Lịch sử thành tạo và phát triển 8 2-

Một phần của tài liệu Thiết kế đê bình minh 3, huyện kim sơn - tỉnh ninh bình (Trang 82 - 83)

L ời cảm ơ n 4-

8.1 Lịch sử thành tạo và phát triển 8 2-

Dựa theo hình thái địa hình, đặc điểm trầm tích và các tài liệu địa chất, địa lý có thể xác định cửa sông vùng biển Kim Sơn thuộc loại cửa sông lồi lấn biển Delta. Lịch sử thành tạo và phát triển bãi bồi ven biển Kim Sơn nằm trong lịch sử thành tạo và phát triển bãi bồi delta sông Hồng.

Nghiên cứu quá trình thành tạo và phát triển delta sông Hồng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn góp phần làm sáng tỏ quy luật cơ chế thành tạo và phát triển bãi bồi ven biển Kim Sơn. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về lịch sử phát triển địa hình đồng bằng delta sông Hồng nói chung và lịch sử phát triển địa hình delta sông Hồng nói riêng và các tác giả đều phải thừa nhận là đồng bằng delta sông Hồng thành tạo và phát triển rất phức tạp và đa dạng, thể hiện sắc nét tương tác giữa các nhân tố nội lực (kiến tạo, địa động lực hiện đại) và ngoại lực (sóng, gió, dòng chảy,…) cùng với sự tác động mạnh mẽ của bàn tay con người (hệ thống đê điều, cầu cống, đập thuỷ điện, và các công trình dân sinh quốc phòng…). Trong phạm vi nghiên cứu đồ án chỉ dừng lại ở mức độ nêu ra những nét chính về lịch sử thành tạo và phát triển delta sông Hồng có liên quan đến quá trình thành tạo và phát triển bãi bồi ven biển cửa sông.

Lịch sử thành tạo và phát triển vùng trũng Hà Nội có thể tóm lược như sau: vào cuối Neogen sang đầu Đệ tứ là thời kỳ lục địa kéo dài cho đến hết Pleistoxen trung. Trầm tích cuội, sỏi, sạn có nguồn gốc lục địa được phân bố khá rộng rãi kéo dài ra vịnh Bắc bộ. Chế độ lục địa được chấm dứt vào nửa sau Pleistoxen muộn bằng một đợt biển tiến rộng khắp đồng bằng đã để lại tầng sét dày loang lổ, có nguồn gốc biển. Đến đầu Holoxen là thời kỳ biển lùi, chế độ lục địa lại được thiết lập trên toàn đồng bằng. Qúa trình phong hoá xảy ra mạnh mẽ đã để lại tầng laterit và tầng than bùn. Trầm tích Aluvi phân bố khá phong phú trên đồng bằng với thành phần chủ yếu là sét, cát, cuội. Đến Holoxen trung biển tiến lần cuối sau đó lùi dần. Diện tích đồng bằng từ đó cho đến nay càng được mở rộng do quá trình biển lùi từ từ và được phù sa sông bồi

đắp đã tạo ra hàng loạt bãi bồi cao trong đó có bãi bồi huyện Kim Sơn, tại đây hiện tượng kéo dài lục địa vẫn tiếp tục diễn ra với tốc độ 80 ÷ 100 m/ năm.

Một phần của tài liệu Thiết kế đê bình minh 3, huyện kim sơn - tỉnh ninh bình (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)