Đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (Trang 60 - 67)

hàng Việt Nam trong thời gian qua.

2.5.1. Những kết quảđạt được.

Nhìn tổng quát, với sự nỗ lực to lớn của Ngân hàng nhà nước, trong thời gian qua công tác phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam đã

đạt được một số kết quảđáng ghi nhận đó là:

Một là, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 về phòng, chống rửa tiền, và tiếp theo đó là thành lập ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống rửa tiền.

Hai là, Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền (nay là Cục phòng, chống rửa tiền) được thành lập vào ngày 08/07/2005, là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ba là, hầu hết các ngân hàng thương mại đều ban hành qui định nội bộ về

phòng, chống rửa tiền, và ở một số ngân hàng hàng lớn như: Vietcombank, Vietinbank đã thành lập bộ phận chuyên trách về phòng, chống rửa tiền.

Bốn là, Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên thứ 33 của Nhóm Châu Á Thái Bình Dương về phòng, chống rửa tiền và đã được tổ chức này đánh giá

đa phương vào năm 2009.

Năm là, hoạt động phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tếđặc biệt là WB, IMF, ADB.

Sáu là, Nghị định 74/2005/NĐ-CP ra đời không làm giảm lượng tiền huy

động trong dân chúng. Điều này thể hiện qua lượng tiền huy động tại một số

ngân hàng ở Việt Nam trong các năm sau khi ban hành nghịđịnh vẫn tăng so với năm 2004.

Biểu đồ 2.5: Lượng tiền huy động tại một số ngân hàng. ĐVT: tỷđồng 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Vietcombank Vietinbank Sacombank Eximbank

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, Eximbank

2.5.2. Những tồn tại.

2.5.2.1. Vấn đề nhận thức về công tác phòng, chống rửa tiền.

Chủ trương xây dựng Nghị định được bắt đầu từ năm 2000, nhưng tới tháng 6/2005 mới chính thức được ban hành. Thật vậy, kể từ khi bắt đầu xây dựng đến khi ban hành Nghị định 74/2005/NĐ-CP đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về công tác phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: việc triển khai công tác phòng, chống rửa tiền sẽ làm giảm nguồn vốn huy động từ dân cư, đặc biệt là những nguồn vốn nhàn rỗi. Do tâm lý khách hàng lo sợ sẽ bị truy cứu về nguồn gốc của những khoản tiền lớn trong giao dịch. Theo Nghị định, tổng giá trị giao dịch (gồm VNĐ, ngoại tệ, vàng) trong ngày của một cá nhân, hay một tổ chức từ 200 triệu

đồng trở lên đối với tiền mặt hoặc 500 triệu đồng đối với các khoản tiết kiệm sẽ

thuộc diện giám sát và báo cáo. Theo các ngân hàng thương mại, mức giao dịch này hơi thấp và việc báo cáo, giám sát có thể gây phiền hà cho khách hàng khiến họ ngại gửi tiền tại ngân hàng.

Quan điểm thứ hai khẳng định rằng: Phòng, chống rửa tiền là nghiệp vụ đã được thế giới đặt ra từ hàng chục năm nay và nhiều tổ chức cũng có hiệp ước

để cùng nhau phối hợp hành động. Việc triển khai công tác phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam là hết sức cần thiết và không ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nếu nâng cao được nhận thức của công chúng về phòng, chống rửa tiền. Thực tế đã chứng minh sau 5 năm thực hiện, lượng tiền gửi vào các ngân hàng vẫn tăng đều.

Từ những quan điểm trên cho thấy, việc nhận thức công tác phòng, chống rửa tiền là hết sức quan trọng và quyết định việc thực hiện thành công Nghịđịnh này. Một khi vẫn còn ý kiến chưa thống nhất giữa người xây dựng và người thực hiện thì khó khăn trong công tác phòng, chống rửa tiền vẫn còn tồn tại.

2.5.2.2. Các ngân hàng thương mại chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành như Nghị định 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005, chỉ mang tính hình thức và có tính thực tiễn thấp. Do vậy, các quy trình chống rửa tiền được thiết lập tại các ngân hàng thương mại mang tính đối phó.

