L ời cảm ơ n 4-
9.1 Tiềm năng các loại hình tài nguyên thiên nhiên bãi bồi ven biển Kim Sơ n 90-
9.1.1 Tài nguyên khí hậu
Trong những năm gần đây, vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề hàng đầu được đặt ra trong hầu hết các dự án phát triển của bất cứ lãnh thổ nào. Chính vì vậy, hướng nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của các vùng lãnh thổ khác nhau ngày càng được chú trọng và phát triển ở nước ta. Việc xem xét điều kiện khí hậu nhất là sinh khí hậu như một tài nguyên phục vụ cho mục đích đánh giá tổng hợp, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và quy hoạch các vùng lãnh thổ khác nhau mang tính cấp thiết. Nghiên cứu khí hậu có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng khi xác định và bố trí cơ cấu cây trồng nông, lâm nghiệp hợp lý trên cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của điều kiện sinh khí hậu đối với nhu cầu sinh lý, sinh thái của các loại cây trồng vật nuôi.
Khí hậu huyện Kim Sơn thuộc loại sinh khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, có mùa lạnh dài 2 tháng, mưa vừa, mùa khô trung bình. Chi tiết được nêu trong chương 2. Với loại hình khí hậu này, vùng bãi bồi Kim Sơn khá thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản cũng như tổ chức gieo trồng lương thực, thực phẩm trên cơ sở quai đê lấn biển cải tạo đất.
9.1.2 Tài nguyên đất
Bãi bồi ven biển là những vùng đất mới, luôn luôn biến động dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và con người. Đây là vùng đất tiềm năng của huyện cũng như tỉnh Ninh Bình, nếu biết khai thác hợp lý sẽ mang lại giá trị kinh tế vô cùng to lớn. Nhưng nếu khai thác không hợp lý, không phù hợp với quy luật tự nhiên thì sẽđể lại hậu quả và tác hại to lớn.
Đất bồi ven biển Kim Sơn chủ yếu do phù sa sông Hồng mang lại nên rất màu mỡ. Đất có bản chất nâu tươi, có phản ứng trung tính hoặc ít chua, hàm lượng Ca++ cao, có sự phối hợp hài hoà giữa các cấp hạt, tỷ lệ sét 20 ÷ 30% cùng với tỷ lệ limon thích hợp chiếm khoảng 50% làm cho tỷ lệ cấu tượng viên bền trong nước rất cao (75%). Đây là loại đất thành phần cơ giới thịt trung bình, pH trung tính 6,5 ÷ 6,7, giàu cation kiềm thổ, khả năng trao đổi cation 14 ÷ 25 lđl/100g đất, hàm lượng hữu cơ trung bình 1,3 ÷ 2, trung bình đạt 0,12% đấu giầu lân, kali tổng số và dễ tiêu, độẩm trung bình đạt trên dưới 18% (sức giữ nước tối đa từ 32 ÷ 35 %)
9.1.3 Tài nguyên khoáng sản
Tại khu vực ven biển Kim Sơn hầu như không có tài nguyên khoáng sản, chỉ có trong diện tích sình lầy như vùng nông trường Bình Minh, vật chất hữu cơ cũng như điều kiện địa chất - địa mạo thích hợp để có thể tạo thành than bùn, tuy nhiên do tác động của con người nên than bùn đã không thành tạo được.
9.1.4 Tài nguyên nước mặt
a. Đặc điểm nguồn nước
Vùng ven biển Kim Sơn có đặc điểm quan trọng là lượng nước nhận được chủ yếu là từ thượng nguồn đưa về còn nguồn nước tại chỗ không đáng kể. Tổng lượng mưa năm tại đây khoảng 386 triệu m3 nước
Mùa kiệt nước trong sông rất ít, nguồn nước được duy trì chủ yếu do nước ngầm cung cấp, nên tạo điều kiện cho nước triều xâm nhập vào sâu trong đất liền. Vì vậy vùng cửa sông ven biển mùa kiệt chịu ảnh hưởng của chếđộ thuỷ văn biển mạnh hơn thuỷ văn sông. Các cửa sông là nơi gặp gỡ giữa nước sông và nước biển, sự tương tác động lực giữa nước sông và nước biển diễn ra liên tục theo chu kỳ triều. Tuy lưu lượng dòng triều không trực tiếp sử dụng được cho nông nghiệp, dân sinh và công nghiệp nhưng dòng triều đã tạo ra thế nước để các công trình thuỷ lợi có thể hớt phần nước ngọt phía trên của dòng triều để đưa vào sử dụng (khi triều lên) và tiêu nước khi triều rút. Đồng thời thế nước thuỷ triều cũng là một yếu tố quan trọng trong giao thông thuỷ ở vùng cửa sông ven biển. Vì vậy có thể xem thuỷ triều là một dạng tài nguyên nước mặt.
