Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 46 - 61)

VI. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

2.2.1.4 Tình hình nợ quá hạn

Nợ quá hạn là hình thức biểu hiện của rủi ro tín dụng trong quá trình hoạt kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên ta khó có thể triệt tiêu hết được nợ quá hạn bởi vì trong từng lĩnh vực, từng đối tượng vay vốn đều chứa đựng mức độ rủi ro khác nhau. Để hiểu rõ hơn về thực trạng rủi ro tín dụng hộ sản xuất kinh doanh trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện An Biên, ta tiến hành phân tích tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong ba năm qua:

Nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh(2009-2011)

Bảng 2.8 Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh(2009-2011) ĐVT: Triệu đồng Tỷ đồng

Đối tượng 2009 2010 2011 So sánh 10/09 So sánh 11/10 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % tiềnSố % Trồng trọt 2.978 60,26 2.085 59,61 1.917 64,19 -893 -29,99 -168 -8,06 Chăn nuôi 698 14,12 612 17,50 476 15,93 -86 -12,32 -136 -22,22 Kinh doanh 1.266 25,62 801 22,89 594 19,88 -465 -36,73 -207 -25,84 Tổng cộng 4.942 100 3.498 100 2.987 100 - 1.444 -21,59 -511 -13,72

Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT Huyện An Biên

Qua số liệu cho thấy, nợ quá hạn ngắn hạn tại NHNo & PTNT Huyện An Biên đều giảm dần qua các năm. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Huyện An Biên một cách rõ rệt. Ta thấy dư nợ qua các năm đều tăng nhưng nợ quá hạn ở tỷ lệ thấp và giảm dần qua các năm. Cụ thể số liệu phản ánh qua các năm:

Năm 2009 nợ quá hạn 4.942 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,39% trong tổng dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh.

Năm 2010 nợ quá hạn 3.498 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,39% trong tổng dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh, giảm so với năm 2009 là 1.444 triệu đồng.

Năm 2011 nợ quá hạn tiếp tục giảm xuống còn 2.987 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,04% trong tổng dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất, giảm so với năm 2010 là 511 triệu đồng.

- Nợ quá hạn trồng trọt: Trong những năm gần đây việc trồng trọt của

người dân đạt được những kết quả khả quan nên dư nợ ngắn hạn trồng trọt luôn giảm qua các năm cụ thể: năm 2009 nợ quá hạn là 2.978 triệu đồng chiếm 60,26% tổng nợ quá hạn ngắn hạn, năm 2010 giảm còn 2.085 triệu đồng, giảm 893 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 tiếp tục giảm còn 1.917 triệu đồng chiếm 64,19% tổng nợ quá hạn ngắn hạn, giảm 168 triệu đồng tương đương 8,06% so với năm 2010.

- Nợ quá hạn chăn nuôi: Nợ quá hạn ngắn hạn ngành chăn nuôi cũng giảm

Tỷ đồng

tổng nợ quá hạn ngắn hạn, giảm 86 triệu đồng so với năm 2009. Qua năm 2011 tiếp tục giảm còn 476 triệu đồng chiếm 15,93% tổng nợ quá hạn ngắn hạn, con số giảm l36 triệu đồng tương đương 22,22% so với năm 2010.

- Nợ quá hạn kinh doanh: Lĩnh vực kinh doanh nhìn nhận sự xuống dóc

của nợ quá hạn khi giảm liên tục qua các năm đây là điều đáng mừng đối với người dân cũng như với Ngân hàng.

Năm 2009 nợ quá hạn ngắn hạn hộ kinh doanh là 1.266 triệu đồng chiếm 25,62% tổng nợ quá hạn ngắn hạn, năm 2010 giảm còn 801 triệu đồng chỉ còn chiếm 22,89%, giảm 36,73% so với năm 2009. Đến năm 2011 giảm còn 594 triệu đồng chiếm 19,88% tổng nợ quá hạn ngắn hạn, giảm 207 triệu đồng tức 25,84% so với năm 2010. Nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh của Ngân hàng giảm liên tục qua các năm có được kết quả này là do những năm qua giá cả nông sản cũng tương đối cao nên hoạt động sản xuất có hiệu quả, hộ kinh doanh thì làm ăn có lời cao, hộ vay trả nợ rất đúng hạn.

