III. Thân 1 Ðại cương
2. Hình thái của lá
2.1. Các phần của lá
- Phiến lá
- Gân lá gồm các loại gân song song, gân hình cung, gân hình mạng, gân hình lông chim.
- Cuống lá: Phần lớn có ở cây 2 lá mầm.
- Bẹ lá: Có ở cây 1 lá mầm, phần cuống loe rộng ra ôm lấy thân. Các phần phụ của lá gồm:
- Lá kèm: có hình vảy nhỏ, tam giác, v.v...ở gốc cuống lá.
+ Ở một số loài lá kèm làm nhiệm vụ che chở và sớm rụng (Đa búp đỏ) + Ở một số loài lá kèm đính luôn vào cuống lá (Hoa hồng)
- Thìa lià: Là các sợi nhỏ, mỏng, không màu mọc ở ranh giới giữa phiến và bẹ lá, đặc trưng một số cây họ Lúa, Gừng. Chúng có tác dụng làm cho phiến lá ngã ra tiếp xúc với ánh sáng, đồng thời che chở các phần non bên trong.
- Bẹ chìa: Là một màng mỏng ôm lấy thân trên cuống lá (có thể do các lá kèm đính lại (họ rau răm Polygonaceae).
Các phần khác như lông, gai, tuyến do biểu bì lá phát triển thành. Diện tích bề mặt và kích thước của lá rất đa dạng.
- Lá đơn: Cuống lá không phân nhánh và chỉ mang một phiến lá. Lá có các đặc điểm khác nhau về sự phân thùy, hình dạng ngoài, mép lá, chóp lá, gốc lá.v.v…
- Lá kép: Do cuống lá phân nhánh, vì vậy phiến lá cũng chia thành những thùy riêng biệt, gọi là lá chét (không là một lá thực sự vì không có chồi ở nách). Có 2 loại:
* Lá kép lông chim * Lá kép chân vịt
2.3. Biến thái của lá
Thích nghi với chức năng và môi trường .
2.3.1 Vảy
Thường là những lá dưới đất gặp ở thân rễ, thân củ, làm nhiệm vụ bảo vệ (Dong, riềng ), cũng có thể làm những chức năng khác.
2.3.2. Gai
Ở nơi khô hạn gai có chức năng giảm sự thoát hơi nước, và để bảo vệ đối với sự phá hại của động vật ( Xương rồng, Xương rắn).
Gai cũng có thể do những phần khác tạo thành: do cành (Bồ kết), do biểu bì (Hoa hồng).
2.3.3. Tua cuốn: để bám vào giá thể
Ví dụ : ở đậu Hòa lan
2.3.4. Lá bắt mồi
Hình thành ở nơi thiếu chất dinh dưỡng (cây nắp ấm ).
2.3.5. Lá biến thành cơ quan dự trữ .
Ở bắp cải
2.3.6. Lá biến thành cơ quan hấp thụ
2.4. Sự sắp xếp của lá trên cây2.4.1. Lá mọc cách 2.4.1. Lá mọc cách
Mỗi mấu mang một lá, các lá tiếp nhau không nằm trên cùng một dãy thẳng.
Người ta thường gọi chu kỳ lá là khoảng cách giữa 2 lá trên các lá khác nhau nằm trên cùng một dãy thẳng, đường nối liền giữa các lá trong 1 chu kỳ gọi là đường xoắn chính, đường xoắn phụ là số vòng trong 1 chu kỳ lá.
Như vậy có thể viết công thức lá và vẽ sơ đồ lá, công thức lá được biểu diễn bằng một phân số, với tử số là số vòng xoắn trong một chu kỳ lá và mẫu số là số lượng lá trong một chu kỳ .
Ví dụ: Công thức lá 2/5, 1/2,1/3,3/8...
2.4.2. Lá mọc đối
Mỗi mấu mang 2 lá đối diện nhau như lá của cây thuộc họ Trúc Ðào. Trường hợp mọc đối chữ thập khi các lá đối trên và đối dưới không trùng nhau.
2.4.3. Lá mọc vòng :