100% Có 0% Không
3.4 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Đông Bình – Nam Định Đông Bình – Nam Định
3.4.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHN0 & PTNT chi nhánh Đông Bình –Nam Định Nam Định
Để biết được hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Trong 3 năm từ 2008 -2010 có thực sự tốt hay không ta cần nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của Chi nhánh dưới đây.
3.4.1.1 Nợ quá hạn
Theo quyết định 493/ 2005/QĐ – NHNN, nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc và hoặc lãi đã quá hạn. Một khách hàng có nhiều
khoản vay mà chỉ một khoản vay quá hạn thì các khoản vay khác mặc dù chưa đến hạn thanh toán cũng bị chuyển sang nợ quá hạn. Sau đây sẽ xem xét chỉ tiêu nợ quá hạn tại Chi nhánh NHNo & PTNT theo 2 tiêu thức: nợ quá hạn theo thời hạn và nợ quá hạn theo ngành kinh tế.
Bảng 1.2 Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tại Chi Nhánh
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
NQH (ngắn hạn ) = A 1215 1025 545
Dư nợ ngắn hạn = B 136362 133254 127818
Tỉ lệ NQH (ngắn hạn) = A/ B 0.89% 0.77% 0.43 %
NQH (trung, dài hạn)=C 624 500 200
Dư nợ trung, dài hạn= D 40225 47318 53759
Tỉ lệ NQH ( trung, dài hạn) = C/ D 1.55% 1.06% 0.37 %
Tổng NQH = F 1839 1525 745
Tổng dư nợ cho vay = E 176587 180572 181577
Tỉ lệ NQH = F/E 1.04% 0.84% 0.41%
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh NHNo &PTNT chi nhánh Đông
Bình – Nam Định )
Qua bảng số liệu ta thấy: năm 2008, NQH là 1839 triệu đồng, tỉ lệ nợ quá hạn là 1.04%. Năm 2009, NQH là 1525 triệu đồng giảm 314 đồng so với năm 2008, tuy nhiên tỉ lệ NQH vẫn ở mức cao bằng 0.84% tổng dư nợ. So sánh với tốc độ tăng trưởng tín dụng chúng ta có thể thấy:
Bảng 1.3 Tương quan tốc độ tăng trưởng tín dụng và gia tăng NQH
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tốc độ tăng trưởng tín dụng 3.15% 2.25% 0.55%
Tốc độ gia tăng NQH -17.07% -51.14%
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Đông Bình – Nam Định )
Trong giai đoạn 2008 đến năm 2010, dự nợ tín dụng của Chi Nhánh tăng trưởng khá ổn định trong khoảng từ 0.5% đến 3.5%. Nhưng đi đôi với tăng
trưởng tín dụng là NQH lại giảm xuống. Tỉ lệ NQH giảm dần qua các năm điều này chứng tỏ đi kèm với sự tăng trưởng tín dụng ở mức cao thì chất lượng tín dụng vẫn được bảo đảm, công tác quản lí nợ tại Chi Nhánh đã được chú trọng thích đáng đem lại hiệu quả rõ rệt khi đẩy mạnh cho vay. Và do đó rủi ro rín dụng của Chi Nhánh đã có phần giảm đi nhưng vẫn còn ở mức cao. Tình trạng rủi ro tín dụng tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao này bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, từ khi NHNN ban hành quyết định 493/ 2005/QĐ- NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ thì các khoản nợ được phân loại lại và có nhiều thay đổi so với các năm trước. Đến ngày trả lãi hàng tháng mà khách hàng không trả được nợ lãi hay gốc thì khoản nợ đó sẽ bị chuyển sang nợ loại 2, từ đó làm tăng các khoản nợ quá hạn.
