Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (Trang 38 - 40)

Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu cuộc cách mạng tư duy kinh tế ở Việt Nam. Những quan điểm, đường lối đổi mới do Đại hội đề ra là cơ sở cho việc tiến hành đổi mới toàn bộ nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Nghị Định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng bộ trưởng về tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiếp đến là 2 Pháp lệnh ngân hàng: Pháp lệnh Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã Tín dụng Và Công ty Tài chính ngày 23/05/1990 là những cơ sở pháp lý quan trọng thực hiện chuyển đổi cơ chế hoạt động của hệ

thống ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan ngang bộ, trực thuộc Chính Phủ, là ngân hàng trung ương có chức năng quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng, còn các TCTD có chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã nhanh chóng được củng cố, sắp xếp lại

để phát triển. Trong giai đoạn 1990-1997 hoạt động ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng kể: đã xây dựng được hệ thống ngân hàng, bước đầu thích

ứng được với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu qủa quản lý của nhà nước, bảo đảm ổn định tiền tệ

kiểm soát lạm phát, vai trò tự chủ kinh doanh ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn này hoạt động ngân hàng cũng bộc lộ không ít hạn chế, điển hình là sự hoạt động kém hiệu qủa của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, sự

buông lỏng trong quản lý tín dụng ở một số ngân hàng thương mại quốc doanh. Ngày 2/12/1997, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ

chức tín dụng được Quốc hội khóa X chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1998. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan của Chính

phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt

động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các TCTD và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trịđồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD.Sự ra đời Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng đã khắc phục cơ bản của những hạn chế của 2 pháp lệnh trước đó, hoàn chỉnh hơn khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng và khẳng định quyết tâm

đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam.

Trực thuộc Ngân hàng nhà nước là các TCTD, bao gồm 2 loại: TCTD ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan; và TCTD phi ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không làm dịch vụ thanh toán.

Sơđồ 2.1: Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

05 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 39 Chi nhánh Ngân hàng Nước ngoài 05 Ngân hàng Liên doanh

37 Ngân hàng Thương mại cổ phần 02 Ngân hàng chính sách

05 Ngân hàng Thương mại Nhà nước

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước năm 2009 Ngân hàng thương mại nhà nước: trước đây, chúng ta có tất cả 5 ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước, sau đó vào năm 2008 cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, năm 2009 cổ phần hóa Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Nên hiện nay chỉ còn 3 ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước là: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các ngân hàng thương mại nhà nước có mạng lưới rộng lớn với khoảng 2000 chi nhánh các loại được phân bố trên phạm vi cả nước. Các ngân hàng này có được mối quan hệ truyền thống, gắn bó lâu năm với khách hàng và có uy tín khá cao trong xã hội, và là ngân hàng đóng vai trò chủđạo trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Ngân hàng thương mại cổ phần: các ngân hàng thương mại cổ phần chủ

yếu được thành lập sau khi có 2 pháp lệnh ngân hàng và là một trong những kết qủa đáng chú ý của quá trình cải cách ngân hàng. Hiện nay có 37 ngân hàng

đang hoạt động, chiếm hơn 30% thị phần huy động và cho vay. Các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam hiện nay thường được đặt tại ở những thành phố

lớn và những khu vực nông thôn có sản xuất hàng hóa phát triển, khách hàng mục tiêu là những doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có quy mô kinh tế vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình. Đã có một số ngân hàng phát triển tương đối tốt như: ACB, Sacombank, Techcombank ….

Cùng với chính sách mở cửa kinh tế, khu vực ngân hàng cũng được mở

cửa cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức cơ

bản là: Liên doanh với các TCTD trong nước, thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài và thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Cho đến nay ở Việt Nam có 5 ngân hàng liên doanh, 39 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)