2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động rửa tiền tại Việt Nam.
Sau một thời gian khôi phục và phát triển, cho đến nay tình hình kinh tế
xã hội trong nước đã có những khởi sắc và từng bước hòa nhập vào nền kinh tế
khu vực và thế giới. GDP tăng đều hàng năm, trung bình 7,5%/năm. Mức sống người dân dần được cải thiện.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nước ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Toàn cầu hóa đã đem đến những bước phát triển thần tốc cho nền kinh tế nhưng cũng làm cho tội phạm quốc tế có thể xâm nhập vào nước ta dễ dàng. Những thủ thuật đã bị phát hiện và xử lý ở những quốc gia phát triển, lại bắt đầu du nhập vào nước ta đang còn non kém về trình độ kiểm soát,
đặc biệt là kiểm soát rửa tiền. Song song với toàn cầu hóa, vấn đề nội tại bên trong nền kinh tế cũng mang lại không ít cơ hội và điều kiện để thực hiện hành vi rửa tiền như: hệ thống tài chính tiền tệ còn non kém, công tác cổ phần hóa còn lỏng lẻo, tình hình buôn lậu ma túy, tham nhũng, tội phạm băng nhóm có tổ chức
đang ngày càng gia tăng.
Về hệ thống tài chính tiền tệ
Hệ thống tài chính tiền tệ nước ta bao gồm: tài chính công, tài chính doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng, bảo hiểm và thị trường tài chính. Trong thời gian qua, hệ thống tài chính tiền tệ nước ta đã có sự tiến bộ đáng kể, đóng góp quan trọng vào ổn định và tăng trưởng kinh tế, cụ thể: (i) Thu ngân sách tăng bình quân hơn 20%/năm, tỷ lệ bội chi ngân sách cố gắng đạt ở mức dưới 5%/GDP; (ii) Vào cuối năm 2000, số lượng doanh nghiệp là 42.228 đơn vị, với doanh thu bình quân 19,15 tỷđồng, vốn bình quân 26 tỷđồng. Đến cuối 2009, số
lượng doanh nghiệp là 205.689 đơn vị, doanh thu bình quân 25,84 tỷ đồng, vốn bình quân 31 tỷ đồng; (iii) Hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu như: thanh toán, vay vốn, gửi tiền, thư tín dụng, bảo lãnh …., mạng lưới các ngân hàng thương mại được trải khắp đến các huyện trên cả
Song song với sự tiến bộ như trên, hệ thống tài chính tiền tệ còn tồn tại một số vấn đề tạo cơ hội cho bọn tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền như: các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều kẻ hở, công nghệ ngân hàng còn tương
đối lạc hậu, các ngân hàng thương mại đều thành lập bộ phận chống rửa tiền nhưng chỉ mang tính hình thức.
Công cuộc cổ phần hóa ở các doanh nghiệp nhà nước, và đặc biệt là cổ
phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước. Việc cổ phần hóa mang lại luồng sinh khí mới, xóa bỏ tình trạng vô chủ, nhưng nó cũng mang lại không ít mặt tiêu cực trong quá trình cổ phần hóa như: xác định giá trị, bán cổ phần doanh nghiệp. Đây được xem là kẻ hở của chính sách cổ phần hóa để tiến hành tham nhũng và được xem là nguồn gốc của “tiền bẩn” khi tiến hành các công đoạn rửa tiền. Ở khía cạnh khác, sau khi tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, mục tiêu của các ngân hàng này chủ yếu là lợi nhuận, các chỉ tiêu tăng trưởng được đặt ra ở mức cao, đặc biệt là các chỉ tiêu về tín dụng, huy động. Do vậy, nhu cầu huy động vốn cấp bách và thiết thực hơn bao giờ hết, và nếu như
các ngân hàng này không có chính sách nhận biết khách hàng hiệu quả, không hiểu rõ nguồn gốc vốn huy động thì họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng rửa tiền là rất lớn.
Tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế đã giảm dần trong các năm gần
đây, nhưng vẫn còn ở mức khá cao với tỷ lệ 14% vào năm 2009, gây khó khăn trong công tác giám sát lưu thông tiền tệ. Hiện tại ở những nước phát triển chỉ
tiêu này ở mức 1 con số.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán (%)
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam khá lớn, trở thành nguồn thu quan trọng, bổ sung ngoại tệ phục vụ cho công tác thanh toán thương mại quốc gia. Trong tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, lượng tiền kiều hối do cộng
đồng người Việt ở nước ngoài chuyển về trong năm 2009 chỉ ở mức 6,28 tỷ
USD giảm 12,8% so với năm 2008. Nhưng con số thực tế cao hơn nhiều, với lượng kiều hối phi chính thức chiếm khoảng 30-60%, đây là nguồn tiền thường khó xác định nguồn gốc thu nhập. Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng vẫn còn hạn chế thì hệ thống chuyển tiền khác lại được sử dụng rộng rãi. Do vậy nguy cơ
rửa tiền thông qua con đường này rất lớn.
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Theo đánh giá của của Ngân hàng thế giới, Việt Nam là một trong 20 nước nhận chuyển tiền lớn nhất thế giới trong năm 2009.
