Tình hình thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 38 - 46)

VI. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

2.2.1.2Tình hình thu nợ

Trong hoạt động Ngân hàng để có thể duy trì, bảo toàn và mở rộng nguồn vốn cho vay thì bên cạnh công tác cho vay thì công việc hết sức quan trọng mà Ngân hàng quan tâm là công tác thu hồi nợ.

Doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh(2009-2011)

Bảng 2.4 Doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh(2009-2011) ĐVT: Triệu đồng Đối tượng 2009 2010 2011 So sánh 10/09 So sánh 11/10 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền Trồng trọt 135.518 72,05 169.872 69,96 213.638 68,43 34.354 25,35 43.766 25,76 Chăn 17.943 9,55 20.195 8,32 25.974 8,31 2.252 12,55 5.779 28,62 Năm

nuôi Kinh

doanh 34.619 18,40 52.738 21,72 72.658 23,26 18.119 52,34 19.920 37,77

Tổng

cộng 188.080 100 242.805 100 312.270 100 54.725 29,1 69.465 28,61

Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT Huyện An Biên

- Thu nợ trồng trọt: Đóng góp chủ yếu trong cơ cấu thu nợ, doanh số thu

nợ tăng liên tục qua ba năm, cụ thể năm 2009 đạt 135.518 triệu đồng chiếm tỷ trọng 72,05%, năm 2010 đạt 169.872 triệu đồng chiếm 69,96%, tăng 34.354 triệu đồng tức 25,35% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số thu nợ đạt 213.638 triệu đồng chiếm 68,43%, tăng 43.766 tương đương 25,76% so với năm 2010. Nguyên nhân doanh số thu nợ tăng liên tục qua ba năm là do doanh số cho vay trồng trọt chiếm tỷ trọng cao, người dân tích cực tham gia sản xuất nên năng suất đạt rất cao cộng với giá lúa trong những năm gần đây tăng liên tục, vì vậy nông dân có điều kiện trả nợ Ngân hàng.

- Thu nợ chăn nuôi: Ngành chăn nuôi hiện nay là một ngành rất phát triển

ở địa bàn Huyện và heo là con vật được nuôi nhiều nhất. Từ năm 2009 trở lại đây giá thịt heo tăng liên tục, người dân bán heo được giá và trả nợ cho Ngân hàng. Mặc khác nhờ thú y và mô hình xây dựng chuồng trại được cải tiến nhờ đồng vốn của Ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn của người dân ngày càng cao và khả năng trả nợ Ngân hàng ngày càng lớn.

Chính điều đó đã làm cho doanh số thu nợ Ngân hàng tăng liên tục trong ba năm, năm 2009 đạt 17.943 triệu đồng chiếm 9,55%, năm 2010 đạt 20.195 triệu đồng chiếm 8,32%, tăng 2.252 triệu đồng tức 12,55% so với năm 2009. Đến năm 2011 thu nợ chăn nuôi hộ sản xuất kinh doanh đạt 25.974 triệu đồng chiếm 8,31%, tăng 5.779 triệu đồng tương đương 28,62% so với năm 2010.

- Thu nợ kinh doanh: Doanh số thu nợ ngắn hạn trong họat động kinh doanh qua các năm tăng dần, năm 2009 đạt 34.619 triệu đồng chiếm 18,40%, năm 2010 tăng lên đạt 52.738 triệu đồng chiếm 21,72%, tăng 52,34% với 18.119 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 thu nợ kinh doanh đạt 72.658 triệu đồng chiếm 23,26%, tăng 19.920 triệu đồng tương đương 37,77% so với năm 2010. Điều này cho thấy người dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn và thu được hiệu quả nên dễ dàng thu hồi vốn. Điều đó cho thấy Ngân hàng đã đầu tư đúng vào các phương án khả thi và giám sát vốn vay rất chặt chẽ.

Tỷ đồng

Biểu đồ 2.6 Doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh(2009-2011)

Tóm lại doanh số thu nợ ngắn hạn tăng qua các năm cho thấy khách hàng sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả đồng thời chi nhánh luôn có biện pháp hợp lý để thu hồi nợ nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phát triển.

