Hình thái của thân 1.Các phần của thân

Một phần của tài liệu giai phau thuc vat (Trang 77 - 79)

III. Thân 1 Ðại cương

2. Hình thái của thân 1.Các phần của thân

2.1.1. Thân chính

Là trục chính của cây mang nhiều bộ phận của cây: Chồi ngọn, chồi nách, chồi phụ, mấu, lóng (gióng ).

- Chồi ngọn: Ngọn thân có một chỗ hơi phình ra hình nón, gọi là chồi ngọn, có nhiều lá mầm phủ lên nhau che chở cho mô phân sinh ngọn ở phía trong. Các lá này sau sẽ lớn lên và tách dần nhau ra.

- Chồi nách: Mọc ở nách lá dọc thân, cấu tạo giống chồi ngọn, sẽ phát triển thành cành hoặc hoa. Giữa chồi ngọn và chồi nách có mối quan hệ sinh lý phức tạp (chồi ngọn phát triển mạnh kìm hãm sự phát triển của chồi nách ).

- Chồi phụ: Phát triển ở các phần thân, cành v.v....chặt ngang, chúng sẽ phát triển thành thân hoặc cành mới. Trong công nghiệp, người ta sử dụng các chồi phụ để tiến hành sự sản sinh dưỡng.

- Mấu và gióng: Chỗ lá dính vào thân dưới chồi nách gọi là mấu. Khoảng cách giữa 2 mấu gọi là gióng (mô phân sinh gióng hoạt động một thời gian rồi ngừng )

2.1.2. Cành

Phát triển từ chồi nách của thân chính, đó là cành bên hoặc cành cấp 1. Cành này có hình dạng cấu tạo và sự sinh trưởng giống như thân chính (có chồi ngọn, chồi nách ...). Các chồi này lại phát triển thành cấp cành tiếp theo.

+ Sự phân cành (sự phân nhánh): * Phân nhánh lưỡng phân :

- Phân nhánh lưỡng phân đều: Chồi ngọn phân đôi phát triển tạo thành 2 cành ... (Thạch tùng).

* Phân nhánh đơn trục :

Song song sự sinh trưởng của chồi ngọn, có những chồi nách phát triển thành cành, nhưng những cành này không bao giờ phát triển cao hơn chồi ngọn (có rất nhiều trường hợp này, như ở cây phi lao, bạch đàn,...)

* Phân nhánh hợp trục.

- Phân nhánh hợp trục1 ngả: Chồi ngọn phát triển đến một mức độ nào đó thì dừng lại, trong lúc đó chồi bên (cấp 1) phát triển cao hơn chồi ngọn, chồi bên (cấp 2) lại phát triển cao hơn chồi cấp 1 ... (nho, bầu, bí ...)

-Phân nhánh hợp trục 2 ngả: Cây có lá mọc đối phát triển 2 chồi nách một thời gian rồi dừng phát triển, 2 chồi nách kế tiếp tiếp tục phát triển cao lên.

- Phân nhánh hợp trục nhiều ngả: Những chồi nách đều phát triển vào chồi ngọn ... rồi dừng lại, chồi cấp 2 phát triển cao hơn chồi cấp 3 ...

Thân do nhiều chồi nách phát triển thành (thân thảo) gọi là hợp trục Thân do nhiều chồi ngọn phát triển thành (thân gỗ) gọi là đơn trục .

Thân đơn trục kém tiến hóa hơn thân hợp trục vì các thân thảo thấp, sự vận chuyển thức ăn dễ, ít chịu gió bão, có nhiều chồi phát triển thành thân nên khả năng phát triển mạnh.

2.2. Các loại thân và biến thái của thân

- Hình thái ngoài của thân theo vị trí trong không gian, gồm các loại: + Thân thẳng

+ Thân nằm ngang

+ Thân leo

- Hình thái thân theo thời gian, kiểu phân nhánh và tỷ lệ giữa thân, cành : + Thân gỗ: Sống lâu năm

Thân chính phát triển mạnh và chỉ phân cành từ 1 chiều cao nhất định so với mặt đất.

* Cây gỗ lớn (trên 30m), cây gỗ vừa (20-30m), cây gỗ nhỏ (dưới 20m) +Thân bụi: Nhiều năm

Thân hóa gỗ 1 phần ở gốc, phần ngọn chết đi vào cuối thời kỳ dinh dưỡng, từ phần gốc những chồi mới hình thành và quá trình lập lại nhiều năm.

+ Thân cỏ: 1,2 hay nhiều năm .

Cỏ 1 năm chết sau khi kết thúc quá trình sinh trưởng và sinh sản. Ví dụ: Xà lách, rau tàu bay .

Cỏ 2 năm: Năm đầu phát triển thân, rễ, lá. Hoa xuất hiện năm 2. Ví dụ: Cà rốt Cỏ lâu năm: Thân ngầm hình thành nhiều chồi mới thay thế các thân bên trên bị chết hằng năm .

Có loại thân bên trên không chết hằng năm (cỏ gà, cỏ gừng ) - Biến thái của thân: Một số loại biến thái như:

+ Thân củ (su hào) + Gai (chanh, bồ kết)

+ Thân rễ (cỏ tranh) + Cành hình lá (quỳnh, càng cua) + Thân giò (phong lan) + Thân hành (hành, tỏi)

3. Cấu tạo đỉnh sinh trưởng của chồi 3.1. Rêu, cỏ tháp bút :

Một phần của tài liệu giai phau thuc vat (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w