Biểu đồ 2.3: Danh sách 20 quốc gia nhận chuyển tiền lớn nhất thế giới năm 2009
Nguồn: World Bank (2010), Migration and Development Brief 12
Về các hoạt động đầu tư: việc kêu gọi và thu hút đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển và đầu tư ra nước ngoài của các nước phát triển là một xu hướng hợp tác kinh tế phổ biến hiện nay trên thế giới. Pháp luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được xây dựng và hoàn thiện sửa đổi theo hướng ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư. Hiện nay không chỉ ở cấp quốc gia mà còn tất cả các địa phương đang tạo mọi điều kiện thông thoáng nhất để kêu gọi và thu hút đầu tư. Thậm chí thông thoáng đến mức mà người ta không cần quan tâm
đến nguồn gốc của vốn đầu tư. Do đó, “tiền sạch”, “tiền bẩn” đều được chấp nhận thông qua hoạt động đầu tư. Đây là mảnh đất màu mỡ tạo điều kiện cho bọn tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền một cách dễ dàng.
Về tình hình an ninh trật tự xã hội: buôn lậu ma túy, tham nhũng, tội phạm băng nhóm có tổ chức đang ngày càng gia tăng. Đặc biệt tội phạm quốc tế đã xuất hiện và sử dụng những thủđoạn hết sức tinh vi. Tội phạm kinh tế, nhất là tội phạm trong lĩnh vực tài chính tiền tệ hay còn gọi là tội phạm “cổ cồn trắng”
đang len lỏi vào trong nền kinh tế. Những tội phạm này tạo ra nguồn thu bất hợp pháp rất lớn và chúng luôn có nhu cầu chuyển những nguồn thu bất hợp pháp này thành những nguồn thu có bề ngoài hợp pháp.
2.2.2. Hoạt động rửa tiền tại Việt Nam thời gian qua.
Trong xu thế toàn cầu hoá, rửa tiền không chỉ dừng lại ở những quốc gia phát triển, mà đang tràn đến những nước đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia có hệ thống tài chính yếu kém. Trong tương lai gần, nền kinh tế nước ta sẽ
hội nhập sâu vào hệ thống tài chính thế giới. Một mặt sẽ là cơ hội giúp Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, mặt khác sự hội nhập này sẽ làm cho hệ thống ngân hàng của Việt Nam đối mặt với nhiều hành vi rửa tiền có mức độ tinh vi và mang tầm vóc quốc tế.
Ở Việt Nam chưa có một công bố thống kê chính thức nào về hoạt động rửa tiền cũng như độ lớn của nó trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu công bố gần đây về các hoạt động phi chính thức tại Việt Nam làm chúng ta lo ngại. Nghiên cứu của Stoyan và cộng sự cho rằng: “hoạt động phi chính thức tại Việt Nam vào năm 2001 vào khoảng 50% GDP và có xu hướng tăng dần hàng năm. Trong đó, các hoạt động phụ thuộc của hộ gia đình ở nông thôn chiếm 24%, hoạt động kinh doanh và dịch vụ không khai báo ở thành thị là 10,5% và hoạt động không khai báo khác là 10%”[7]. Như vậy, dù ít hay nhiều thì hoạt
động rửa tiền ở Việt Nam đã tồn tại và có ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt
động kinh tế xã hội.
“Theo ước tính của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc và thống kê của Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF), hằng năm số tiền được bọn tội phạm tẩy rửa khoảng 400 -
7
TS. Nguyễn Trọng Hoài, Nguyễn Hoài Bảo (2005), “Rửa tiền trở ngại cho phát triển kinh tế”, Tạp chí kinh tế phát triển, (số 186)
500 tỉ USD, bằng 2-5% GDP của thế giới"[8]. Thì với dự tính thấp nhất ở mức 2% GDP, thì số tiền được tẩy rửa tại Việt Nam hàng năm gần 2 tỷ USD.
Mặc dù rất khó tính toán chính xác mức độ rửa tiền tại Việt Nam, nhưng con số nói trên không phải là thiếu hiện thực, khi có hàng trăm vụ án được đem ra xét xử hàng năm theo điều 250 Bộ luật hình sự về “tội chứa chấp hoặc tiêu thụ
tài sản do người khác phạm tội mà có”, và có đến hàng triệu USD có nguồn gốc tội phạm trên lãnh thổ Việt Nam, cũng như có bằng chứng về hàng triệu USD tiền mặt bất hợp pháp đang được chuyển vào Việt Nam từ Mỹ, Canada, Anh, Úc và các nước khác như một hình thức rửa tiền.
Bảng 2.1: Số lượng các vụ án được đem ra truy tố, xét xử theo điều 250 Bộ Luật hình sự: Năm Số trường hợp điều tra Số trường hợp truy tố Số trường hợp xét xử Số bị cáo bị tịch thu tiền, tài sản 2006 266 243 240 566 2007 228 256 260 616 2008 297 251 226 592 2009 291 282 258 629
Nguồn: Nhóm Châu Á Thái Bình Dương Về Phòng, chống Rửa Tiềnm
2.3. Thực trạng rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. 2.3.1. Các biểu hiện rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.