2.4.1. Các phương thức phòng, chống rửa tiền trong thời gian qua.
Trước nguy cơ Việt Nam sẽ là điểm đến của bọn rửa tiền quốc tế, đặc biệt là rửa tiền qua hệ thống ngân hàng. Trong thời gian qua, Chính phủđã thực hiện một số biện pháp cơ bản làm giảm nguy cơ lợi dụng hệ thống ngân hàng để thực hiện các hành vi rửa tiền, cụ thể như sau:
2.4.1.1. Xây dựng hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Quy định pháp luật đầu tiên của Việt Nam về phòng, chống rửa tiền được nhắc đến trong điều 251 Bộ Luật hình sự năm 1999 được Quốc hội khóa X thông qua ngày 21/12/1999 và được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII thông qua ngày 19/06/2009. Điều luật đã nêu bật lên được nội hàm cơ bản của hành vi rửa tiền, cụ thể đã nêu lên nguồn gốc của khoản tiền bất hợp pháp là tiền do phạm tội mà có và các phương thức phạm tội của hành vi rửa tiền, đó là thông qua các giao dịch ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có. Đồng thời điều luật này cũng đưa ra các khung hình phạt khác nhau đối với các mức độ phạm tội khác nhau, với mức phạt tù tối
đa đến 15 năm đối với các hành vi phạm tội có giá trị lớn và đặc biệt nghiêm trọng.
Tiếp theo, Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 và có hiệu lực ngày 01/10/1998, tại điều 19 đã có quy định về trách nhiệm của các TCTD đối với các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp.
Nghị Định 74/2005/NĐ-CP ngày 7/6/2005 của Chính Phủ về phòng, chống rửa tiền được ban hành tạo cơ sở pháp lý cũng như thể hiện cam kết đối với quốc tế về việc phòng, chống rửa tiền. NghịĐịnh này quy định: các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền; các biện pháp phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền; và hợp tác quốc tế về rửa tiền.
Điểm nổi bật nhất của Nghị định này là đưa ra các quy định nhận biết khách hàng, quy định mức giá trị giao dịch bằng tiền mặt từ 200 triệu đồng trở
lên, hay giao dịch tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên phải báo cáo theo quy định, và 13 dấu hiệu của giao dịch đáng ngờ.
2.4.1.2. Thành lập cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền.
Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền (nay là Cục phòng, chống rửa tiền) được thành lập theo quyết định số 1003/2005/QĐ-NHNN ngày 08/07/2005
của Ngân hàng Nhà nước là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
được thành lập với mục tiêu là cơ quan đầu mối, để tiếp nhận xử lý và phân tích thông tin, có quyền yêu cầu các cơ quan, cá nhân tổ chức liên quan cung cấp tài liệu hồ sơ và thông tin liên quan đến các giao dịch đã báo cáo; phổ biến các văn bản và thông tin cho các cơ quan chức năng, thu thập các báo giao dịch đáng ngờ
từ các tổ chức tín dụng.
Với các chức năng như trên, Cục phòng, chống rửa tiền không có chức năng điều tra, nhưng thông tin về các trường hợp rửa tiền tiềm năng được chuyển
đến Bộ Công An để tiến hành điều tra. Liên quan đến chức năng tình báo tài chính, Cục này nhận các báo cáo giao dịch đáng ngờ từ các TCTD thông qua giấy tờ. Còn đối với các giao dịch phải báo cáo theo quy định, do thiếu hệ thống công nghệ thông tin về phòng, chống rửa tiền, nên Cục này chưa có khả năng tổng hợp được các giao dịch phải báo cáo theo quy định. Tuy nhiên, các TCTD phải có trách nhiệm lưu trữ thông tin về các giao dịch này, khi cần Cục phòng, chống rửa tiền có thể yêu cầu các TCTD cung cấp thông tin về các giao dịch này bất cứ lúc nào.
Bảng 2.4: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được Cục phòng, chống rửa tiền thu thập.
Loại đơn vị báo cáo 2006 2007 2008 2009
Ngân hàng TMCP 3 7 8 14
Ngân hàng TM Nhà nước 0 3 28 35
Các ngân hàng liên doanh 0 0 0 1
Các ngân hàng nước ngoài 1 1 6 9
Các tổ chức tín dụng khác 0 0 1 1
Tổng cộng 4 11 43 60
Theo thống kê, từ khi thành lập vào tháng 7/2005 đến cuối năm 2009, cơ
quan này chỉ nhận được 118 báo cáo giao dịch đáng ngờ, và chỉ có 37 báo cáo giao dịch đáng ngờ được chuyển sang Bộ Công An để tiến hành điều tra, nhưng không nhận được bất cứ phản hồi nào từ Bộ Công An. So sánh tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ với số lượng các tổ chức trong nước phải báo cáo, thì đây là tỷ lệ là rất thấp.