Biểu đồ 2.10 Nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh (2009-2011)

Mặc khác, kết quả này có được là do sự nổ lực hết mình của đội ngũ cán bộ tín dụng trong việc thẩm định hộ cho vay, vận động khách hàng trả nợ đúng hạn.

Nợ quá hạn trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp

Bảng 2.9 Tình hình nợ quá hạn trung hạn hộ sản xuất kinh doanh(2009-2011) ĐVT: Triệu đồng

Đối 2009 2010 2011 So sánh 10/09 So sánh 11/10

tượng Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % tiềnSố % Trồng trọt 684 49,40 532 54,07 341 50,83 -152 -22,22 -191 -35,90 Chăn nuôi 353 25,48 237 24,08 169 25,18 -116 -32,86 -68 -28,69 Kinh doanh 348 25,12 215 21,85 161 23,99 -133 -38,22 -54 -25,12 Tổng cộng 1.385 100 984 100 671 100 -401 -28,95 -313 -31,81

Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT Huyện An Biên

Cũng như nợ quá hạn ngắn hạn, nhìn chung nợ quá hạn trung hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh cũng giảm trong những năm trở lại đây. Cụ thể, năm 2009 nợ quá hạn trung hạn là 1.385 triệu đồng thì sang năm 2010 nợ quá hạn giảm 401 triệu đồng tức 28,95% so với năm 2009. Đến năm 2011, nợ quá hạn giảm xuống đến mức chỉ còn 671 triệu đồng, giảm 313 triệu đồng tương đương 31,81% so với năm 2010. Trong cơ cấu nợ quá hạn trung hạn hộ sản xuất kinh doanh thì trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn với khoảng 50% tiếp đến là chăn nuôi còn lại là kinh doanh.

- Nợ quá hạn trồng trọt: Năm 2009 là 684 triệu đồng chiếm 49,40%, năm 2010 giảm còn 532 triệu đồng chiếm 54,07% tỷ trọng có tăng nhưng đã giảm 152 triệu đồng tức 22,22% so với năm 2009. Sang năm 2011 tiếp tục giảm còn 341 triệu đồng, tỷ trọng giảm còn 50,83%, giảm 35,90% tương đương 191 triệu đồng so với năm 2010.

- Nợ quá hạn chăn nuôi: Nợ quá hạn trung hạn chăn nuôi năm 2009 là 353

triệu đồng chiếm 25,48%, sang năm 2010 giảm còn 237 triệu đồng, giảm 116 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 giảm chỉ còn 169 triệu đồng chiếm 25,18% tổng nợ quá hạn trung hạn hộ sản xuất kinh doanh, giảm 68 triệu đồng tức 28,69% so với năm 2010.

- Nợ quá hạn kinh doanh: Chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nợ quá hạn trung hạn ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh. Năm 2009 là 348 triệu đồng chiếm 25,12%, năm 2010 giảm còn 215 triệu đồng chỉ còn chiếm 21,85%, giảm 133 triệu đồng tức 38,22% so với năm 2010. Đến năm 2011 nợ quá hạn trung hạn hộ kinh doanh chỉ còn 161 triệu đồng chiếm 23,99% và giảm 54 triệu đồng tương đương 25,12% so với năm 2010.

Biểu đồ 2.11 Nợ quá hạn trung hạn hộ sản xuất kinh doanh(2009-2011)

Chúng ta thấy rằng, nợ quá hạn luôn giảm đáng kể qua 3 năm, nguyên nhân rất quan trọng không thể không kể đến đó là Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và thâm niên cao, kinh nghiệm làm việc nhiều năm. Ngoài ra, Ngân hàng thực hiện đúng theo quy trình cho vay, công tác thẩm định phương án, dự án, tư cách khách hàng trước khi cho vay được quan tâm đúng mức vì đây là bước quan trọng nhất trong quá trình cho vay. Mỗi cán bộ tín dụng đã đến từng hộ dân để xem xét tình hình thực tế sau đó mới quyết định cho vay. Công tác kiểm tra sau khi cho vay được thực hiện thường xuyên, liên tục, nên việc xử lý nợ đến hạn nhanh chóng.