Thực tế, Nghị định số 74/2005/NĐ- CP được ban hành ngày 07/06/2005, có hiệu lực từ 01/08/2005, nhưng đến cuối năm 2009, Cục Phòng, chống rửa tiền mới chỉ nhận được 118 báo cáo giao dịch đáng ngờ. Đây là con số khá thấp so với số lượng ngân hàng, tiềm năng rửa tiền tại Việt Nam

2.5.2.3. Cơ sở vật chất của các ngân hàng thương mại, Cục Phòng, chống rửa tiền chưa thểđáp ứng được yêu cầu phòng, chống rửa tiền.

Tại Việt Nam một năm bình quân có hơn 6 triệu giao dịch trị giá từ 200 triệu đồng trở lên. Do vậy, số lượng các báo cáo mà các ngân hàng gửi về Cục phòng, chống rửa tiền rất lớn, trong khi hệ thống công nghệ thông tin tại các ngân hàng thương mại cũng như tại Cục phòng, chống rửa tiền chưa thểđáp ứng

phân loại các giao dịch theo quy định, khi cần thì Cục phòng, chống rửa tiền yêu cầu các ngân hàng cung cấp. Và chỉ khi nào các ngân hàng nhận thấy các giao dịch có hành vi đáng ngờ thì mới gửi thông báo về Cục phòng, chống rửa tiền.

Thực tế hiện nay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, chưa có một ngân hàng nào có chương trình tiên tiến phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.

Đa số việc theo dõi khách hàng nằm trong danh sách rửa tiền đều thực hiện một cách thủ công. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng, chống rửa tiền, trong thời gian quan các ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam như: Vietcombank, ACB, BIDV đã tiến hành thuê tư vấn lựa chọn công nghệ phục vụ

công tác phòng, chống rửa tiền. Tuy nhiên để có phần mềm hiệu quả có tính ổn

định cao, ít phải nâng cấp thì giá cả khá cao khoảng trên 2 triệu USD, trong khi

đó các chương trình giao dịch tiên tiến như Core Banking T24 được các ngân hàng triển khai sử dụng hiện nay cũng chỉ có giá 2,5 – 4 triệu USD.

2.5.2.4. Đội ngũ cán bộ của Cục phòng, chống rửa tiền vừa thiếu, vừa yếu.

Bên cạnh vấn đề về công nghệ ngân hàng, thì vấn đề nhân sự cũng gây không ít trở ngại trong công tác phòng, chống rửa tiền. Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền (nay là Cục phòng, chống rửa tiền) ngay từ ngày đầu thành lập chỉ có 3 cán bộ, đến nay số lượng cán bộ tại Cục là 20 người, kinh nghiệm về công tác phòng, chống rửa tiền chưa nhiều.

2.5.2.5. Đội ngũ nhân viên làm công tác phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại chưa được quan tâm đúng mức.

Tại các ngân hàng thương mại, hiện đã thành lập các bộ phận về phòng, chống rửa tiền, nhân viên làm việc tại bộ phận này chủ yếu là kiêm nhiệm. Đối với nhân viên tiếp xúc trực tiếp khách hàng tại các bộ phận thanh toán hầu hết chưa được đào tạo về nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền.

2.5.2.6. Các yếu tố nội tại của hệ thống ngân hàng tạo cơ hội cho tội phạm rửa tiền.

Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong quá trình thực hiện bổ

sung vốn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, nguy cơ các ngân hàng dễ dàng chấp nhận việc góp vốn của bất kỳ ai mà không quan tâm đến nguồn gốc của các khoản vốn đó.

Một điểm cần lưu ý hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh nhau huy

động tiền gửi từ các cá nhân, doanh nghiệp và thậm chí còn sử dụng nhiều hình thức mời chào khách hàng gửi tiền vào ngân hàng rất hấp dẫn. Điều đó sẽ tạo ra, tâm lý không quan tâm đến nguồn gốc của các khoản tiền gửi vào ngân hàng của mình. Một ngân hàng có lẽ sẽ rất vui mừng khi nhận được một lượng tiền gửi lớn từ công chúng với một mức lãi suất huy động thấp hơn những đối thủ cạnh tranh khác.

2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại.

