Phân tích nghiệpvụ tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh trà vinh (2009-2011) (Trang 27 - 34)

Bảng 2.5. Tình hình hoạt động tín dụng của MHB Trà Vinh ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh số cho vay Ngắn hạn 1.297.794 1.396.565 1.153.474 98.771 7,61 (243.091) (17,40) Trung, dài hạn 233.853 209.438 201.694 (24.145) (10,32) (7.744) (3,70) Tổng 1.531.647 1.606.003 1.355.168 74.356 4,85 (250.835) (15,62) Doanh số thu nợ Ngắn hạn 1.234.094 1.363.453 935.134 129.359 10,48 (428.319) (31,41) Trung, dài hạn 118.694 220.226 400.771 101.532 85,54 180.545 81,98 Tổng 1.352.788 1.583.679 1.335.905 230.891 17,07 (247.774) (15,65) Dư nợ Ngắn hạn 534.471 567.583 785.923 33.112 6,20 218.340 38,47 Trung, dài hạn 272.193 261.405 62.328 (10.788) (3,96) (199.077) (76,16) Tổng 806.664 828.988 848.251 22.324 2,77 19.263 2,32 Nợ quá hạn Ngắn hạn 12.499 2.939 4.581 (9.560) (76,49) 1.642 55,87 Trung, dài hạn 7.951 20.926 28.087 12.975 163,19 7.161 34,22 Tổng 20.450 23.865 32.668 3.415 16,70 8.803 36,89

( Nguồn: Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Trà Vinh)

Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân Ngân hàng. Bởi vì, hoạt động cấp tín dụng đã tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng, để từ đó hoàn trả lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn, vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.

Doanh số cho vay:

Việc cho vay xây dựng nhà ở là một trong những chủ trương lớn nhất của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh nhằm mục đích ngói hóa nông thôn, giúp người dân có chỗ ở để họ an tâm sản xuất. Chính vì vậy mà Ngân hàng luôn tăng cường công tác tín dụng để có thể tăng DSCV và giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Cụ thể, DSCV của MHB Trà Vinh qua các năm như sau:

Biểu đồ 2.4. Tình hình DSCV của MHB Trà Vinh qua 3 năm

Qua biểu đồ ta thấy DSCV tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2009 DSCV là 1.531.647 triệu đồng. Trong đó, chủ yếu là cho vay ngắn hạn, chiếm 1.297.794 triệu đồng; phần còn lại là cho vay trung và dài hạn. Sang năm 2010,

DSCV có sự tăng trưởng đạt 1.606.003 triệu đồng, tăng 74.356 triêu đồng, tương đương 4,85% so với năm 2009. Tuy ở năm 2010, DSCV trung và dài hạn có sự sụt giảm chỉ còn 209.438 triêu đồng, giảm 24.145 triệu đồng so với năm trước nhưng vì DSCV ngắn hạn tăng đến 98.771 triệu đồng nên đã làm tổng DSCV tăng. Nguyên nhân là do trong năm này Ngân hàng đã cơ cấu lại các khoản cho vay, chủ yếu là chuyển sang cho vay ngắn hạn bổ sung nguồn vốn sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà ở hay cho vay đầu tư vào những dự án nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đó, khung lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh tương đối linh hoạt ở từng mức vay cụ thể nên đã góp phần làm tăng DSCV. Bước sang năm 2011, DSCV giảm là do các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu huy động vốn, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn vì ngày càng có nhiều Ngân hàng hoạt động trên địa bàn, cạnh tranh về lãi suất cho vay, nhiều Ngân hàng sẵn sàng cho vay tín chấp đối với khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh luôn thận trọng trong việc cấp tín dụng, nâng cao công tác thẩm định, sàng lọc khách hàng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng vì trong tình trạng có ít khách hàng để lựa chọn thì rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Mặt khác, việc phát hành cổ phiếu huy động vốn của các công ty cổ phần đã làm giảm nhu cầu vay vốn tín dụng. Những lý do đó làm DSCV năm 2011 giảm 15,62% so với năm 2010, chỉ đạt 1.355.168 triệu đồng, giảm 250.835 triệu đồng. Trong đó, DSCV ngắn hạn giảm 243.091 triệu đồng, phần còn lại là do sự sụt giảm của DSCV trung và dài hạn.

Doanh số thu nợ:

Ngoài DSCV thì DSTN cũng là một chỉ tiêu khá quan trọng, đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng, khả năng thu nợ càng cao thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng đạt hiệu quả. Cho vay mà khộng thu hồi được nợ như dự kiến thì ảnh hường rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng, do đó vấn đề thu nợ cần phải được quan tâm hàng đầu, các cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhỡ khách hàng trả nợ khi đến hạn nhằm hạn chế tối đa trường hợp NQH. Cho vay và thu nợ đúng hạn thì đồng vốn mới được xoay chuyển nhanh, hoạt động của Ngân hàng mới đạt hiệu quả.