Qua phân tích trên có thể thấy, tài nguyên nước mặt của vùng rất dồi dào tuy nhiên bị nhiễm mặn và chiếm một tỷ lệ khá lớn. Nguồn nước ngọt cung cấp cho sản xuất tưới tiêu và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.
Nguồn nước mặt ở đây rất thích hợp cho nuôi trồng thủy - hải sản có thể coi là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế tại vùng. Vì vậy vấn đềđặt ra đối với việc
- 92 -
sử dụng có hiệu quả của nguồn nước mặt là hạn chế tối đa các hoạt động làm gây ô nhiễm nguồn nước của các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…
b. Môi trường nước
Môi trường nước mưa
Nước mưa có độ khoáng dao động từ 20 ÷ 160 mg/l. Theo các tài liệu phân tích thành phần nước mưa của Nguyễn Toàn Thắng, Bùi Đạt Trâm thì thành phần ion chủ yếu của nước mưa bao gồm: Cl-, SO4-2, HCO3-, NO3-, Na+, K+, Ca+2, Mg+2…
Nhìn chung nguồn nước mưa ở vùng ven biển Kim Sơn chưa bị nhiễm bẩn, là nguồn nước có thể sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
Môi trường nước mặt
Môi trường nước ven biển Kim Sơn có thành phần hoá học rất đa dạng do nó không những phụ thuộc vào thành phần nước sông, nước biển mà còn phụ thuộc vào cả chếđộ dòng chảy trong sông và chếđộ thuỷ triều vùng biển. Mặt khác sự tương tác giữa nước mặn và nước ngọt đã hình thành những barie địa hoá làm cho các thành phần của nước vùng cửa sông bị biến đổi. Đồng thời sự hoạt động kinh tế mạnh mẽ của con người ở vùng cửa sông đã gây ra những tác động ảnh hưởng đến môi trường nguồn nước.
Qua các tài liệu khảo sát của Phân viện Tài nguyên nước và Môi trường, Viện Địa lý thực hiện có thểđánh giá về chất lượng nước dải ven biển như sau:
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình hoá lý xảy ra trong nước, nó ảnh hưởng lớn đến đời sống các vi sinh vật, vi khuẩn trong nước. Nhiệt độ của nước thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ không khí.
Vùng ven biển Kim Sơn nằm trong khu vực gió mùa có mùa đông lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè rõ rệt.
Nhiệt độ nước về mùa đông có xu thế tăng dần từ trong sông ra ngoài khơi từ 18 – 210 vì thường mùa đông nhiệt độ nước trong sông thấp hơn nhiệt độ nước biển. Gradient nhiệt độ nước trong sông thấp hơn nhiệt độ nước biển. Gradient nhiệt độđạt 0,10 theo xu thế nhiệt độ giảm dần trong mùa đông khi tiến sâu vào trong sông và đạt 180 tại ngưỡng cửa sông.
Mùa hè nhiệt độ nước dao động từ 27 ÷ 290 thay đổi theo xu thế ngược lại: giảm dần từ trong sông ra biển, do mùa hè nước biển có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nước sông. Sự chênh lệch này là không đáng kể .
* Độđục nước biển:
Độ đục nước biển biểu hiện mức độ ngăn trở ánh sáng xuyên qua do các chất lơ lửng gây ra. Nước có độ đục lớn chứng tỏ có chứa nhiều cặn bẩn. Độ đục làm giảm khả năng quang hoá trong nước, dẫn đến các tầng sâu bên dưới có hiện tượng yếm khí sinh ra các chất khí độc hại có ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Độ đục vùng bãi biển cửa sông Đáy khá lớn, thay đổi theo mùa và phân bố phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Mùa đông:
Lòng dẫn cửa sông độ đục, dao động từ 100 ÷ 140 mg/l theo quy luật tăng dần về phí biển cho tới ngưỡng cửa sông. Tại ngưỡng cửa sông độ đục có thể đạt đến giá trị lớn hơn 150 mg/l.
Vùng cửa sông từ ngưỡng cửa sông đến độ sâu 5 m về phía biển độđục giảm đi một cách rõ rệt. Từđộ sâu 10 m trở ra độđục thường nhỏ hơn 100 mg/l.