2.5.3.1. Chưa có sự tuyên truyền cho công chúng về mục tiêu, biện pháp thực hiện phòng, chống rửa tiền.

Việc triển khai công tác phòng, chống rửa tiền không chỉ gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, mà còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nếu chúng ta không có sự tuyên truyền cho công chúng về mục tiêu của chính sách này.

Khi Nghị định về phòng, chống rửa tiền được ban hành, có hiệu lực từ

01/08/2005. Việc thực hiện giám sát và báo cáo giao dịch đáng ngờ làm cho người dân và doanh nghiệp có thu nhập chân chính lo ngại, thậm chí không muốn quan hệ với ngân hàng và có cảm giác tài sản của mình luôn bị theo dõi. Và hệ qủa có thể nhìn thấy trước là, thay vì gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi thì người dân sẽ đầu tư vào vàng, đôla Mỹ hoặc nhà đất để đảm bảo bí mật. Nguồn kiều hối về nước vì thế cũng giảm đi nhanh chóng. Còn các doanh nghiệp sẽưu tiên thanh toán bằng tiền mặt để khỏi bị “nhòm ngó” mỗi khi giao dịch qua ngân hàng với giá trị lớn. Do vậy, các ngân hàng thương mại cũng rất miễn cưỡng khi nghĩ tới chuyện phải tuân thủ hoàn toàn các điều khoản trong Nghị

định, một phần vì lo ngại sẽ mất khách và số lượng báo cáo theo quy định là vô cùng lớn.

2.5.3.2. Các quy phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền vừa thiếu, vừa yếu.

Nghị định số 74/2005/NĐ- CP được ban hành ngày 07/06/2005, nhưng mãi tới ngày ngày 17/11/2009, Ngân hàng Nhà Nước mới ban hành Thông tư số

22/2009/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền. Việc chậm ban hành thông tư gây không ít khó khăn trong công tác phòng, chống rửa tiền, đặc biệt là công tác phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại.

Mức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền theo Nghịđịnh số 74/2005/NĐ-CP là khá thấp chưa đủ răn đe, với mức phạt tối đa là 30 triệu đồng, thấp so với mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính là 500 triệu

đồng, và thấp hơn nhiều so với các chi phí để các ngân hàng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống rửa tiền.

Ở khía cạnh khác, Nghịđịnh số 74/2005/NĐ- CP chủ yếu tập trung trong lĩnh vực ngân hàng, trong khi đó ở các lĩnh vực khác có nguy cơ cao như: sòng bạc, xổ số, cá cược, chứng khoán, bất động sản … chỉđược Nghịđịnh nhắc đến, nhưng không có biện pháp kiểm soát rửa tiền ở lĩnh vực này.

2.5.3.3. Chi phí đầu tư phầm mềm chống rửa tiền khá lớn so với quy mô của các ngân hàng thương mại.

Đối với việc đầu tư phầm mềm giao dịch tiên tiến, trị giá từ 2,5 – 4 triệu USD, có ý nghĩa quyết định thành công đối với các ngân hàng thương mại. Thì tới nay mới chỉ có một số ngân hàng lớn có uy tín như: Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, ACB, Techcombank … cũng mới triển khai đầu tư phần mềm giao dịch tiên tiến trong thời gian gần đây. Trong khi đó các ngân hàng thương mại có quy mô trung bình nhỏ, đặc biệt là các ngân hàng vừa được chuyển đổi từ mô hình

ngân hàng TMCP nông thôn lên ngân hàng TMCP đô thị, hầu như chưa có sựđầu tư nào do quy mô hoạt động, nguồn vốn đầu tư còn khá hạn chế. Do vậy, việc đầu tư phầm mềm chống rửa tiền trị giá khoảng 2 triệu USD, chưa được các ngân hàng thương mại triển khai trong thời gian qua.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng rửa tiền, công tác phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó đưa ra những kết qủa đạt được, những tồn tại trong quá trình thực hiện. Và để giải quyết triệt để những tồn tại trên, đòi hỏi chúng ta phải có hệ

thống giải pháp hiệu quả để đối phó với việc lợi dụng hệ thống ngân hàng vào mục đích rửa tiền. Chi tiết hệ thống giải pháp này sẽ được đề cập cụ thể hơn tại chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ

THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)