0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Phần thân của thiết bị đo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO ĐẦU ĐO CỦA MÔ HÌNH THIẾT BỊ ĐO KIỂM TỰ ĐỘNG KÍCH THƯỚC LỖ TRÊN DÂY TRUYỀN TỰ ĐỘNG HÓA (Trang 54 -56 )

Phần thân của thiết bị đo với nhiệm vụ lắp đặt các bộ phận là : - Lắp đặt phần đầu đo

- Phần chuyển đổi tín hiệu của đầu đo tự động. - Có bộ phận hồi cơ cấu cho đầu đo.

Theo thiết kế phần thân của thiết bị có dạng thanh, trên thanh này bố trí các chân lắp đặt các bộ phận đầu đo và phần chuyển đôi tín hiệu.

 Phần đầu đo có dạng kết nối ren nên khi lắp đặt giữa phần thân với phần đầu đo phải theo lắp ráp kiểu ren, kết nối theo kiểu ren giữa phần thân với đầu đo có lợi ích là đảm bảo độ chính xác khi kết nối, độ cứng vững tốt không bị thay đổi xê dịch trong quá trình lắp đặt, khi lắp đặt dễ dàng không có nhiều khó khăn phải căn chỉnh như kiểu lắp đặt khác, việc tháo đầu đo để bảo dưỡng cũng dễ dàng thuận lợi. Kèm theo đấy là khi chúng ta muốn thay đầu đo để đo những lỗ khác nhau cũng dễ dàng. (bản vẽ chế tạo phần thân được trình bày ở phần phụ lục)

 Trên thân của thiết bị đo lắp đặt bộ phận chuyển đổi tín hiệu, việc lắp đặt bộ phận chuyển đổi tín hiệu có đặt ra các yêu cầu là đảm bảo độ cứng vững, không bị xô lệch trong quá trình hoạt đông hay dưới tác động lực mạnh, quá trình lắp đặt phải đảm bảo độ chính xác kết nối giữa đầu đo với thiết bị chuyển đổi tín hiệu để quá trình truyền tín hiệu dễ dàng thông suốt không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây nhiễu.

 Trên phần thân của thiết bị đo còn phải bố trí thêm phần hồi cơ cấu cho phần đầu đo vì do là khi đầu đo được ấn chui vào trong lỗ cần đo thì thành lỗ sẽ bóp 4 viên bi chui sâu vào trong các ổ chứa tương ứng, khi viên bi chui sâu vào trong lỗ nó sẽ làm cho trục ở bên trong đầu đo dịch chuyển ngược lên, tiếp theo

khi trục của đầu đo chuyển động lên sẽ truyền tín hiệu đo cho bộ phận chuyển đổi tín hiệu, nhưng khi ta rút đầu đo ra khỏi lỗ thì cơ cấu đầu đo không tự hồi về vị trí cũ nữa vì vậy cần phải có một cơ cấu để đẩy trục ở bên trong đầu đo về vị trí cũ đồng thời đẩy các viên bi ở trong ổ bung ra phía ngoài để thực hiện các lần đo tiếp theo. (xem bản vẽ chế tạo phần thân được trình bày ở phần phụ lục)

 Bộ phận hồi cơ cấu của đầu đo được bố trí ở trên phần thân của thiết bị có thể dùng theo cơ cấu thủy lực hoặc sử dụng cơ cấu lò xo để đẩy cơ cấu đầu đo về vị trí cũ.

- Nếu dùng cơ cấu thủy lực để hồi cơ cấu thì gặp phải nhiều khó khăn vì đây là hệ thống phức tạp, điều kiện làm việc khó khăn thường xuyên phải bảo dưỡng và còn phải bao kín tránh bụi bẩn làm hại đến các xi lanh thủy lực. Việc tính toán lực đẩy về của các cơ cấu thủy lực phức tạp, nếu lực đẩy về bé quá thì không có khả năng hồi được cơ cấu, nếu lực đẩy về lớn quá sẽ làm cho cơ cấu đầu đo luôn bị căng nặng, thành của lỗ không bóp được các viên bi chui sâu vào trong ổ chứa đẩy trục đo đi lên trên được.

- Còn dùng cơ cấu lò xo để hồi cơ cấu về vị trí cũ thì có một số thuận lợi là cơ cấu làm việc an toàn, chịu được các điều kiện làm việc không tốt như là bụi bặm chịu được dung động, không phải thường xuyên bảo dưỡng và khi lò xo bị hỏng kém chất lượng thì có thể thay thế dễ dàng. Thêm vào đó thì khi lựa chọn lò xo cho phù hợp thì chúng ta chỉ việc thử thay thế các loại lò xo khác nhau từ bé đến lớn, nếu thấy lò xo nào đáp ứng điều kiện làm việc tốt hồi cơ cấu nhanh và không bị căng nặng thì chúng ta có thể áp dụng vào cơ cấu, việc lựa chọn lò xo chúng ta dựa trên thực nghiệm nên việc thực hiện dễ dàng không phải tính toán lực phức tạp như ở cơ cấu thủy lực.

Phần thân của cơ cấu này còn được thiết kế tính toán để tiến hành gá đặt toàn bộ phần đầu đo tự động lên cơ cấu tay máy để vận hành cơ cấu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO ĐẦU ĐO CỦA MÔ HÌNH THIẾT BỊ ĐO KIỂM TỰ ĐỘNG KÍCH THƯỚC LỖ TRÊN DÂY TRUYỀN TỰ ĐỘNG HÓA (Trang 54 -56 )

×