Mùa hè:
Mùa hè độđục thay đổi rất phức tạp, dao động từ 100 ÷ 550 mg/l
Do lượng nước và lượng phù sa mùa này trong sông đưa ra lớn nên dòng nước đục đưa ra khá xa, nhất là khi thuỷ triều xuống dòng phù sa ra tới trên 10 km. Tại đây độ đục có thểđạt tới 150 mg/l, có khi lớn hơn. Ngoài độ sâu 10 m độđục giảm đi đáng kể nhưng cũng có nơi đạt được 100 mg/l.
* Độ pH
Độ pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của sinh vật. Cần xác định giới hạn pH trong đó sinh vật có thể phát triển. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá trình đông tụ hoá học, sát trùng làm mềm nước và kiểm soát ăn mòn.
Độ pH của khu vực nghiên cứu biến thiên từ 6,5 ÷ 8,5 thuộc loại kiềm yếu là khoảng thích hợp cho các sinh vật. Nói chung pH trong khu vực nằm trong giới hạn cho phép.
* Độ mặn
Vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều của biển nên nước bị nhiễm mặn. Độ mặn của vùng cửa sông có xu thế giảm dần từ ngoài biển vào sâu trong cửa sông, và thay đổi rõ rệt theo mùa.
Mùa kiệt nước sông ít, thuỷ triều vào sâu trong sông làm độ nhiễm mặn của nước sông tăng. Mùa lũ nước chảy mạnh đẩy nước biển ra cửa sông, độ mặn sông giảm đi
- 94 -
đáng kể. Tại cửa sông Đáy độ mặn đo được vào mùa đông thay đổi từ 0,06 ÷ 9,4 %0 , tăng dần từ trong sông ra biển.
* Nồng độ oxy hoà tan (DO), nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) và nhu cầu oxy hoá học ( COD)
Tất cả các sinh vật đều phụ thuộc vào oxy dưới dạng nào đó để duy trì các quá trình trao đổi chất để sinh sản và phát triển. DO là yếu tố quyết định các quá trình phân huỷ sinh học, các chất ô nhiễm diễn ra trong điều kiện háo khí hay yếm khí. Nếu phân huỷ do các vi sinh vật yếm khí thực hiện thì sẽ tạo ra các sản phẩm có tính độc hại. Còn sự phân huỷ do vi sinh háo khí thực hiện thì sản phẩm tạo ra thường không độc hại. Muốn sinh vật háo khí chiếm ưu thế chiếm ưu thế trong hoạt động phân huỷ thì phải tạo được điều kiện háo khí.
Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân huỷ các chất hữu cơ trong điều kiện háo khí. Do đó lượng oxy tiêu hao trong quá trình oxy hoá sinh học và lượng chất hữu cơ có mối liên hệ chặt chẽ, vì vậy BOD là một chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm môi trường nước, nó thể hiện cường độ ô nhiễm của các chất thải sinh hoạt và công nghiệp được xả vào nguồn nước tiếp nhận nước thải .
Nhu cầu oxy hoá học (COD) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hoàn toàn chất hữu cơ bẳng chất ôxy hoá mạnh tính bằng mg/l. Do đó COD cũng là một yếu tố để đánh giá ô nhiễm môi trường nước
- Nồng độ oxy hoà tan: hàm lượng oxy hoà tan trong nước thay đổi rất mạnh mẽ theo thời gian trong năm, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là nhiệt độ nước. Mùa đông, nhiệt độ thấp, hàm lượng oxy hoà tan trong nước đạt mức trung bình DO = 3,3 ÷ 14,1 mg/l. Mùa lũ lượng oxy hoà tan đạt mức thấp nhất, trung bình từ 0,6 ÷ 2,5 mg/l. Do vào mùa này lượng phù sa lơ lửng trong nước lớn, hơn nữa khi nhiệt độ tăng quá trình phân huỷ sinh học của các chất ô nhiễm dưới tác dụng của các vi khuẩn háo khí của lớp nước trên mặt hoạt động mạnh làm tiêu hao một lượng lớn oxy hoà tan trong nước.
- Nồng độ BOD5: nồng độ BOD5 nhìn chung có giá trị nhỏ, phần lớn từ 1 ÷ 3,64 mg/l. Nồng độ BOD5 thay đổi theo thời gian trong năm: về mùa lũ, giá trị BOD5 khá lớn tuy nhiên nhỏ hơn so với mùa đông.
- Nồng độ COD : nồng độ COD xác định được thường < 10 mg/l, nằm trong giới hạn cho phép.
