Phân loại các phương pháp đo lường tự động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chế tạo đầu đo của mô hình thiết bị đo kiểm tự động kích thước lỗ trên dây truyền tự động hóa (Trang 32 - 34)

Quá trình kiểm tra kỹ thuật ở các nhà máy cơ khí bao gồm nhiều loại nguyên công kiểm tra, chúng được chia ra 3 loại:

1.3.2.1. Phân loại theo thời gian thực hiện

Theo thời gian thực hiện người ta phân biệt:

- Trạm đo lường tự động bước đầu (kiểm tra sơ bộ)

Các nguyên công này được dùng để kiểm tra chất lượng của vật liệu và bán thành phẩm trước khi gia công và chi tiết trước khi lắp ráp. Ví dụ, kiểm tra các

tính chất cơ, lý, hóa của vật liệu, kiểm tra các chi tiết thành phẩm ở kho chứa của phân xưởng lắp ráp.

- Trạm đo lường tự động trung gian

Các nguyên công này được thực hiện theo thứ tự của quy trình công nghệ. Nhờ có công tác đo lường kiểm tra trung gian mà các chi tiết bán thành phẩm nếu không đạt yêu cầu có thể bị oại bỏ ra khỏi các nguyên công tiếp theo. Ví dụ, kiểm tra bánh răng hoặc then hoa trước khi nhiệt luyện, kiểm tra đường kính của xilanh trong động cơ trước khi mài.

- Trạm đo lường tự động lần cuối

Các nguyên công này thực hiện việc đo lường kiểm tra tự động sản phẩm ở từng giai đoạn xác định của quá trình sản xuất (ví dụ, trước khi chuyển phôi hoặc chi tiết sang phân xưởng khác) hoặc trước khi chuyển sản phẩm hoàn thiện cho người tiêu dùng.

1.3.2.2. Phân loại theo vị trí thực hiện

Theo phương pháp này người ta phân biệt:

 Đo tự động tại chỗ

Các nguyên công này được thực hiện ở các trạm kiểm tra tĩnh tại chỗ (cố định) được thiết lập trong những trường hợp sau: khi cần kiểm tra số lượng lớn đối tượng (phôi, chi tiết, sản phẩm) như nhau trên thiết bị kiểm tra chuyên dùng hoặc khi có khả năng đưa công việc kiểm tra tĩnh hoặc chuyển sang phân xưởng khác. Ví dụ, kiểm tra trung gian ở dây chuyền sản xuất, kiểm tra chi tiết lần cuối sau khi gia công cơ và được chuyển vào kho chứa của phân xưởng lắp ráp.

 Đo tự động di động

Các nguyên công này được thực hiện trực tiếp tại các chỗ làm việc trong các trường hợp sau: khi đo kiểm tra các chi tiết lớn, cồng kềnh và không thuận tiện cho việc vận chuyển, khi gia công và kiểm tra số ít đối tượng giống nhau, khi có

khả năng sử dụng những phương pháp đo lường đơn giản. Ví dụ, khi kiểm tra các chi tiết lớn trong phân xưởng lắp ráp của các nhà máy chế tạo máy hạng nặng.

1.3.2.3. Phân loại theo mức độ bao hàm sản phẩm

Theo phương pháp này người ta phân biệt: - Trạm đo lường tự động toàn bộ sản phẩm

Các nguyên công này được thực hiện đối với 100% số sản phẩm trong những trường hợp sau khi không có độ an toàn về chất lượng của vật liệu, bán thành phẩm, phôi, chi tiết và sản phẩm; khi thiết bị hoặc quy trình không đảm bảo được tính đồng nhất của đối tượng gia công; khi không thực hiện được lắp lẫn hoàn toàn trong lắp ráp; khi sau nguyên công có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của nguyên công tiếp theo hoặc lắp ráp; khi sau các nguyên công tinh và đắt tiền; khi kiểm tra chi tiết trước các nguyên công tinh và đắt tiền; khi thử các sản phẩm quan trọng (ví dụ, kiểm tra phôi dập tự do, kiểm tra nguyên công gia công mặt chuẩn, kiểm tra máy nén khí trên bệ thử)

- Trạm đo lường tự động lựa chọn.

Các nguyên công này không được thực hiện đối với tất cả mà toàn bộ sản phẩm mà chỉ thực hiện đối ới một số sản phẩm nhất định. Thông thường kiểm tra lựa chọn được thực hiện trong những trường hợp sau: khi các chi tiết có chất lượng như nhau; khi quy trình công nghệ có ổn định cao; sau các nguyên công không có ý nghĩa quyết định đối với các nguyên công tiếp theo, khi thực hiện nguyên công kiểm tra cần phá huỷ chi tiết. Ví dụ, kiểm tra lựa chọn có thể là kiểm tra phôi rèn, phôi dập, kiểm tra bulông được gia công trên máy tự động và kiểm tra chi tiết trên đường dây tự động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chế tạo đầu đo của mô hình thiết bị đo kiểm tự động kích thước lỗ trên dây truyền tự động hóa (Trang 32 - 34)