2.4.1.3. Tăng cường phối hợp phòng, chống rửa tiền giữa các cơ quan có liên quan.
Ngày 13/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
470/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền do Phó Thủ
tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban. Các Phó trưởng ban là Thống đốc NHNN Việt Nam và lãnh đạo Bộ Công An, 11 ủy viên là lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan. NHNN là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, NHNN thành lập tổ thường trực giúp việc Ban Chỉđạo và nhiều hoạt động khác phục vụ cho công tác phòng, chống rửa tiền.
Việc thành lập Ban chỉđạo phòng, chống rửa tiền sẽ giúp chính phủ nâng cao hiệu quả chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành trong công tác phòng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam, và theo đó Ban chỉ đạo có các nhiệm vụ quyền hạn như: (i) Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉđạo xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, cơ chế, giải pháp trong công tác phòng, chống rửa tiền; (ii) Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá công tác phòng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam. (iii) Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc triển khai thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong Nhóm châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) và tiến tới thực hiện đầy đủ 40+9 khuyến nghị
của FATF; (iv) Phối hợp với các lực lượng nòng cốt trong công tác chống khủng bố nhằm nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách pháp luật, xây dựng biện pháp chống tài trợ khủng bố trên lãnh thổ Việt Nam; (v)
Giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, ban hành chủ trương, chính sách về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền phù hợp từng thời kỳ.
2.4.1.4. Nâng cao nhận thức của ngân hàng thương mại trong phòng, chống rửa tiền.
Bên cạnh việc ban hành các quy định yêu cầu các TCTD xây dựng các quy trình phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức các buổi tọa đàm cho các lãnh đạo ngân hàng thương mại để nâng cao nhận thức phòng, chống rửa tiền.
Tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hầu hết có các chương trình đào tạo nhân viên về phòng, chống rửa tiền, tổ chức cho nhân viên tham gia tập huấn trong và ngoài nước về phòng, chống rửa tiền nhằm hạn chế
rủi ro uy tín của ngân hàng.
Đối với các ngân hàng thương mại trong nước, hầu hết đã ban hành các quy trình, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền theo yêu cầu tại Nghị định 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005. Tuy nhiên, việc triển khai thi hành các quy trình, quy định nội bộ này chỉ thực sự có ở các ngân hàng lớn có uy tín như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ACB, Sacombank.. Các ngân hàng này đã có các chương trình đào tạo về phòng, chống rửa tiền cho nhân viên làm công tác chuyển tiền, nhân viên mới tuyển dụng …
2.4.1.5. Hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống rửa tiền.
Hợp tác quốc tế không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho các bên tham gia, mà nó còn củng cố mối quan hệ của các quốc gia. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền cũng không là ngoại lệ, nó giúp các quốc gia dễ dàng trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ công nghệ …
Nhận thức được tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống rửa tiền, ngày 4/5/2007, Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên thứ 33 của Nhóm Châu Á Thái Bình Dương về phòng, chống rửa tiền, tiến tới thực hiện
đủ và nhận đánh giá đa phương của APG về Việt Nam. Hiện Việt Nam đã được APG đánh giá đa phương lần thứ nhất vào năm 2009.
Trong thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực tìm kiếm các đối tác hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng, chống rửa tiền. Qua đó, Ngân hàng Nhà nước và một số cơ quan chức năng khác đã nhận được sự hỗ trợ của WB, IMF, ADB, UNODC.... cho các dự
án về phòng, chống rửa tiền.
Cùng với việc tìm kiếm đối tác hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng, chống rửa tiền, trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã ký bản ghi nhớtrao
đổi, cung cấp thông tin với Đài Loan, Nga, Hàn Quốc, Úc, Anh, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông và tiếp tục đàm phán ký kết trao đổi thông tin với Nhật, Mỹ, Pháp, Hà Lan, Thái Lan, Lào, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Áo, Ấn Độ và Canada. Và cũng trong thời gian này, Ngân hàng Nhà nước nhận được một lượng đáng kể các yêu cầu tương trợ tư pháp để điều tra và đối phó với các hoạt
động rửa tiền của các cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, và các cá nhân, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài.
Bảng 2.5: Số lượng yêu cầu tương trợ tư pháp để điều tra và đối phó với các hoạt động rửa tiền.
Quốc gia Số lượng yêu cầu Quốc gia Số lượng yêu cầu
Séc 109 Ba Lan 36
Nga 12 Đức 11
Ukraina 4 Pháp 4
Trung Quốc 4 Hungary 3
Đài Loan 2 Canada 2
Argentina 1 Slovakia 1
Mông Cổ 1 Hà Lan 1 Nguồn: APG (2009), Mutual Evaluation Report On Anti-money Laundering And Combating The Financing Of Terrotirsm In Viet Nam, France
2.4.2. Phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 2.4.2.1. Phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).