Đạt được như vậy là nhờ vào chi nhánh đã thực hiện tốt việc đôn đốc trả nợ của khách hàng như gởi giấy báo kịp thời đến với khách hàng khi đến hạn trả nợ. Đồng thời ý thức trả nợ của khách hàng ngày càng cao cộng với việc khách hàng đã chọn được các phương án sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế tạo nguồn thu ổn định cho gia đình.

Doanh số thu nợ trung hạn hộ sản xuất kinh doanh(2009-2011)

Bảng 2.5 Doanh số thu nợ trung hạn hộ sản xuất kinh doanh(2009-2011) ĐVT: Triệu đồng Đối tượng 2009 2010 2011 So sánh 10/09 So sánh 11/10 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % tiềnSố % Trồng trọt 23.692 66,76 27.927 63,49 26.274 61,28 4.235 17,87 -1.653 -5,92 Năm

Tỷ đồng Chăn nuôi 4.052 11,42 6.195 14,08 4.693 10,95 2.143 52,89 1.502 -24,24 Kinh doanh 7.746 21,82 9.860 22,43 11.907 27,77 2.114 27,29 2.047 20,76 Tổng cộng 35.490 100 43.982 100 42.874 100 8.492 23,93 -1.108 -2,52

Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT Huyện An Biên

Từ năm 2009 Ngân hàng đã chủ trương mở rộng cho vay trung hạn nhưng còn hạn chế về đối tượng cho vay nhưng đến đầu năm 2011 Ngân hàng mở rộng đối tượng cho vay của mình, mặc dù năm 2011 doanh số thu nợ có giảm chút ít so với năm 2010 đó là do doanh số cho vay năm 2011 giảm nên doanh số thu nợ cũng giảm theo. Năm 2009, doanh số thu nợ trung hạn đạt 35.490 triệu đồng, năm 1010 đạt 43.982 triệu đồng, tăng 8.492 triệu đồng tức 23,93% so với năm 2009. Sang năm 2011 giảm xuống 42.874 triệu đồng, giảm 1.108 triệu đồng tương đương 2,52% so với năm 2010.

Qua số liệu cho thấy ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao cụ thể: năm 2009 thu nợ trung hạn đạt 23.692 triệu đồng chiếm 66,76%, năm 2010 là 27.927 triệu đồng chiếm 63,49%, tăng 4.235 triệu đồng tức 17,87% so với năm 2009. Sang năm 2011 giảm còn 26.274 triệu đồng và chiếm 61,28%, giảm 1.653 triệu đồng tương đương với 5,92% so với năm 2010.

Ngành chăn nuôi năm 2009 doanh số thu nợ trung hạn đạt 4.052 triệu đồng chiếm 11,42%, năm 2010 tăng lên 6.195 triệu đồng chiếm 14,08%, tăng 2.143 triệu đồng với tốc độ 52,89% so với năm 2009. Năm 2011 giảm còn 4.693 triệu đồng và chỉ chiếm 10,95%, giảm 1.502 triệu đồng tương đương 24,24% so với năm 2010.

Ngành kinh doanh liên tục tăng về doanh số thu nợ và tỷ trọng trong cơ cấu thu nợ trung hạn hộ sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Năm 2009 thu nợ đạt 7.746 triệu đồng chiếm 21,82%, năm 2010 thu 9.860 triệu đồng chiếm 22,43%, tăng 2.114 triệu đồng tức 27,29% so với năm 2009. Năm 2011 thu 11.907 triệu đồng chiếm 27,77%, tăng 2.047 triệu đồng tương đương 20,76% so với năm 2010.

Qua biểu đồ ta thấy có sự biến động trong tình hình thu nợ trung hạn hộ SXKD ở hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi chứng kiến bước tăng trưởng trong năm 2010 và sau đó là xuống dốc trong năm 2011, nguyên nhân là do vào những tháng cuối năm 2011 nước mặn xâm nhập vào khoảng 1/3 diện tích đất canh tác làm thiệt hại không nhỏ cho bà con nông dân dẫn đến việc trả nợ vay Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh khó khăn của các hộ nông dân trồng trọt, chăn nuôi thì những hộ làm kinh doanh lại có hiệu quả hơn nên việc thu nợ lĩnh vực kinh doanh luôn tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nợ trung hạn.

