Nguyên nhân của các tồn tạ

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại nhno & ptnt chi nhánh đông bình – nam định (Trang 44 - 48)

4.1.3.1. Nguyên nhân khách quan

a. Do môi trường kinh tế xã hội

Trong những năm vừa qua, ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng Đông Bình nói riêng thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh có nhiều khó khăn do tình hình thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh vật nuôi, cây trồng gia tăng, tình trạng thiếu điện diễn ra thường xuyên khiến cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương gặp nhiều khó khăn, bị đình trệ. Thiên tai, bệnh dịch ảnh hưởng lớn đến ngành sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản – những ngành có dư nợ tín dụng khá cao của Chi Nhánh. Năm 2008,2009 và 2010 là những năm mà trên cả nước và địa phương nói riêng liên tiếp diễn ra các dịch bệnh ở gia súc: bệnh lợn tai xanh, bệnh lở mồm long móng ở trâu bò… nên các hộ chăn

nuôi lớn có vay vốn của ngân hàng bị thiệt hại nặng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Năm 2009 và 2010 mưa to kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10 cùng với tình trạng nhiệt độ tăng cao vào tháng 4,5,6 đã khiến cho nhiều ao hồ nuôi trồng thủy sản bị mất trắng, các hộ trồng hoa màu bị mất mùa, chất lượng sản phẩm kém chất lượng nên các hộ không có khả năng trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó là những biến động phức tạp của của giá cả thị trường đặc biệt là giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, đồng thời phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt trong những tháng cuối năm nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương làm gia tăng rủi ro tín dụng cho Chi Nhánh cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng trở lên khó khăn và khó lường trước được.

Mặt khác tình hình kinh tế của Huyện tuy đã khởi sắc nhưng nền sản xuất nông nghiệp còn mang tính độc canh, thế mạnh thủy sản ở vùng biển địa phương chưa được khai thác hết tiềm năng. Địa bàn hoạt động là thị trường nông nghiệp, nông thôn rủi ro lớn, món vay nhỏ, khách hàng đông, trình độ dân trí còn hạn chế, không đồng đều.

b. Môi trường pháp lý

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ nhưng các văn bản pháp luật cũng như chính sách vẫn chưa hoàn thiện và đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế. Chẳng hạn như các văn bản pháp luật về hệ thống kế toán áp dụng đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam mới chỉ tuân thủ khoảng 50 % chuẩn mực kế toán quốc tế. Đặc biệt kiểm toán theo chuẩn mực Việt Nam và theo chuẩn mực quốc tế có sự khác biệt ở một số chỉ tiêu như số liệu dự phòng rủi ro tín dụng, nguồn vốn chủ sở hữu.

Hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường các công cụ phái sinh chưa thực sự phát triển, hệ thống các quy định pháp luật về vấn đề này chưa tạo được một hành lang pháp lý để các NHTM hoạt động. Đây cũng chính là một

trong những nguyên nhân dẫn đến Chi Nhánh chưa sử dụng các công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro tín dụng.

Sự hợp tác ở các NHTM vẫn còn hạn chế, các ngân hàng chưa thực sự lien kết với nhau trong công tác trao đổi thong tin đặc biệt là thông tin tín dụng, vẫn còn hiện tượng một khách hàng vay được ở nhiều ngân hàng mà sử dụng một tài sản thế chấp ở tất cả các ngân hàng mà khách hàng đó vay.

4.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan

a. Từ phía ngân hàng

Thứ nhất, Chi Nhánh là đơn vị có nguồn vốn huy động thấp chỉ đạt 40% trên tổng dư nợ còn lại là vốn vay của ngân hàng cấp trên tới 60%, nên gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn để cho vay.

Thứ hai, quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của ngân hàng còn nhiều sơ hở, sai sót nên chưa thể giám sát được hết việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ. Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nên mặc dù phương án cho vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả hưng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền dó vào những mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất.

Thứ ba, là do đội ngũ cán bộ tín dụng vẫn còn hạn chế như đã nêu trên nên quản trị rủi ro tín dụng vẫn còn gặp những khó khăn bởi yếu tố con người là trung tâm, nền tảng để phát hiện, đánh giá kịp thời những rủi ro tín dụng nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất tín dụng.

Thứ tư, về cơ cấu cho vay. Trong cơ cấu cho vay của Chi Nhánh hiện nay vẫn còn chú trọng vào các ngành chịu ảnh hưởng nhiều vào thời tiết như nông nghiệp và nuôi trồng, chế biến thủy sản. Những ngành này có nhiều rủi ro do phụ thuộc vào thời tiết nhưng chi nhánh vẫn chua có nhiều phương án kết hợp để hỗ trợ những ngành này do đó hoạt động tín dụng còn nhiều rủi ro.

Thứ năm, hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa đạt hiệu quả cao, còn chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý rủi ro tín dụng. Cán bộ thuộc bộ phận kiểm tra nội bộ tại Chi Nhánh cũng là nhân viên công tác tại Chi Nhánh nên công tác kiểm tra phần nào mất đi tính độc lập. Do đó các báo cáo kiểm tra nội bộ vẫn chưa trở thành thông tin đáng tin cậy cho hoạt động quản lý rủi ro.

b. Từ phía khách hàng

Thứ nhất, do khách hàng ở khu vực nông thôn nên phần lớn trình độ dân trí còn thấp, chưa biết tính toán, dự án không có hiệu quả, sản phẩm khó tiêu thụ đối với một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ hoặc nông sản (càng được mùa thì giá càng thấp) hoặc không tìm được thị trường tiêu thụ.

Thứ hai, là tình trạng các vay hộ nhau giữa các hộ, sử dụng vốn sai mục đích, một số khách hàng chây ì, trốn nợ, thậm chí có một số khách hàng vướng vào các tệ nạn xã hội.

Thứ ba, đối với các doanh nghiệp thì khả năng quản lý và sử dụng các khoản vay còn thấp. Điều này bắt nguồn từ sự hạn chế và về vốn và điều hành dự án. Khả năng điều hành kém khiến cho nhiều dự án lúc mới lập ra thì thấy khả thi nhưng khi bắt đầu triển khai thì không thực hiện dẫn đến thua lỗ mất khả năng trả nợ.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại nhno & ptnt chi nhánh đông bình – nam định (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w