0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tổ chức lao động của công nhân tại dây chuyền tự động có thiết bị đo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO ĐẦU ĐO CỦA MÔ HÌNH THIẾT BỊ ĐO KIỂM TỰ ĐỘNG KÍCH THƯỚC LỖ TRÊN DÂY TRUYỀN TỰ ĐỘNG HÓA (Trang 36 -39 )

kiểm tự động

Tổ chức lao động của công nhân kiểm tra kỹ thuật còn phải đảm bảo được năng suất lao động cao nhất trong điều kiện ổn định của các kết quả kiểm tra.

Tổ chức chỗ kiểm tra phải đáp ứng yêu cầu mặt bằng hợp lý và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho công nhân. Mặt bằng hợp lý đòi hỏi cách bố trí các dụng cụ kiểm tra, khay đựng chi tiết (phế phẩm và thành phẩm), bảng chỉ dẫn kiểm tra hoặc bản vẽ sơ đồ kiểm tra sao cho quãng đường đi của người kiểm tra là ngắn nhất. Trong trường hợp đặc biệt các dụng cụ kiểm tra cần được xếp đặt theo tuần tự sử dụng và ở những chỗ cố định.

Công nhân kiểm tra phải có trình độ tay nghề cao. Nhìn chung công nhân kiểm tra cần nắm được điều kiện kỹ thuật của chi tiết, công dụng và điều kiện làm việc của chi tiết máy, công nghệ kiểm tra sản phẩm, nguyên tắc sử dụng thiết bị kiểm tra, quy trình chế tạo sản phẩm, các dạng phế phẩm có thể xảy ra và nguyên tắc kỹ thuật an toàn khi thực hiện nguyên công kiểm tra. Ngoài ra, công nhân kiểm tra còn phải biết sử dụng thành thạo thiết bị kiểm tra, đọc được bản vẻ sản phẩm, phân loại đúng các sản phẩm theo các chỉ tiêu chất lượng khác nhau (thành phẩm, khuyết tật, phế phẩm), đồng thời phải biết hoàn chỉnh hồ sơ có liên quan đến nguyên công kiểm tra.

Số lượng công nhân kiểm tra phụ thuộc vào dạng sản xuất. Trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối, nơi mà các nguyên công khiển tra ổn định và lặp lại

theo chu kỳ, số công nhân kiểm tra R được xác định theo chỉ tiêu thời gian của nguyên công kiểm tra:

1 m i i i i N n t b c R F

Ở đây:

m - số chủng loại chi tiết được kiểm tra; Ni - số chi tiết được kiểm tra trong một tháng; ni - số lần đo trên một chi tiết thứ i;

ti -thời gian của một nguyên công kiểm tra; bi - mức lựa chọn kiểm tra của chi tiết thứ i;

c- hệ số tính đến việc hoàn chỉnh hồ sơ kiểm tra (c = 1,1);

F- Thời gian làm việc trong một tháng của một công nhân kiểm tra.

Trong sản xuất là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Ví dụ, băng máy tiện bị mòn là nguyên nhân gây ra độ côn hoặc ôvan của chi tiết; bạc dẫn hướng dao khoan, khoét, doa bị mòn sẽ làm cho lỗ khoan bị lệch so với bản vẽ thiết kế hoặc sai số của đồ gá, khuôn mẫu, dụng cụ cắt có thể gây ra phế phẩm, phá vỡ tính lắp lẫn hoàn toàn và do đó làm tăng thêm khối lượng cạo sữa khi lắp ráp.

Các bộ phận trong nhà máy chịu trách nhiệm kiểm tra các thiết bị sản xuất khác nhau:

- Kỹ sư cơ điện của phân xưởng kiểm tra các máy gia công.

- Phòng thí nghiệm đo lường trung tâm kiểm tra các dụng cụ đo và đồ gá kiểm tra.

- Bộ phận kiểm tra của phân xưởng kiểm tra các đồ gá và dụng cụ cắt.

- Các phòng thí nghiệm khác của nhà máy kiểm tra độ cứng và các tính chất cơ lý của vật liệu.

- Phòng năng lượng kiểm tra các thiết bị điện, động cơ điện, trạm biến thế, các dụng cụ đo điện, đo nhiệt.

Nội dung chủ yếu của trạm đo lường tự động sản xuất là kiểm tra chất lượng lúc đưa vào sử dụng và kiểm tra định kỳ trong quá trình sử dụng. Kiểm tra định kỳ mỗi loại thiết bị sản phẩm phụ thuộc.

1.4. Kết luận chương I

Ở chương một này thì tôi đã nghiên cứu tìm hiểu và khảo sát về các vấn đề sản xuất dây truyền, tổ chức sản xuất hoạt động của dây truyền liên tục và nghiên cứu về các hoạt động kiểm tra tự động của các trạm kiểm tra trên dây truyền tự động. Việc nghiên cứu tìm hiểu này giúp tôi có các nhìn tổng thể về việc bố trí hoạt động của các trạm kiểm tra, qua đó thì phác thảo các kết cấu đơn giản của trạm kiểm tra đo kích thước lỗ tự động biết được vùng hoạt động cách thức trình tự của một công việc kiểm tra đo kích thước nói chung.

Những nội dung chính đã giải quyết trong chương I

- Nghiên cứu tìm hiểu về dây truyền tự động, khảo sát về các hoạt động kiểm tra tự động kích thước.

- Nghiên cứu về việc bố trí, vận hành các trạm kiểm tra tự động kích thước - Các tính toán thiết kế các trạm kiểm tra ở trên dây truyền, nên lắp đặt tại các vị trí như thế nào

- Thiết kế sơ bộ trạm kiểm tra kích thước tự động, tìm hiểu được cấu trúc hoạt động của một trạm kiểm tra. Nghiên cứu hoạt động của một số mô hình đầu đo kích thước lỗ tự động.

Chương II: THIẾT KẾ ĐẦU ĐO CỦA THIẾT BỊ ĐO KIỂM TỰ

ĐỘNG KÍCH THƯỚC LỖ TRÊN DÂY TRUYỀN TỰ ĐỘNG

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO ĐẦU ĐO CỦA MÔ HÌNH THIẾT BỊ ĐO KIỂM TỰ ĐỘNG KÍCH THƯỚC LỖ TRÊN DÂY TRUYỀN TỰ ĐỘNG HÓA (Trang 36 -39 )

×