2.2.1.3 Tình hình dư nợ

Tổng dư nợ tại Ngân hàng là khoản nợ còn trong thời hạn cho vay hoặc được gia hạn nợ. Tuy nhiên tổng dư nợ còn có một khoản nữa đó là nợ quá hạn, đây là dạng dư nợ mà Ngân hàng cần phải hạn chế ở mức thấp nhất.

Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh(2009-2011)

Bảng 2.6 Tình hình dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh (2009-2011) ĐVT: Triệu đồng Đối tượng 2009 2010 2011 So sánh 10/09 So sánh 11/10 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền Trồng 142.384 68,75 165.713 65,81 177.275 61,91 23.329 16,38 11.562 6,98 Năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trọt Chăn nuôi 21.952 10,61 27.103 10,77 32.094 11,21 5.151 23,46 4.991 18,41 Kinh doanh 42.749 20,64 58.987 23,42 76,989 26,88 16.238 37,98 18.002 30,52 Tổng cộng 207.085 100 251.803 100 286.358 100 44.718 21,59 34.555 13,72

Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT Huyện An Biên

- Dư nợ trồng trọt: Dư nợ trồng trọt tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng

lớn nhất trong dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh mỗi năm, năm 2009 dư nợ đạt 142.384 triệu đồng chiếm 68,75% trong tổng dư nợ, năm 2010 dư nợ đạt 165.713 triệu đồng chiếm 65,81% tổng dư nợ, tăng 23.329 triệu đồng tức 16,38% so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ đã tăng lên 177.275 triệu đồng, tăng 11.562 triệu đồng tương đương 6,98% so với năm 2010. Do giá cả nông sản tăng nên giá cây giống cũng tăng, giá cả phân bón, thuốc trừ sâu tăng liên tục... nên nhu cầu vay vốn của nông dân ngày càng lớn hơn, vì vậy mà dư nợ ngày càng nhiều.

- Dư nợ chăn nuôi: Có thể nói rằng trong những năm gần đây, giá cả sản

phẩm ngành trồng trọt và chăn nuôi luôn ủng hộ người dân làm cho nông dân phấn khởi làm ăn, mở rộng quy mô. Từ đó làm cho dư nợ ngành chăn nuôi tăng lên hàng năm.

Năm 2009 dư nợ đạt 21.952 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10,61% tổng dư nợ, năm 2010 dư nợ là 27.103 triệu đồng, tăng 5.151 triệu đồng với tốc độ 23,46% so với năm 2009. Sang năm 2011, dư nợ đạt 32.094 triệu đồng chiếm 11,21% dư nợ ngắn hạn, tăng 4.991 triệu đồng tức 18,41% so với năm 2010. Dư nợ tăng do chủ trương của Huyện khuyến khích những hộ chăn nuôi có hiệu quả mở rộng quy mô cộng thêm vào đó là thị trường tiêu thụ của ngành chăn nuôi rất khả quan nên Ngân hàng mạnh dạn mở rộng đầu tư cho ngành chăn nuôi.

- Dư nợ kinh doanh: Tăng với tốc độ đáng kể, năm 2009 chỉ đạt 42.749

triệu đồng, năm 2010 tăng 16.238 triệu đồng tức 37,98% so với năm 2009 và đạt 58.987 triệu đồng. Đến năm 2011 dư nợ kinh doanh đã đạt 76.989 triệu đồng, tăng 18.002 triệu đồng tương đương 30,52% so với năm 2010..Sở dĩ dư nợ tăng nhanh như vậy là do hộ kinh doanh đã có nhiều phương án mở rộng sản xuất và được Ngân hàng đầu tư cho vay.

Biểu đồ 2.8 Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh (2009-2011)

Qua biểu đồ ta có thể thấy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn hộ kinh doanh và chăn nuôi tăng liên tục qua các năm cụ thể dư nợ ngắn hạn hộ kinh doanh tăng từ 20,64% năm 2009 lên 23,42% năm 2010 và 26,88% vào năm 2011. Bên cạnh hộ kinh doanh thì chăn nuôi cũng có cải thiện trong tỷ trọng dư nợ ngắn hạn từ 10,61% năm 2009 lên 11,21% năm 2011.