* Các thành phần hoá học khác
Bảng 9.1 - Các thành phần hoá học khác trong nước vùng bãi bồi Kim Sơn
Nhóm các cation và anion chủ yếu Nhóm các yếu tố kim loại nặng Nhóm các hợp chất hữu cơ Na+, Mg+2, Ca+2, K+, Cl- ,SO4-2, CO3-2 HCO3-, Fe, Zn, Cu, Al, As, Ag NH4+ NO3- NO2- - Lớn hơn nhiều so với nước sông. - Mùa lũ nhỏ hơn mua kiệt. - Nồng độ nhỏ, - Mùa kiệt có nồng độ lớn hơn →Đảm bảo yêu cầu sử dụng nước - Mùa kiệt: 0,1 mg/l - Mùa lũ : 0,27 mg/l → Chưa bị nhiễm bẩn NH4+ - Mùa kiệt: 0 ÷ 0,5 mg/l - Mùa lũ : 0,03 ÷ 0,32 mg/l → Chưa bị nhiễm bẩn NO3- - Mùa kiệt: 0 ÷ 0,1 mg/l - Mùa lũ : 0,028 ÷ 0,1 mg/l → Bắt đầu có dấu hiệu nhiễm bẩn
Tóm lại : Chất lượng nước sông, biển vùng cửa sông Đáy, ven biển Kim Sơn chưa bị ô nhiễm, có đủđiều kiện cung cấp cho các hoạt động, nông, ngư nghiệp, phát triển kinh tế vùng.
9.1.5 Tài nguyên nước ngầm
Trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm khu vực Kim Sơn, Ninh Bình là 316.055 m3 / ngày.
Tuy nhiên chất lượng nước ngầm tại đây có chất lượng không cao, các giếng khoan sâu vài chục mét phổ biến là loại nước có chất lượng kém. Nước thường có màu vàng phớt, mùi tanh sắt, được lấy từ lớp cát hạt trung bình màu vàng dày 20 ÷ 30 m nằm trên lớp sét gắn kết chặt.
Thành phần hoá học của nước ngầm, lấy mẫu tại nhà khách UBND huyện Kim Sơn, giếng khoan 101 m được biểu diễn bởi công thức Cuôclôp như sau:
10 13 73 3 27 71 284 . 1 Ca Mg Na HCO Cl M
Nhìn chung chất lượng nước dưới đất của khu vực Kim Sơn không tốt lắm về tính chất vật lý, hàm lượng sắt hơi cao.
- 96 -
9.1.6Tài nguyên sinh vật
Thảm thực vật: Gồm 3 loài cây trồng chiếm diện tích chủ yếu là: Vẹt, cói, sậy, ngoài ra bãi triều còn có cỏ ngạn mọc tự nhiên, ô rô, cóc kèn. Vùng trong đê Bình Minh II có cây lấy gỗ: Bạch Đàn, cây ăn quả... (vẹt 800 ha, cói 100 ha...).
Nguồn lợi thủy sản: Gồm có thực vật nổi, có các loại tảo khuê, tảo gấp; động vật nổi có tôm bột, cá bột, lưỡng trúc, chân chèo...; sinh vật đáy và nhuyễn thể có ngao, vọp, sò huyết... Theo kết quả khảo sát cho thấy: Hai loài đặc sản ngao, vọp có phân bố ở bãi triều có độ sâu 0 m hải đồ cho tới 1,5 m trên 0 m hải đồ. Mật độ của vọp có nơi tới 80 con/m2. Nguồn lợi ngao vọp có trữ lượng khá lớn, lại phân bố tập trung thành bãi thuận lợi cho việc khai thác. Tuy nhiên thời gian khai thác được phụ thuộc vào ngày nước thuỷ triều và mùa vụ. Thường thì một tháng chỉ có 6 – 10 ngày (những ngày triều cường) và một năm chỉ có 6 tháng là khai thác thuận
Riêng tôm cá giống gồm có: Tôm rảo, tôm moi, tôm rui, tôm càng... mùa mưa có 36,5 con/m3 hàng năm có 150 ngày có thể mở cống lấy giống tôm, năng suất tôm rảo khai thác tự nhiên100-120 kg/ha/năm. Ngoài tôm còn có cua rèm năng suất tự nhiên 30 - 50 kg/ha, cá giống có bống trắng, cá trích, cá cơm... ngoài ra còn có cá bớp xuất hiện tương đối nhiều. Vùng đất bùn, cát còn có con ngao và vọp có trữ lượng lớn phân bổở bãi triều cao độ +0m.
Các loài động vật khác có chim di cư về trú đông như: Ngỗng trời, vịt trời, còn có