2.2.1 Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Hộ Sản Xuất Kinh Doanh Tại NHNO & PTNT Huyện An Biên

2.2.1.1 Dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh trên vốn huy động

Chỉ số này cho biết vốn huy động tham gia vào việc đầu tư tín dụng và khả năng huy động vốn tại địa phương

Bảng 2.10 Dư nợ cho vay trên vốn huy động tại Ngân hàng (2009 – 2011). ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Dư nợ (1) 248.293 304.794 342.712

Vốn huy động (2) 80.373 102.470 159.763

1/2 (%) 308,93 297,45 214,51

Tỷ đồng

Tỷ lệ này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 70% thì vốn bị ứ động, sử dụng vốn huy động chưa hết.

Trong năm 2009 bình quân 3,08 đồng dư nợ mới có một đồng vốn huy động tham gia, sang năm 2010 bình quân 2,97 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia, năm 2011 trong 2,14 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia. Từ chỉ số trên cho thấy nguồn vốn huy động được từ dân cư trong địa bàn còn thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Dư nợ cho vay tăng cao qua các năm trong khi đó nguồn vốn huy động có tăng nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Mặt khác có sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng hoạt động trên cùng địa bàn tăng lãi suất huy động vốn để thu hút khách hàng gửi tiền vào tổ chức mình, từ đó thị phần bị chi phối thu hẹp. Bên cạnh đó, đời sống một bộ phận dân cư còn nghèo, đời sống gặp khó khăn nên không có tiền gửi vào Ngân hàng, do đó công tác huy động vốn của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó cho thấy Ngân hàng cần có những biện pháp nhằm thu hút vốn huy động trên địa bàn mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động tín dụng.

2.2.2.2 Hệ số thu nợ hộ sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, ứng với doanh số cho vay thì ngân hàng thu được bao nhiêu đồng vốn ( hệ số này đối với NHN0 trung bình khoảng 80%).

Bảng 2.11 Hệ số thu nợ tại Ngân hàng từ năm ( 2009 – 2011 )

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh số thu nợ (1) 223.570 286.787 355.144

Doanh số cho vay (2) 305.046 343.078 393.061

1/2 (%) 73,29 83,59 90,35

Hệ số thu nợ của đơn vị đạt 73,29% trong năm 2009 nhưng sang năm 2010

tăng lên 83,59%, tăng hơn năm trước 10,3% và đến năm 2011 hệ số này tăng lên đạt 90.35%, tăng hơn năm 2010 là 6,76%. Nhìn chung hệ số thu nợ của chi nhánh đạt

khá cao chỉ có năm 2009 thấp hơn hai năm còn lại. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ hộ sản xuất của Ngân hàng đạt hiệu quả, rủi ro trong hoạt động tín dụng thấp.

Kết quả này thể hiện những nổ lực và cố gắng rất nhiều của cán bộ tín dụng, bên cạnh việc đẩy mạnh cho vay, cán bộ tín dụng còn thẩm định chính xác khách hàng và đối tượng cho vay mang lại hiệu quả. Thêm vào đó điều kiện phát triển kinh tế xã hội cũng tác động không nhỏ, bởi vì trong vài năm gần đây nông ngư dân trong huyện không ngừng trúng mùa, cả nuôi trồng thuỷ sản lẫn trồng cây công nghiệp, trồng lúa và giá cả tiêu thụ cũng khả quan.

2.2.2.3 Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu này rất quan trọng nó phản ánh trực tiếp hiệu quả và chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Bảng 2.12 Tỷ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng từ năm (2009 – 2011).

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nợ quá hạn (1) 6.327 4.482 3.658

Dư nợ (2) 248.293 304.794 342.712

1/2 (%) 2,55 1,47 1,07

Trong năm 2009 có tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất là 2,55%, đến năm 2010 là 1,47% giảm 1,08% so với năm trước và tỷ lệ nợ quá hạn năm 2011 là 1,07% giảm hơn năm 2010 là 0,4%. Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thể hiện Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và ngược lại tỷ lệ này cao thể hiện mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng cao.