Biểu đồ 2.5. Tình hình DSTN của MHB Trà Vinh qua 3 năm

Nhìn vào biểu đồ ta dễ dàng nhận thấy, trong tổng DSTN thì DSTN ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao. Cụ thể, ở năm 2009 tổng DSTN là 1.352.788 triệu đồng, trong đó DSTN ngắn hạn đã chiếm 1.234.094 triệu đồng. Sang năm 2010, tổng DSTN đạt 1.583.679 triệu đồng, tăng 230.891 triệu đồng, tương đương tăng 17,07% so với năm 2009, trong đó DSTN ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế, đạt 1.363.453 triệu đồng, tăng 18,48%, DSTN trung và dài hạn cũng tăng 85,54%, tương đương tăng 101.523 triệu đồng. Sở dĩ DSTN tăng so với năm trước là do khách hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích và sinh lợi nên khả năng hoàn trả vốn cho Ngân hàng là rất cao. Mặt khác, là do Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác giám sát, theo dõi và thu hồi nợ đối với các khoản vay đến hạn nên đã làm tổng DSTN tăng. Nhưng đến năm 2011 thì DSTN lại có bước sụt giảm, chỉ còn 1.335.905 triệu đồng, giảm 247.774 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ giảm là 15,65%, trong đó DSTN ngắn hạn giảm mạnh, chỉ đạt 935.134 triệu đồng, giảm 428.319 triệu đồng, tương đương giảm 31,41% so với năm 2010; mặc dù DSTN trung và dài hạn ở thời kỳ này có tăng, đạt 400.771 triệu đồng, tăng đến 180.545 triệu đồng so với năm trước nhưng vẫn không đủ để làm cho tổng DSTN tăng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do các cán bộ tín dụng đã hoàn thành tốt công tác thẩm định và hầu hết các dự án dài hạn của khách hàng đều khả thi và làm ăn có hiệu quả nên khách hàng đã trả nợ đúng hạn; còn về DSTN ngắn hạn, là

do ở năm 2011 DSCV giảm nên DSTN cũng giảm theo, điều này cũng hợp lý vì thông thường thì cho vay theo thời hạn như thế nào thì thu nợ theo thời hạn như thế ấy.

Dư nợ:

Chỉ tiêu DN có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. DN bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó sẽ tỷ lệ thuận với DSCV và tỷ lệ nghịch với DSTN, điều này có nghĩa là công tác thu nợ đạt hiệu quả bao nhiêu thì số dư nợ càng ít bấy nhiêu. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của Ngân hàng như thế nào. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của một Ngân hàng. Các Ngân hàng có mức DN cao thường là các Ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng.

Biểu đồ 2.6. Tình hình DN của MHB Trà Vinh qua 3 năm

Nhìn chung, DN tại MHB Trà Vinh có sự gia tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể, DN năm 2009 là 806.664 triệu đồng, trong đó DN ngắn hạn đạt 534.471 triệu đồng, còn lại là DN trung và dài hạn. Sang năm 2010, DN có sự tăng trưởng khá ổn định, đạt 828.988 triệu đồng, tăng 22.324 triệu đồng, tương đương tăng 2,77% so với năm 2009. Trong đó, DN ngắn hạn tăng 6,20%, đạt 567.583 triệu đồng; ngược lại DN trung và dài hạn có sự sụt giảm 3,96%, chỉ đạt 261.405 triệu đồng,

giảm 10.788 triệu đồng so với năm 2009, nhưng tỷ lệ giảm này thấp hơn tỷ lệ tăng của DN ngắn hạn nên tổng DN vẫn tăng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng đã chú trọng đầu tư phát triển các ngành chủ lực của tỉnh như ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, bên cạnh đó, Ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế tại địa phương để kịp đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Đến năm 2011, tình hình DN của Ngân hàng tiếp tục gia tăng, tổng DN đạt 848.251 triệu đồng, tăng 819.263 triệu đồng so với năm 2010, với tỷ lệ tăng là 2,32%. Trong đó, DN ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế, đạt 785.923 triệu đồng, tăng 218.340 triệu đồng, tương đương tăng 38,47% so với năm 2010, tuy ở năm 2011 DSCV có giảm nhưng DSTN cũng giảm khá mạnh nên DN vẫn tăng; ngược lại với DN ngắn hạn, DN trung và dài hạn ở năm 2011 có chiều hướng giảm, chỉ còn 62.328 triệu đồng, giảm 199.077 triệu đồng, ứng với tỷ lệ là 76,16%, nguyên nhân là do DSCV giảm nhưng DSTN lại tăng cao nên đã làm giảm DN. Mặc dù DN trung và dài hạn ở năm 2011 có giảm nhưng nhìn chung tổng DN của Ngân hàng vẫn tăng liên tục qua 3 năm chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã và đang có bước tăng trưởng rõ nét.

