Tài nguyên nước mặt 9 1-

Một phần của tài liệu Thiết kế đê bình minh 3, huyện kim sơn - tỉnh ninh bình (Trang 91 - 95)

L ời cảm ơ n 4-

9.1.4. Tài nguyên nước mặt 9 1-

a. Đặc đim ngun nước

Vùng ven biển Kim Sơn có đặc điểm quan trọng là lượng nước nhận được chủ yếu là từ thượng nguồn đưa về còn nguồn nước tại chỗ không đáng kể. Tổng lượng mưa năm tại đây khoảng 386 triệu m3 nước

Mùa kiệt nước trong sông rất ít, nguồn nước được duy trì chủ yếu do nước ngầm cung cấp, nên tạo điều kiện cho nước triều xâm nhập vào sâu trong đất liền. Vì vậy vùng cửa sông ven biển mùa kiệt chịu ảnh hưởng của chếđộ thuỷ văn biển mạnh hơn thuỷ văn sông. Các cửa sông là nơi gặp gỡ giữa nước sông và nước biển, sự tương tác động lực giữa nước sông và nước biển diễn ra liên tục theo chu kỳ triều. Tuy lưu lượng dòng triều không trực tiếp sử dụng được cho nông nghiệp, dân sinh và công nghiệp nhưng dòng triều đã tạo ra thế nước để các công trình thuỷ lợi có thể hớt phần nước ngọt phía trên của dòng triều để đưa vào sử dụng (khi triều lên) và tiêu nước khi triều rút. Đồng thời thế nước thuỷ triều cũng là một yếu tố quan trọng trong giao thông thuỷ ở vùng cửa sông ven biển. Vì vậy có thể xem thuỷ triều là một dạng tài nguyên nước mặt.

Qua phân tích trên có thể thấy, tài nguyên nước mặt của vùng rất dồi dào tuy nhiên bị nhiễm mặn và chiếm một tỷ lệ khá lớn. Nguồn nước ngọt cung cấp cho sản xuất tưới tiêu và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.

Nguồn nước mặt ở đây rất thích hợp cho nuôi trồng thủy - hải sản có thể coi là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế tại vùng. Vì vậy vấn đềđặt ra đối với việc

- 92 -

sử dụng có hiệu quả của nguồn nước mặt là hạn chế tối đa các hoạt động làm gây ô nhiễm nguồn nước của các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…

b. Môi trường nước

Môi trường nước mưa

Nước mưa có độ khoáng dao động từ 20 ÷ 160 mg/l. Theo các tài liệu phân tích thành phần nước mưa của Nguyễn Toàn Thắng, Bùi Đạt Trâm thì thành phần ion chủ yếu của nước mưa bao gồm: Cl-, SO4-2, HCO3-, NO3-, Na+, K+, Ca+2, Mg+2…

Nhìn chung nguồn nước mưa ở vùng ven biển Kim Sơn chưa bị nhiễm bẩn, là nguồn nước có thể sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.

Môi trường nước mặt

Môi trường nước ven biển Kim Sơn có thành phần hoá học rất đa dạng do nó không những phụ thuộc vào thành phần nước sông, nước biển mà còn phụ thuộc vào cả chếđộ dòng chảy trong sông và chếđộ thuỷ triều vùng biển. Mặt khác sự tương tác giữa nước mặn và nước ngọt đã hình thành những barie địa hoá làm cho các thành phần của nước vùng cửa sông bị biến đổi. Đồng thời sự hoạt động kinh tế mạnh mẽ của con người ở vùng cửa sông đã gây ra những tác động ảnh hưởng đến môi trường nguồn nước.

Qua các tài liệu khảo sát của Phân viện Tài nguyên nước và Môi trường, Viện Địa lý thực hiện có thểđánh giá về chất lượng nước dải ven biển như sau:

* Nhiệt độ:

Nhiệt độ là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình hoá lý xảy ra trong nước, nó ảnh hưởng lớn đến đời sống các vi sinh vật, vi khuẩn trong nước. Nhiệt độ của nước thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ không khí.