- Nhìn chung thì dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh tăng qua các năm, dư nợ năm 2009 là 207.085 triệu đồng, năm 2010 đạt 251.803 triệu đồng, tăng 44.718 triệu đồng tức 21,59% so với năm 2009. Năm 2011 dư nợ đạt 286.358 triệu đồng, tăng 34.555 triệu đồng tương đương với tốc độ 13,72% so với năm 2010.

Dư nợ trung hạn hộ sản xuất kinh doanh

Bảng 2.7 Tình hình dư nợ trung hạn hộ sản xuất kinh doanh(2009-2011) ĐVT: Triệu đồng Đối tượng 2009 2010 2011 So sánh 10/09 So sánh 11/10 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền Trồng trọt 25.718 62,42 33.962 64,07 35.639 64,04 8.244 32,06 1.677 4,94 Chăn 4.128 10,01 6.904 13,03 5.073 9,12 2.776 67.25 -1.831 26,52 Tỷ đồng

nuôi Kinh

doanh 11.362 27,57 12.125 22,88 14.932 26,84 763 6,72 2.807 23,15

Tổng

cộng 41.208 100 52.991 100 55.644 100 11..783 28,59 55.644

Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT Huyện An Biên

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ trung hạn hộ sản xuất kinh doanh tăng liên tục qua các năm. Cụ thể: năm 2009 dư nợ đạt 41.208 triệu đồng, trong đó dư nợ trồng trọt chiếm 62,42% và đạt 25.718 triệu đồng, tiếp đến là hộ kinh doanh với dư nợ 11.362 triệu đồng chiếm 27,57%, còn lại là chăn nuôi.

Năm 2010, cả dư nợ trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh đều tăng đưa tổng dư nợ năm 2010 đạt 52.991 triệu đồng tăng 11.783 triệu đồng tức 28,59% so với năm 2009, trong dó dư nợ trồng trọt chiếm 64,07% tương đương với 33.962 triệu đồng, tăng 8.244 triệu đồng tức 32,06% so với năm 2009, ưu thế thứ hai vẫn là hộ kinh doanh với mức dư nợ đạt 12.125 triệu đồng tăng 763 triệu đồng tương đương 6,72% so với năm 2009, còn lại là chăn nuôi với du nợ 6.904 triệu đồng tăng 2.776 triệu đồng tức 67,25% so với năm 2009.

Đến năm 2011 tình hình dư nợ tiếp tục tăng, tổng dư nợ đạt 55.644 triệu đồng, tăng 5% so với năm 2010, trong năm này nhìn nhận sự thay đổi của ngành chăn nuôi khi năm 2010 có bước tăng khá mạnh với tốc độ 67,25% nhưng sang năm 2011 giảm xuống còn 5.073 triệu đồng, giảm 1.831 triệu đồng tức 26,52% so với năm 2010. Trồng trọt đạt 35.639 triệu đồng chiếm 64,04%, tăng 2.677 triệu đồng tức 4,94% so với năm 2010, cuối cùng là kinh doanh với dư nợ 14.932 triệu đồng chiếm 26,84%, tăng 2.807 triệu đồng tương đương 23,15% so với năm 2010. Mặc dù dư nợ tăng qua các năm nhưng ta thấy rằng nó vẫn còn thấp.

Nguyên nhân tình hình dư nợ còn ở mức thấp là do doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cho vay hộ sản xuất kinh doanh.

Qua biểu đồ ta thấy tỷ trọng ngành trồng trọt luôn chiếm phần lớn trong tổng du nợ trung hạn hộ sản xuất kinh doanh. Dư nợ trồng trọt và kinh doanh tăng liên tục qua các năm bên cạnh đó là sự biến động của ngành chăn nuôi tăng mạnh trong năm 2010 và giảm lại trong năm 2011.

Tỷ trọng ngành chăn nuôi và kinh doanh có sự biến đổi trong năm 2010 cụ thể tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 10,01% năm 2009 lên 13,03% năm 2010 và giảm còn 9,12% trong năm 2011, trong khi đó tỷ trọng hộ kinh doanh giảm từ 27,57% năm 2009 xuống còn 22,88% năm 2010 và tăng trở lại trong nam 2011 chiếm 26,84% trong tổng du nợ trung hạn hộ sàn xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 38 - 46)