Nợ quá hạn:

Vấn đề nợ quá hạn luôn là mối lo đối với tất cả cán bộ làm công tác tín dụng cũng như các nhà lãnh đạo ngân hàng, bởi vì việc thẩm định giải quyết một món vay đã khó, thu hồi đầy đủ gốc lẫn lãi còn là công việc khó khăn hơn. Thông thường các khách hàng đều vay trả sòng phẳng, uy tín. Tuy nhiên cũng không ngoại trừ trường hợp có một số khách hàng chây ỳ để phát sinh NQH thậm chí trở thành nợ tồn động, đây là rủi ro tín dụng mà bất cứ Ngân hàng nào cũng gặp phải. Mỗi một Ngân hàng đều có NQH nhưng mức độ cao hay thấp và có thể chuyển thành rủi ro hay không là tùy thuộc vào đặc điểm quản lý, phương thức cho vay và xử lý nợ vay của Ngân hàng đó. Cũng như các NHTM khác, MHB Trà Vinh cũng phát sinh NQH và được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.7. Tình hình NQH của MHB Trà Vinh qua 3 năm

Qua biểu đồ ta thấy, tình hình NQH của MHB Trà Vinh có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 tổng NQH là 20.450 triệu đồng, trong đó NQH ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao đạt 12.499 triệu đồng; còn trung và dài hạn chỉ chiếm 7.951 triệu đồng. Sang năm 2010, NQH là 23.865 triệu đồng, tăng 3.415 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,70%. Nguyên nhân là do NQH trung và dài hạn trong kỳ này tăng đến 163,19%, đạt 20.926 triệu đồng, tăng 12.975 triệu đồng so với năm 2009 nên dù NQH ngắn hạn đã giảm mạnh chỉ còn 2.929 triệu đồng, giảm đến 9.560 triệu đồng so với năm trước nhưng tổng NQH vẫn còn cao. Đến năm 2011, NQH lại tiếp tục có chiều hướng tăng cả trong ngắn hạn lẫn trung và dài hạn. Cụ thể, NQH ngắn hạn đạt 4.581 triệu đồng, tăng 1.642 triệu đồng, tương đương tăng 55,87% so với năm 2010; còn NQH trung và dài hạn với đà tăng mạnh đã đạt đến con số 28.087 triệu đồng, tăng 7.161 triệu đồng so với năm 2010 với tỷ lệ 34,22% nên đã làm cho tổng NQH của Ngân hàng lên đến 32.668 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng là do trong thời kỳ này nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động. Mặt khác, các khách hàng có NQH chủ yếu tập trung ở vùng sâu, vùng xa, họ thường không có ý thức hợp tác hoặc cố tình chậm trễ việc trả nợ cho Ngân hàng. Do đó Ngân hàng cần tăng cường công tác thu hồi nợ hơn nữa để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bởi vì NQH dù phát sinh từ nguyên

nhân nào đi chăng nữa cũng đều chứa đựng rủi ro và có thể gây mất vốn cho Ngân hàng.

Trên thực tế người vay không trả được nợ đúng hạn thì có thể gây ra nhiểu ảnh hưởng khác nhau đối với Ngân hàng, giả sử Ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn thì sự chậm trễ trả nợ vay sẽ gây thêm áp lực cho khả năng chi trả. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng Ngân hàng phải thực hiện một loạt các biện pháp để thu hẹp các tài sản có khác để cải thiện khả năng chi trả. Ngược lại, khi ngân hàng đang ứ động về vốn thì việc chậm trả nợ của khách hàng tạm thời không ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng, tuy nhiên đây vẫn là mối nguy hại cần phải xử lý ngay.

Bất cứ một Ngân hàng nào dù thừa vốn hay thiếu vốn khi tiến hành cấp tín dụng đều mong muốn thu được nợ và lãi đúng hạn, khi đó nghiệp vụ cấp tín dụng mới được xem là hoàn tất và Ngân hàng mới đạt được mục đích của mình là tạo ra được lợi nhuận từ việc cấp tín dụng. Để giảm bớt khả năng phát sinh NQH thì ngoài việc Ngân hàng tiến hành thẩm định đúng và đầy đủ các thủ tục trước khi cấp tín dụng còn phải kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, quản lý tốt công tác thu hồi nợ. Tất cả các công việc này cần được thực hiện chặt chẽ trong suốt thời gian vay vốn của khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh trà vinh (2009-2011) (Trang 27 - 34)