Vùng ven biển Kim Sơn nằm trong khu vực gió mùa có mùa đông lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè rõ rệt.

Nhiệt độ nước về mùa đông có xu thế tăng dần từ trong sông ra ngoài khơi từ 18 – 210 vì thường mùa đông nhiệt độ nước trong sông thấp hơn nhiệt độ nước biển. Gradient nhiệt độ nước trong sông thấp hơn nhiệt độ nước biển. Gradient nhiệt độđạt 0,10 theo xu thế nhiệt độ giảm dần trong mùa đông khi tiến sâu vào trong sông và đạt 180 tại ngưỡng cửa sông.

Mùa hè nhiệt độ nước dao động từ 27 ÷ 290 thay đổi theo xu thế ngược lại: giảm dần từ trong sông ra biển, do mùa hè nước biển có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nước sông. Sự chênh lệch này là không đáng kể .

* Độđục nước biển:

Độ đục nước biển biểu hiện mức độ ngăn trở ánh sáng xuyên qua do các chất lơ lửng gây ra. Nước có độ đục lớn chứng tỏ có chứa nhiều cặn bẩn. Độ đục làm giảm khả năng quang hoá trong nước, dẫn đến các tầng sâu bên dưới có hiện tượng yếm khí sinh ra các chất khí độc hại có ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Độ đục vùng bãi biển cửa sông Đáy khá lớn, thay đổi theo mùa và phân bố phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Mùa đông:

Lòng dẫn cửa sông độ đục, dao động từ 100 ÷ 140 mg/l theo quy luật tăng dần về phí biển cho tới ngưỡng cửa sông. Tại ngưỡng cửa sông độ đục có thể đạt đến giá trị lớn hơn 150 mg/l.

Vùng cửa sông từ ngưỡng cửa sông đến độ sâu 5 m về phía biển độđục giảm đi một cách rõ rệt. Từđộ sâu 10 m trở ra độđục thường nhỏ hơn 100 mg/l.

Mùa hè:

Mùa hè độđục thay đổi rất phức tạp, dao động từ 100 ÷ 550 mg/l

Do lượng nước và lượng phù sa mùa này trong sông đưa ra lớn nên dòng nước đục đưa ra khá xa, nhất là khi thuỷ triều xuống dòng phù sa ra tới trên 10 km. Tại đây độ đục có thểđạt tới 150 mg/l, có khi lớn hơn. Ngoài độ sâu 10 m độđục giảm đi đáng kể nhưng cũng có nơi đạt được 100 mg/l.

* Độ pH

Độ pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của sinh vật. Cần xác định giới hạn pH trong đó sinh vật có thể phát triển. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá trình đông tụ hoá học, sát trùng làm mềm nước và kiểm soát ăn mòn.

Độ pH của khu vực nghiên cứu biến thiên từ 6,5 ÷ 8,5 thuộc loại kiềm yếu là khoảng thích hợp cho các sinh vật. Nói chung pH trong khu vực nằm trong giới hạn cho phép.

* Độ mặn

Vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều của biển nên nước bị nhiễm mặn. Độ mặn của vùng cửa sông có xu thế giảm dần từ ngoài biển vào sâu trong cửa sông, và thay đổi rõ rệt theo mùa.

Mùa kiệt nước sông ít, thuỷ triều vào sâu trong sông làm độ nhiễm mặn của nước sông tăng. Mùa lũ nước chảy mạnh đẩy nước biển ra cửa sông, độ mặn sông giảm đi

- 94 -

đáng kể. Tại cửa sông Đáy độ mặn đo được vào mùa đông thay đổi từ 0,06 ÷ 9,4 %0 , tăng dần từ trong sông ra biển.

