Phân tích các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh trà vinh (2009-2011) (Trang 42 - 45)

Vinh

Bảng 2.9. Các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của MHB Trà Vinh qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 2010/2009 2011/20010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A Tổng thu nhập Tr. VND 95.442 124.127 169.219 28.685 30,05 45.092 36,32 B Tổng chi phí Tr. VND 86.437 113.921 150.148 27.484 31,80 36.227 31,80 C Lợi nhuận ròng Tr. VND 9.005 10.206 19.071 1.201 13,34 8.865 86,86 D Tổng tài sản Tr. VND 870.720 915.132 956.810 44.412 5,10 41.678 4,55 E TS có sinh lời Tr. VND 829.461 849.552 871.119 20.091 2,42 21.567 2,54 F Thu nhập lãi Tr. VND 93.991 119.133 166.074 25.142 26,74 46.941 39,40 G Chi phí lãi Tr. VND 71.249 87.806 129.098 16.557 23,24 41.292 47,03 1 ROA(C/D) % 1,03 1,12 1,99 0,09 0,87

2 Tỷ suất lợi nhuận (LNR/TTN) % 9,43 8,22 11,27 (1,21) 3,05

3 Hệ số chênh lệch thu nhập lãi % 2,61 3,42 3,86 0,81 0,44

4 Hệ số sử dụng tài sản (TTN/TTS) % 10,96 13,57 17,69 2,61 4,12

( Nguồn: Phòng kế toán MHB chi nhánh Trà Vinh)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):

Chỉ số này đo lường khả năng sinh lời của tài sản, nó nói lên số lợi nhuận ròng thu được trên một đơn vị tài sản có. Qua bảng số liệu ta thấy, chỉ số này khá cao và đều tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể năm 2009 là 1,03%, năm 2010 là 1,12% và năm 2011 là 1,99%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả tốt, có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản truớc những biến động của nền kinh tế. ROA tăng cho thấy Ngân hàng phải trả chi phí cho nguồn vốn huy động ít hơn và ngược lại. Tuy nhiên nếu chỉ số này quá cao thì Ngân hàng sẽ phải lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận.

Tsuất lợi nhuận trên doanh thu:

Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy, qua ba năm tỷ số này biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự giảm sau đó lại tăng. Năm 2009 là 9,43%, năm 2010 là 8,22%, giảm 1,21% so với năm 2009. Sang năm 2011, chỉ số này là 11,27%, tăng 3,05% so với năm 2010, nguyên nhân chỉ số này giảm là do tốc độ tăng của thu nhập (30,05%) thấp hơn tốc độ tăng của chi phí (31,80%). Đến năm 2011, chỉ số này đã có có sự chuyển biến ngược lại, tăng cao hơn so với năm 2010, nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí vẫn giữ nguyên ở mức 31,80% nhưng thu nhập thì có sự gia tăng mạnh (36,32%) mà chủ yếu là thu từ các HĐTD. Tỷ số này cho ta biết hiệu quả của một đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi nhuận, tức cứ 100 đồng thu nhập sẽ tạo ra được 9,43 đồng lợi nhuận ở năm 2009; 8,22 đồng lợi nhuận ở năm 2010 và 11,27 đồng lợi nhuận ở năm 2011. Tuy tỷ số này có giảm ở năm 2010 nhưng vẫn còn đạt ở mức khá cao. Để đạt được điều này là nhờ Chi nhánh đã có những biện pháp tích cực trong việc tăng thu nhập như áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi đối với những khách hàng thân thiết, lâu năm,... Ta có thể thấy, thu nhập tăng thì lợi nhuận cũng tăng lên rất nhiều, điều này cho thấy Ngân hàng đã rất linh hoạt trong mối quan hệ giữa thu nhập và lợi nhuận. Tuy nhiên, Ngân hàng cần cố gắng hơn nữa làm sao cho giảm thiểu chi phí mà lợi nhuận luôn tăng đều qua các năm để đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định cho Ngân hàng.

Hệ số chênh lệch thu nhập lãi:

Chỉ tiêu này đo lường khả năng quản lý tài sản trong việc tạo ra lợi nhuận ròng và mức lãi ròng biên tế. Tiền lãi ròng khi cho vay là phần thu nhập lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB Trà Vinh. Do đó, việc theo dõi mức lãi biên tế là cần thiết cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, bởi vì căn cứ vào đó có thể dự đoán khả năng sinh lãi của Ngân hàng.

Tỷ số này cho biết Ngân hàng sẽ nhận được bao nhiêu đồng thu nhập ròng khi đầu tư một đồng vốn vào các đối tượng sinh lời từ lãi suất.

Trong 3 năm qua, ta thấy tỷ số này tăng lên một cách rõ rệt, chứng tỏ khả năng quản lý tài sản hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận ròng từ tài sản sinh lời của Ngân hàng. Cụ thể, năm 2009 tỷ số này là 2,61%, đến năm 2010 tăng lên 3,42%, tăng 0,81% so với năm 2009 và tỷ số này tiếp tục tăng đến mức 3,86% ở năm 2011, tăng 0,44% so với năm 2010. Sở dĩ tỷ lệ này tăng là do tốc độ tăng của thu nhập lãi ròng hàng năm đều tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của chi phí lãi và tổng tài sản. Chính vì vậy mà hệ số chênh lệch thu nhập lãi luôn tăng qua các năm.

Hệ số sử dụng tài sản:

Chỉ số này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Ngân hàng. Nếu chỉ số này cao chứng tỏ Ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả, tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của Ngân hàng.

Nhìn chung, hệ số sử dụng tài sản của Ngân hàng trong 3 năm qua tăng khá rõ nét. Năm 2009, hệ số này là 10,96%. Sang năm 2010 là 13,57%, tăng 2,61% so với năm 2009. Đến năm 2011, con số này tiếp tục lên đến mức 17,69%, tăng 4,12% so với năm 2011. Chỉ số này phản ánh cứ 100 đồng tài sản có của Ngân hàng đem đi đầu tư sẽ thu được 10,96 đồng lợi nhuận năm 2009; 13,57 đồng lợi nhuận năm 2010 và 17,69 đồng lợi nhuận năm 2011. Với xu hướng phát triển như thế, cho thấy Ngân hàng đã có nhiều cố gắng gia tăng nguồn vốn hoạt động và có sự điều động linh hoạt các khoản mục sinh lời ngày càng hợp lý để tạo ra thu nhập ngày càng nhiều hơn.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh trà vinh (2009-2011) (Trang 42 - 45)