Phân loại các vùng trắng

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Xử lý ảnh phát hiện khuôn mặt người (Trang 54)

CHƯƠNG 2: PHÁT HIỆN MẶT NGƯỜI DỰA TRÊN MÀU DA

2.2.4. Phân loại các vùng trắng

Hình 2.19: Vị trí của khâu phân loại vùng trắng trong phương pháp

Phân loại các vùng trắng tức là xác định xem vùng trắng nào là mặt.

Đầu vào của khâu này là danh sách các vùng trắng đã được tìm ra từ khâu trước, đầu ra là tọa độ các vùng mặt lọc ra từ danh sách vùng trắng đó.

Để xác định một vùng trắng có phải là mặt không dựa trên 2 tiêu chí:

• Tỉ lệ kích thước của vùng.

• Tỉ lệ số điểm trắng trên tổng số điểm trong vùng. * Tỉ lệ kích thước:

Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng tỉ lệ kích thước giữa chiều cao và chiều rộng của khuôn mặt con người là xấp xỉ nhau giữa những người khác nhau, và xấp xỉ một giá trị đặc biệt, đó là tỉ lệ vàng: + ≈

2 5

1 1,618. Tất nhiên không thể chính xác hoàn toàn. Do đó ta phải đặt ra một sai số cho phép delta đối với tỉ lệ vàng. Khi đó, tỉ lệ thỏa mãn nếu rơi vào dải: tỉ lệ vàng ± delta. Giá trị delta được xác định từ thực nghiệm. Không có giá trị delta tốt cho mọi ảnh, giá trị delta này có thể tốt cho ảnh này (giúp phát hiện ra khuôn mặt), nhưng lại không tốt cho ảnh khác. Do đó, ta sẽ chọn ra giá trị delta tốt cho nhiều ảnh nhất.

* Tỉ lệ số điểm trắng:

Hình 2.20: Trường hợp phát hiện nhầm nếu chỉ dựa vào tỉ lệ kích thước

Ta thấy ngay, vùng này (vùng gồm 2 đoạn thẳng) thỏa mãn về tỉ lệ kích thước cao/rộng, nhưng nó không phải là khuôn mặt. Do đó, ta cần thêm tiêu chí về tỉ lệ số điểm trắng để loại bỏ những trường hợp này. Tiêu chí này như sau: yêu cầu tỉ lệ số điểm trắng trong vùng phải lớn hơn 1 giá trị ngưỡng cho trước. Cũng như giá trị delta ở trên, giá trị này cũng được xác định bằng thực nghiệm và ta sẽ chọn giá trị tốt trong nhiều trường hợp nhất.

Tuy nhiên vẫn còn tình huống nữa như:

Hình 2.21: Trường hợp phát hiện nhầm nếu không có cận trên của tỉ lệ điểm trắng

Rõ ràng vùng trắng trên thỏa mãn cả về tỉ lệ kích thước lẫn tỉ lệ số điểm trắng, nhưng nó không phải là mặt. Bởi vì ta biết rằng mặt người có dạng hình elip (bao bằng đường cong) nên không thể chiếm đầy toàn bộ hình chữ nhật bao nó được, có nghĩa là giá trị tỉ lệ số điểm trắng của vùng khuôn mặt cũng có giới hạn trên. Vì vậy, ta cũng đặt thêm một giá trị cận trên trong tiêu chí về tỉ lệ số điểm trắng.

Hình 2.22: Kết quả phân loại vùng trắng. Từ trái sang phải: danh sách vùng trắng, phân loại theo tỉ lệ kích thước, phân loại theo cả kích thước và tỉ lệ điểm trắng

Hình thứ 3 là kết quả khi ta chọn detal = 0,6 và cận dưới của tỉ lệ điểm trắng là 0,6; cận trên là 1 (không giới hạn trên). Hình thứ 2 là kết quả nếu ta chỉ căn cứ vào tỉ lệ kích thước mà không căn cứ vào tỉ lệ điểm trắng, ta thấy ngay rất nhiều cái nhầm. Trong hình có 2 khuôn mặt, nhưng chỉ phát hiện được 1, vì khuôn mặt kia bị các vùng da khác dính vào như tay của người bên cạnh làm không thỏa mãn các tiêu chí xét duyệt.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Xử lý ảnh phát hiện khuôn mặt người (Trang 54)