* Nồng độ oxy hoà tan (DO), nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) và nhu cầu oxy hoá học ( COD)

Tất cả các sinh vật đều phụ thuộc vào oxy dưới dạng nào đó để duy trì các quá trình trao đổi chất để sinh sản và phát triển. DO là yếu tố quyết định các quá trình phân huỷ sinh học, các chất ô nhiễm diễn ra trong điều kiện háo khí hay yếm khí. Nếu phân huỷ do các vi sinh vật yếm khí thực hiện thì sẽ tạo ra các sản phẩm có tính độc hại. Còn sự phân huỷ do vi sinh háo khí thực hiện thì sản phẩm tạo ra thường không độc hại. Muốn sinh vật háo khí chiếm ưu thế chiếm ưu thế trong hoạt động phân huỷ thì phải tạo được điều kiện háo khí.

Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân huỷ các chất hữu cơ trong điều kiện háo khí. Do đó lượng oxy tiêu hao trong quá trình oxy hoá sinh học và lượng chất hữu cơ có mối liên hệ chặt chẽ, vì vậy BOD là một chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm môi trường nước, nó thể hiện cường độ ô nhiễm của các chất thải sinh hoạt và công nghiệp được xả vào nguồn nước tiếp nhận nước thải .

Nhu cầu oxy hoá học (COD) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hoàn toàn chất hữu cơ bẳng chất ôxy hoá mạnh tính bằng mg/l. Do đó COD cũng là một yếu tố để đánh giá ô nhiễm môi trường nước

- Nồng độ oxy hoà tan: hàm lượng oxy hoà tan trong nước thay đổi rất mạnh mẽ theo thời gian trong năm, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là nhiệt độ nước. Mùa đông, nhiệt độ thấp, hàm lượng oxy hoà tan trong nước đạt mức trung bình DO = 3,3 ÷ 14,1 mg/l. Mùa lũ lượng oxy hoà tan đạt mức thấp nhất, trung bình từ 0,6 ÷ 2,5 mg/l. Do vào mùa này lượng phù sa lơ lửng trong nước lớn, hơn nữa khi nhiệt độ tăng quá trình phân huỷ sinh học của các chất ô nhiễm dưới tác dụng của các vi khuẩn háo khí của lớp nước trên mặt hoạt động mạnh làm tiêu hao một lượng lớn oxy hoà tan trong nước.

- Nồng độ BOD5: nồng độ BOD5 nhìn chung có giá trị nhỏ, phần lớn từ 1 ÷ 3,64 mg/l. Nồng độ BOD5 thay đổi theo thời gian trong năm: về mùa lũ, giá trị BOD5 khá lớn tuy nhiên nhỏ hơn so với mùa đông.

- Nồng độ COD : nồng độ COD xác định được thường < 10 mg/l, nằm trong giới hạn cho phép.

* Các thành phần hoá học khác

Bảng 9.1 - Các thành phần hoá học khác trong nước vùng bãi bồi Kim Sơn

Nhóm các cation và anion chủ yếu Nhóm các yếu tố kim loại nặng Nhóm các hợp chất hữu cơ Na+, Mg+2, Ca+2, K+, Cl- ,SO4-2, CO3-2 HCO3-, Fe, Zn, Cu, Al, As, Ag NH4+ NO3- NO2- - Lớn hơn nhiều so với nước sông. - Mùa lũ nhỏ hơn mua kiệt. - Nồng độ nhỏ, - Mùa kiệt có nồng độ lớn hơn →Đảm bảo yêu cầu sử dụng nước - Mùa kiệt: 0,1 mg/l - Mùa lũ : 0,27 mg/l → Chưa bị nhiễm bẩn NH4+ - Mùa kiệt: 0 ÷ 0,5 mg/l - Mùa lũ : 0,03 ÷ 0,32 mg/l → Chưa bị nhiễm bẩn NO3- - Mùa kiệt: 0 ÷ 0,1 mg/l - Mùa lũ : 0,028 ÷ 0,1 mg/l → Bắt đầu có dấu hiệu nhiễm bẩn

Tóm lại : Chất lượng nước sông, biển vùng cửa sông Đáy, ven biển Kim Sơn chưa bị ô nhiễm, có đủđiều kiện cung cấp cho các hoạt động, nông, ngư nghiệp, phát triển kinh tế vùng.

Một phần của tài liệu Thiết kế đê bình minh 3, huyện kim sơn - tỉnh ninh bình (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)