử dụng nước nông nghiệp vùng ven biển Kim Sơn
Mùa lũ Mùa kiệt
Vụ mùa Vụ chiêm Màu
Huyện Diện tích (ha) Lượng nước (106m3) Diện tích (ha) Lượng nước (106m3) Diện tích (ha) Lượng nước (106m3) Lượng nước mùa kiệt 106 m3 Lượng nước cả năm 106 m3 Kim Sơn 11811 95,7 11846 142,2 1165 3,5 205,7 301,4
· Nước sử dụng cho công nghiệp
Công nghiệp trong vùng chưa phát triển mạnh, lượng nước phục vụ cho công nghiệp tại đây chiếm khối lượng nhỏ, có thểước tính khối lượng nước dùng cho công nghiệp theo hai cách sau:
- Xác định lượng nước từ một đơn vị sản phẩm tiêu thụ. Nhưng việc xác định theo phương thức này là rất khó vì không đủ số liệu
- Xác định lượng nước sử dụng cho các ngành công nghiệp theo tốc độ phát triển, thực tế là xác định theo tổng lượng sản phẩm.
Kết quả tính toán như sau:
- Lượng nước sử dụng cho công nghiệp trong ngày đêm: 7,06 . 103 m3 - Lượng nước sử dụng cho công nghiệp trong mùa lũ: 1,081 . 106 m3 - Lượng nước sử dụng cho công nghiệp trong mùa cạn: 1,497 . 106 m3 - Lượng nước sử dụng cho công nghiệp trong cả năm: 2,578. 106 m3
9.2.4. Sử dụng tài nguyên sinh vật
Khai thác ven bờ:
Tổng diện tích bãi bồi ngoài đê Bình Minh II (cốt + 0) là 4099 ha. Trong đó diện tích ven đê Bình Minh nhân dân tự bỏ vốn ra đắp đầm nuôi trồng thủy sản là 821,4 ha. Hiện nay, tại vùng này chủ yếu nuôi trồng hải sản theo lối quảng canh tự nhiên (chiếm 90 -94 % diện tích nuôi) việc áp dụng công nghệ tiên tiến để nuôi công nghiệp chưa có, sản phẩm thu được ở vùng này chủ yếu là: Cua rèm, tôm các loại, cá bớp và một số loại hải sản khác và cói chẻ khô vì vậy hạn chế về hiệu quả kinh tế. Giá trị thu được bình quân hàng năm là 14 tỷđồng.. Rừng ngập mặn ở trong và ngoài đê bị chặt phá do đào đắp đất bờ, lấy củi làm mất nơi ở, nơi cung cáp thức ăn cho tôm cá. Gốc rễ của các cây thối rữa, bốc phèn, đáy đầm hình thành một lượng lớn H2S, NH4 và hàm lượng BOD tăng gấp 6 – 10 lần, cộng thêm nuôi trồng chưa đúng kỹ thuật: lượng thức ăn dư thừa lớn, lưu lượng trao đổi nguồn nước kém. Kết quả là sau 3 – 4 năm nuôi theo phương thức này, tôm, cua, cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm đầm nuôi làm giảm năng suất, nguồn lợi bị huỷ hoại nghiêm trọng
Kết hợp với nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ven bờ, hàng năm nhà nước có đầu tư hỗ trợ cho công tác trồng rừng phòng hộ ven biển. Cây trồng chủ yếu của vùng này là vẹt và sậy. Do là vùng đất mở vì vậy mỗi lần tiến hành quai đê lấn biển là một lần diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp lại. Tổng diện tích đất có thể trồng rừng ngập mặn được là 1700 ha. Hiện tại đã trồng được 620 ha ngoài vùng đầm tôm, với độ tuổi rừng là từ 1 - 5 tuổi.
Như vậy trong thời gian tới, vùng ven biển Kim Sơn phải xây dựng được mô hình nuôi trồng thủy sản theo phương pháp công nghiệp với một số loại hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm rảo, cua rèm, cá bớp. Tại vùng này cần xây dựng một trại ươm tôm, cá giống, đồng thời là trung tâm chuyển giao các ứng dụng công nghệ tiên tiến cho nông dân qui mô nuôi trồng thủy sản 200 ha. Sản lượng hàng năm là 200 - 300 tấn.
Khai thác xa bờ: Khai thác hải sản xa bờ của Kim Sơn là một nghề truyền thống. Song do điều kiện kinh tế và cơ chế thay đổi mấy năm gần đây nghề này bị mai một.
- 102 -
Hiện tại việc đánh bắt xa bờ của Kim Sơn còn nhỏ bé chỉ có 2 hợp tác xã đánh cá với 4 tầu; công suất máy từ 130 - 260 CV, chủ yếu ở ngư trường từ Hải Phòng đến Nghệ An, sản lượng bình quân hàng năm 600 tấn các loại. Từ nay đến năm 2010 tiếp tục phát triển thêm các hợp tác xã nông nghiệp để Kim Sơn có từ 10 - 25 tàu đánh cá, sản lượng khai thác từ 100 - 200 tấn/năm.
Có thể tóm lược tình hình khai thác sử dụng tài nguyên sinh vật trong những năm vừa qua như sau:
- Tài nguyên thực vật được sử dụng không toàn diện. Trên thực tế mới chỉ sử dụng chủ yếu với mục đích làm nhiên liệu ( gỗ,củi ) và thu nguyên liệu chế biến tanin phục vụ cho công nghiệp thuộc da, nhuộm lưới. Các dạng tài nguyên khác như dược liệu hầu như chưa được khai thác sử dụng, một số dạng như thức ăn gia súc, làm phân xanh sử dụng rất hạn chế.
- Tài nguyên thực vật khai thác không có kế hoạch lâu dài, một số dạng bị khai thác quá mức (rễ bần, trang) hoặc lợi dụng triệt để (nuôi thuỷ sản) không tính đến khả năng tái tạo bền vững của tài nguyên, do vậy tài nguyên bị cạn kiệt và suy thoái nghiêm trọng.
Nói chung: Nguồn lợi sinh vật của vùng tương đối phong phú và đa dạng về chủng loại, nhưng lại nghèo về số lượng. Cho đến nay vẫn chưa có phương thức khai thác và sử dụng hợp lý nên nguồn lợi này dẫn đến tài nguyên sinh vật ngày càng cạn kiệt. Điều này đòi hỏi cần có phương thức và giải pháp khai thác hợp lý để vừa phát triển kinh tế bền vững vừa bảo vệ và tái tạo tài nguyên sinh vật ngày một tốt hơn.
Có thể rút ra một số nguyên nhân như sau:
- Khai thác tài nguyên chưa hợp lý, thiếu quy hoạch cùng với sự nhạy cảm và biến động mạnh cả vềđiều kiện tự nhiên lẫn điều kiện kinh tế xã hội đã gây ra ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị cạn kiệt làm mất khả năng phục hồi.
- Diễn biến ở vùng cửa sông ven biển rất phức tạp, nhưng cho tới nay chưa có