CHƯƠNG 2: PHÁT HIỆN MẶT NGƯỜI DỰA TRÊN MÀU DA
2.2.1.1. Công thức màu da
Công thức này đã được giới thiệu ở chương 1 (mục 1.3.4.1). Công thức được các tác giả C. Garcia, G. Zikos, G. Tziritas đưa ra. Công thức được xây dựng trên cả hệ màu YCrCb và HSV. Trong phương pháp của ta chỉ sử dụng công thức trên hệ màu YCrCb. Công thức như sau:
Hình 2.3: Sự phân bố các điểm màu da trong không gian YCrCb
Qua hình vẽ, ta thấy ngay, các điểm màu da phân bố rất gọn trong không gian màu YCrCb. Đó là lý do vì sao ta chọn công thức trên hệ màu này. So sánh với trên không gian màu HSV:
Hình 2.4: Sự phân bố các điểm màu da trong hệ màu HSV
Rõ ràng trên không gian màu HSV, các điểm màu da rất phân tán.
Trở lại với công thức, ta đã biết, khi chuyển sang hệ màu YCrCb từ RGB, trong công thức chuyển đổi có các tham số là Kr và Kb. Các giá trị của các tham số này phụ thuộc vào chuẩn được chọn (như BT601, BT709). Vậy trong công thức các tác giả sử dụng chuẩn nào? Đó là chuẩn cũ BT601, với Kb=0,114; Kr=0,299. Công thức chuyển đổi:
Trong đó:
• R, G, B thuộc [0,1].
• Y thuộc [0,1].
• Pr, Pb thuộc [-0,5;0,5].
Sau khi xác định được chuẩn chuyển đổi rồi thì cũng mới chỉ tính được các giá trị analog còn gọi là YPrPb, với Y thuộc [0; 1]; Pr, Pb thuộc [-0.5; 0.5], còn trong công thức là các giá trị số YCrCb (các số nguyên), tức là phải thêm 1 bước rời rạc hóa nữa. Ở đây, ta sẽ chuyển đổi giải giá trị cho các thành phần Y, Pr, Pb bằng cách nhân chúng với 256. Như vậy, Y sẽ có giá trị trong đoạn [0; 256]; Cr, Cb sẽ có giá trị trong đoạn [-128; 128].
Tóm lại, các bước thực hiện như sau: với mỗi điểm trong ảnh màu, ta sẽ lấy về các giá trị R, G, B của nó. Sau đó, tính các giá trị YPrPb theo chuẩn BT601. Tiếp theo nhân các giá trị YPrPb vừa tính được với 256, được các giá trị YCrCb tương ứng. Cuối cùng áp dụng công thức ở trên.