Thứ hai là Chi Nhánh ở địa phương vùng nông thôn nên đối tượng cho vay chủ yếu là các hộ gia đình phục vụ cho sản xuất, chăn nuôi, tiêu dùng và phát triển nông nghiệp nông nghiệp nông thôn. Nhưng một số năm gần đây tình hình dịch bệnh thiên tai, mất mùa đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các hộ gia đình và hộ kinh doanh. Đặc biệt là đối với các đối tượng nghèo, chính sách, mặc dù đã được ngân hàng hỗ trợ lãi theo chính sách của Đảng và Nhà Nước nhưng khi gặp phải rủi ro thiên tai cũng khó có khả năng trả nợ. Ngoài ra trong 2 năm gần đây có nhiều biến động, giá cả hàng hóa leo thang các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất …cộng thêm với trình độ kinh doanh của người dân địa phương còn hạn chế cũng đã tác động gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các hộ sản xuất kinh doanh. Do vậy mà nợ quá hạn ở Chi Nhánh tuy giảm đi nhưng vẫn còn ở mức cao. Từ đó có thể ghi nhận những cố gắng và hiệu quả của Chi Nhánh
Chúng ta có thể nhìn thấy diễn biến nợ quá hạn trong ba năm theo biểu đồ sau : Biểu đồ 1.4 : Tỉ trọng nợ quá hạn, ngắn hạn, trung và dài hạn
Tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn đã có xu hướng tăng dần trong ba năm, trong khi đó nợ quá hạn trong cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm đều. Năm 2008, NQH trong cho vay ngắn hạn mới chỉ chiếm 66.07% thì sang năm 2009 đã lên tới 67.21% và 2010 là 73.15% tổng nợ quá hạn. Trong cơ cấu của Chi Nhánh, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn (tương đương 70% tổng dư nợ cho vay) so với trung và dài hạn. Mà dư nợ cho vay ngắn hạn có chiều hướng giảm xuống qua 3 năm trong khi tỉ trọng NQH ngắn hạn lại có chiều hướng gia tăng. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh chưa được đảm bảo. Chất lượng tín dụng ngắn hạn chưa cao bắt nguồn từ sự biến động của nền kinh tế cũng như sự biến động thất thường của thời tiết ảnh hưởng đến một số ngành nông nghiệp và chăn nuôi. b. Dư nợ quá hạn theo ngành kinh tế
Việc phân tích thực trạng cho vay theo ngành kinh tế giúp sẽ cho thấy được tình hình tập trung NQH ở các ngành nghề, mục đích vay vốn, nguyên nhân và từ đó Chi Nhánh sẽ phân bổ vốn tín dụng vào các ngành hợp lý hơn để vừa tối đa hóa lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay.
Chỉ Tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền (trd) Tỉ lệ NQH (%) Số tiền (trd) Tỉ lệ NQH (%) Số tiền (trd) Tỉ lệ NQH (%) Nông nghiệp 701.58 38.15 613.81 40.25 343.89 46.16 Nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản 371.66 20.21 336.11 22.04 179.69 24.12
Tiểu thủ công nghiệp 276.95 15.06 217.16 14.24 74.87 10.05 Kinh doanh dịch vụ 170.48 9.27 159.36 10.45 93.572 12.56 Ngành khác 318.33 17.31 198.56 13.02 52.97 7.11
Tổng NQH 1839 100 1525 100 745 100
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Đông Bình – Nam Định )
Từ bảng 1.5 ta thấy được sự biến động về tỷ lệ NQH, tỷ trọng NQH tại các ngành kinh tế và mục đích vay vốn tín dụng tại Chi Nhánh trong những năm vừa qua, điều này được thể hiện như sau:
Năm 2008, NQH chủ yếu tập trung vào những ngành mà Chi Nhánh có mức độ tập trung tín dụng cao như: ngành nông nghiệp, nuôi trồng - đánh bắt- chế biến thủy sản với tỉ trọng nợ quá hạn chiếm lần lượt là 38.15% ; 20.21% tổng NQH năm 2008.
Năm 2009 và 2010 nợ quá hạn cũng có xu hướng tập trung vào các ngành như trên. Còn những ngành tiểu thủ công nghiệp thì nợ quá hạn đang giảm dần do dư nợ trong các ngành này cũng đang giảm dần. Nguyên nhân của tình trạng này là do các ngành tiểu thủ công nghiệp ở địa phương không tìm được thị trường cho sản phẩm bởi thị trường xuất khẩu đang ngày bị thu hẹp dần. Bên cạnh đó thì ngành kinh doanh dịch vụ có tỷ trọng nợ quá hạn đang có xu hướng tăng dần do các ngành này đang được khuyến khích và phát triển ở quê. Nợ quá
hạn trong các ngành nông nghiệp và nuôi trồng- đánh bắt-chế biến biến thủy sản cao không chỉ do dư nợ của các ngành này tăng mà còn do các ngành này chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết nên độ rủi ro cao. Trong tương lai thì kinh doanh dịch vụ sẽ trở thành ngành phát triển nên sẽ có dư nợ tín dụng tăng nhưng ngành này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do môi trưởng kinh tế biến động. Vì vậy, Chi Nhánh cần nâng cao công tác hơn việc đánh giá và kiểm soát với các khoản vay lớn trong các ngành nông nghiệp và nuôi trồng-đánh bắt-chế biến hải sản. Đồng thời Chi Nhánh cũng cần quan tâm hơn đến những ngành có triển vọng như: kinh doanh dịch vụ, đóng tàu…