Là ngân hàng thương mại có uy tín hàng đầu, Vietcombank chiếm hơn 20% doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và chuyển tiền quốc tế của toàn bộ hệ
thống ngân hàng. Để có thể trở thành một ngân hàng có thương hiệu không chỉ
trong phạm vi quốc gia mà có vị thế trên thương trường quốc tế. Vào năm 2004, Vietcombank dự định đặt văn phòng đại diện tại Mỹ. Tuy nhiên, do công tác phòng, chống rửa tiền chưa được triển khai tại Việt Nam nên việc đặt văn phòng tại Mỹđã không thành công. Phía Mỹ yêu cầu những nước đã triển khai hiệu qủa Luật phòng, chống rửa tiền và ngân hàng đó phải có quy trình phòng, chống rửa tiền thì mới có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Mỹ. Chính vì vậy, công tác phòng, chống rửa tiền có một ý nghĩa hết sức quan trọng với Vietcombank. Trong thời gian chờ đợi Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, ngày 28/09/2006 Vietcombank đã ban hành quy định tạm thời về phòng, chống rửa tiền với các quy định cụ thể như: biện pháp nhận biết khách hàng; các giao dịch đáng ngờ; nguyên tắc giao tiếp trong trường hợp có giao dịch đáng ngờ; quy trình thực hiện báo cáo và cung cấp thông tin; xây dựng chương trình tin học về quản lý, thu thập, lưu giữ, xử lý và luân chuyển thông tin liên quan
đến đến việc phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm của nhân viên, bộ phận thực hiện giao dịch với khách hàng v.v...
Báo cáo Cục PCRT Thu thập thêm thông tin
Có dấu hiệu đáng ngờ Khách hàng thuộc danh sách 1627 Nhận dạng Khách hàng thông thường Có dấu hiệu đáng ngờ Nhận dạng Thông tin khách hàng
Nguồn: Phòng thông tin tín dụng và chống rửa tiền – Vietcombank. Kể từ khi ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, đến cuối năm 2009 Vietcombank đã phát hiện được 47 giao dịch đáng ngờ, trong số 47 giao dịch đáng ngờ được báo cáo về Cục phòng, chống rửa tiền thì có đến 16 giao dịch sau đó được chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra bộ công an.
Biểu đồ 2.4: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được Vietcombank chuyển về Cục phòng, chống rửa tiền qua các năm 2006-2009.
1 0 2 1 17 6 27 9 0 5 10 15 20 25 30 2006 2007 2008 2009
Báo cáo giao dịch đáng ngờ
Báo cáo giao dịch đáng ngờđược chuyển sang bộ công an
Nguồn: Phòng thông tin tín dụng và chống rửa tiền – Vietcombank. Vietcombank được xem là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam ứng dụng công nghệ core banking từ năm 2003, nhưng đến nay việc kiểm soát các giao dịch liên quan đến rửa tiền đều được nhân viên ngân hàng theo dõi thủ công, chưa có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nên gặp không ít khó khăn. Mặc dù, chủ trương đầu tư chương trình tin học về quản lý, thu thập, lưu giữ, xử lý và luân chuyển thông tin phòng, chống rửa tiền đã có từ năm 2006, nhưng tiến độ
triển khai đầu tư hiện cũng mới chỉ bắt đầu ở giai đoạn thuê tư vấn lựa chọn công nghệ, chi phí đầu tư công nghệước tính khoảng 2 triệu USD.
2.4.2.2. Phòng, chống rửa tiền tại HSBC Việt Nam.
HSBC là một trong những định chế tài chính lớn nhất thế giới có 8000 văn phòng tại 88 quốc gia và vùng lãnh thổ, đến cuối năm 2009 với tổng giá trị
tài sản của tập đoàn là 2.364 tỉ USD. Tại Việt Nam, ngân hàng này đã bắt đầu hoạt động ở Sài Gòn vào năm 1970, được coi là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC chính thức đưa ngân hàng con đi vào hoạt động trên cơ sở các chi nhánh của ngân hàng này tại Việt Nam, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con vào hoạt động tại Việt Nam sau khi nhận được giấy phép của Ngân hàng Nhà Nước cho phép thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam vào
tháng 09 năm 2008. Hiện nay tại Việt Nam, HSBC có chi nhánh ở Hà nội, Cần Thơ, Bình Dương cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ trong đó có dịch vụ ngân hàng công ty, ngân hàng cá nhân.
Việc thực hiện phòng, chống rửa tiền đã được các chi nhánh ngân hàng này tại Việt Nam thực hiện từ rất lâu trước khi có NghịĐịnh 74/2005/NĐ-CP về
phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam. Đối với ngân hàng thương mại nước ngoài có đẳng cấp quốc tế thì việc xây dựng quy trình phòng, chống rửa tiền là một việc làm tất yếu. Tại HSBC Việt Nam, quy trình phòng, chống rửa tiền được xây dựng dựa trên sự kết hợp quy định của tập đoàn và Nghị Định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền. Cũng như HSBC tại các nước trên thế giới, HSBC tại Việt Nam cũng xây dựng hệ thống thông tin khách hàng
Sơđồ 2.3: Quy trình phòng, chống rửa tiền của HSBC Việt Nam. Nhận dạng Điều tra Báo cáo Kiểm tra Hành động Các báo cáo và ứng dụng Một nhóm điều tra tiến hành hiểu rõ hơn các giao dịch, hoạt động kinh doanh của khách hàng, thu thập thêm thông tin từ
khách hàng
Nếu có khách hàng/giao dịch bị nghi ngờ