Bảng 8: CHỈ TIÊU NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ TẠI NH MHB CHI NHÁNH SÓC TRĂNG TỪ 2008 – 2010
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Tổng dư nợ 588.627 706.868 704.514 -118.241 -0,33 Tổng nợ xấu 18.806 19.954 19.678 -1.148 -1,38 TNX/TDN(% ) 3,19 2,82 2,79 - -
(Nguồn: Phòng Kinh doanh MHB Sóc Trăng)
Trong hoạt động kinh doanh bên cạnh lợi nhuận đạt được bao giờ cũng kèm theo yếu tố rủi ro. Vì vậy, rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Qua bảng trên ta thấy năm 2008 tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng là 3,19% thì đến năm 2009 tỉ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 2,82%. Và đến năm 2010, tỉ lệ nợ xấu lại tiếp tục giảm xuống còn 2,79%. Như ta biết, ngân hàng là ngành tập trung rủi ro của tất cả các ngành kinh tế khác. Chỉ cần một ngành gặp trở ngại trong hoạt động thì ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng, mà biều hiện của sự ảnh hưởng này là nợ xấu. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 làm cho tình hình kinh tế rất phức tạp nhất là tình trạng lạm phát xảy ra làm cho giá cả tăng đột biến và giá cả nguyên vật liệu, xăng dầu,…đặc biệt vào cuối năm 2008 với tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà trường hợp xấu nhất là thua lỗ đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đến năm 2009 mặc dù tình hình có khả quan hơn nhưng tỉ lệ nợ xấu có giảm nhưng vẫn còn tương đối cao do nợ xấu tồn đọng ở năm 2008 vẫn chưa được giải quyết triệt để. Mặc dù tỉ lệ nợ xấu tăng nhưng khi kinh tế ổn định thì nó cũng giảm thể hiện sự hiệu quả
trong hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên năm tiếp theo Ngân hàng cần phải quản lý tỷ lệ nợ xấu chặt chẽ hơn để tăng vòng quay vốn tín dụng nhằm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.