Trong ba năm tỷ lệ nợ quá hạn giảm liên tục cho thấy công tác thu nợ của đơn vị đạt hiệu quả rất khả quan, hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng hiệu quả, công tác thu hồi nợ trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, có được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng.

Cán bộ tín dụng đã cho vay đúng người, đúng đối tượng, làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nên kết quả thu hồi nợ mới tốt như vậy. Điều kiện tự nhiên - xã hội cũng có vai trò quyết định không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ, cho thấy đầu tư vào sản xuất nông

nghiệp, chăn nuôi và ngành nghề khác phục vụ cho nông hộ là một giải pháp đúng của NHNo & PTNT Huyện An Biên. Trong những năm vừa qua, giá lúa và các mặt hàng nông sản khác tăng cao và ổn định giúp cho hộ nông dân trả nợ tốt cho Ngân hàng.

2.2.2.4 Vòng quay vốn hộ sản xuất kinh doanh

Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng hay mức độ thu hồi nợ của ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng cao thể hiện khả năng thu hồi nợ tốt, ngân hàng quản lý chặt chẽ vốn quay của khách hàng, nhằm tránh tình trạng khách hàng không trả nợ mà sử dụng cho mục đích khác

Bảng 2.13 Vòng quay vốn tại Ngân hàng từ năm (2009 – 2011).

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh số thu nợ (1) 223.570 286.787 355.144

Dư nợ bình quân(2) 228.334 276.544 323.753

1/2 (lần) 0,98 1,04 1,1

Trong năm 2009 vòng quay vốn tín dụng là 0,98 vòng và tăng lên ở năm 2010 là 1,04 vòng sang năm 2011 đạt 1,1 vòng. Tuy chỉ số này đạt chưa cao nhưng có chiều hướng tăng dần qua các năm. Như vậy đồng vốn của Ngân hàng được thu hồi và luân chuyển tốt qua ba năm, điều này làm cho quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh càng được mở rộng.

Mặc khác, chúng ta thấy được công tác chỉ đạo thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả, Ngân hàng đầu tư đúng hướng giúp khách hàng vay vốn trả được gốc và lãi tiền vay nên góp phần giữ vững, ổn định vòng quay vốn tín dụng.

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Thầy Thái Kim Hiền Nhân

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT HUYỆN AN BIÊN

3.1 Đánh Giá Tổng Quát Hoạt Động Tín Dụng Đối Với Hộ Sản Xuất Kinh Doanh Tại NHNO & PTNT Chi Nhánh Huyện An Biên

3.1.1 Ưu điểm

- Ban Giám đốc NHN0 huyện An Biên đã lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động của cơ quan theo đúng định hướng của NHN0 tỉnh và nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức NHN0 huyện. Trong đó đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác huy động vốn, lấy phương châm “ huy động vốn hay là chết” là nhiệm vụ “sống còn” cho mỗi cán bộ công nhân viên NHN0 huyện.

- Thời gian qua, khâu tuyên truyền, quảng cáo và khuyến mãi đã thực sự có hiệu quả đối với công tác huy động vốn, kịp thời đưa nhanh lãi suất, phương thức gửi tiền cả nội và ngoại tệ đến với khách hàng bằng nhiều hình thức: bandrole, tờ bướm, cán bộ công nhân viên đi trực tiếp tuyên truyền, gửi tờ bướm cho từng khách hàng, đài phát thanh, truyền thanh huyện, thị trấn, xã…

- Nguồn vốn huy động tăng tạo điều kiện cho tín dụng tăng, nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn.

- Thực hiện tốt định hướng của Ngành và yêu cầu thực tế của địa phương. Vốn tín dụng được đáp ứng kịp thời, có chú trọng quan tâm các lĩnh vực trọng điểm của huyện ở từng thời kỳ như: cho vay trồng trọt, chăn nuôi, trong đó quan tâm đến chăn nuôi thủy sản.

- Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng và cán bộ công nhân viên, nhất là đội ngũ cán bộ tín dụng tăng cường giám sát cơ sở đã kịp thời nắm bắt tình hình kinh tế của địa phương và đầu tư của các tổ chức tín dụng khác đóng trên địa bàn huyện để

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 46 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w