VI. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
2.1.4.2 Tình hình dư nợ
Dư nợ tín dụng không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 2009 tổng dư nợ của ngân hàng là 302.207 triệu đồng, năm 2010 tổng dư nợ đạt 367.956 triệu đồng tăng 65.749 triệu đồng tương ứng với 21,76% so với năm 2009, dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80% tổng dư nợ năm 2010. Sang năm 2011 tổng dư nợ là 403.285 triệu đồng tăng 35.329 triệu đồng ứng với 9,60% so với năm 2010.
Đối với dư nợ ngắn hạn: Ngân hàng tiếp tục đạt được những kết quả đáng
khích lệ với những chính sách khá hợp lý, ưu tiên tập trung cho vay đối với hộ sản
Tỷ đồng Tỷ đồng
xuất kinh doanh. Cụ thể số dư tín dụng ngắn hạn của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm, năm 2009 là 247.810 triệu đồng, năm 2010 là 298.661 triệu đồng, tăng 50.851 triệu ứng với tăng 20,52% so với năm 2009, năm 2011 là 317.461 triệu đồng, tăng 18.800 triệu đồng ứng với 6,29% so với năm 2010.
Đối với dư nợ trung và dài hạn: Ngân hàng luôn xác định lấy khách hàng
làm trung tâm, coi hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng là hiệu quả của các khoản tín dụng ngân hàng. Trên quan điểm đó ngân hàng đã tích cực đa phương hoá khách hàng trên cơ sở duy trì và phát triển khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng khách hàng mới một cách có chọn lọc.
Dư nợ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng trong ba năm thường tăng, năm 2009 là 54.397 triệu đồng, năm 2010 là 69.295 triệu đồng, tăng 14.898 triệu đồng ứng với 27,39% so với năm 2009. Đến năm 2011 là 85.824 triệu đồng, tăng 16.529 triệu đồng tương đương với 23,85% so với năm 2010.
Biểu đồ 2.2 Tình hình dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm (2009 – 2011)
Về chính sách tín dụng của ngân hàng với phương châm đa dạng hoá các sản phẩm, đa dạng hoá đầu tư, nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và phân tán rủi ro, ngân hàng sử dụng vốn tạo ra nhiều loại tài sản khác nhau trong đó coi tín dụng hộ sản xuất là mật trận hàng đầu.
2.1.4.3 Tình hình hoạt động kinh doanh
Biểu đồ 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH qua 3 năm (2009 – 2011) Năm
Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được cũng cố, mở rộng quy mô và tăng cường hơn đối tượng cho vay. Do đó Ngân hàng đã thu được một số kết quả khá tốt, đây cũng là tiền đề cho sự phát triển trong thời gian sắp tới. Qua ba năm, chi nhánh NHNo&PTNT Huyện An Biên đạt một số kết quả nhất định. Chi tiết về các khoản thu, chi, lợi nhuận như sau:
- Về thu nhập: Thu nhập của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Theo thống
kê, thị phần tín dụng của chi nhánh chiếm khoảng 90% thị phần trong hệ thống toàn Huyện, rất có ưu thế về cho vay do đó thu nhập chính của đơn vị là thu từ hoạt động tín dụng. Ngoài ra còn có thu từ dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu hoa hồng làm dịch vụ chi trả tiền nhanh cho tổ chức Western Union, các tổ chức bảo hiểm, thu phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông…
Năm 2009, tổng thu nhập của Ngân hàng là 52.864 triệu đồng, năm 2010 đạt 63.724 triệu đồng hơn năm 2009 là 10.860 triệu đồng, tăng 20,54% và đến năm 2011 đạt 74.024 triệu đồng, cao hơn năm 2010 là 10.300 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 16,16%. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng là chủ yếu đạt tỷ trọng 93,69% trong năm 2009, chiếm 91% trong năm 2010 và 90,37% trong năm 2011. Ta thấy nguồn thu nhập tăng qua ba năm mà chủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng. Đồng thời tăng thu dịch vụ, thu phí, hoa hồng…cũng góp phần tăng thu nhập cho đơn vị.
- Về chi phí: Khoản chi chủ yếu mà Ngân hàng phải trả là chi phí trả lãi.
Bên cạnh đó còn chịu các khoản chi ngoài lãi như: chi phí vận chuyển bốc xếp tiền, chi nộp phí, lệ phí, chi khấu hao tài sản cố định, chi lương cán bộ công nhân viên, chi phụ cấp, chi hội họp, mua sắm trang thiết bị, chi mua bảo hiểm…
Chi phí của chi nhánh năm 2009 đạt 42.427 triệu đồng ở năm 2010 là 49.853 triệu đồng cao hơn năm 2009 là 7.426 triệu đồng tương đương 17,5% và ở năm 2011 là 56.837 triệu đồng cao hơn năm 2010 là 6.984 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 14%. Trong đó chi phí trả lãi tiền gởi ở năm 2009 chiếm 70,93%, và chiếm 72,06 % trong năm 2010, đến năm 2011 là 74,12%.
Nhìn chung chi phí tăng qua ba năm mà trong đó chi trả lãi tiền gởi là chính. Vì nhu cầu tín dụng tăng cao nên Ngân hàng phải nâng mức vốn huy động do đó trả lãi nhiều hơn, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức trên địa bàn làm cho chi phí tăng do chi nhánh phải tăng lãi suất huy động.
- Về lợi nhuận: Ta biết lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các
khoản chi phí. Từ bảng và biểu đồ ta thấy NHNo & PTNT chi nhánh Huyện An Biên luôn tạo ra được khoản chênh lệch trong thu chi do hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Qua ba năm, lợi nhuận đạt được của Ngân hàng tương đối cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận tăng dần.
Cụ thể, lợi nhuận năm 2009 đạt 10.437 triệu đồng, năm 2010 lợi nhuận của ngân hàng là 13.871 triệu đồng tăng 3.434 triệu đồng tương đương 32,9% so với năm 2009. Sang năm 2011, lợi nhuận đạt 17.187 triệu đồng tăng 23,91% hay 3.316 triệu đồng so với năm 2010.
- Đạt được hiệu quả như vậy chính là nhờ sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo và sự cố gắng, phấn đấu của toàn thể nhân viên chi nhánh. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của các ngành, các cấp chính quyền địa phương trong việc đánh giá phân loại khách hàng giúp Ngân hàng đầu tư tín dụng đúng đối tượng qua từng ngành nghề thích hợp, tạo điều kiện đầu tư sản xuất cho nông dân, giúp họ cải thiện mức sống thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở địa phương.
2.1.4.3 Thuận lợi và khó khăn Thuận lợi
NHNo & PTNT Huyện An Biên hoạt động có hiệu quả là nhờ vào những thuận lợi sau:
- Được sự chỉ đạo, lãnh đạo và quan tâm của lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ các cấp các ngành, các tổ chức và đoàn thể xã hội… trong việc chuyển tải vốn tín dụng phục vụ trong các lĩnh vực kinh tế nhất là nông dân ở nông thôn để có hướng đầu tư đúng và đạt hiệu quả cao.
- Được sự chỉ đạo, lãnh đạo và quan tâm của Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang.
- Tiềm năng kinh tế nông nghiệp đã tồn tại và phát triển qua nhiều năm, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đã tồn tại và phát triển tương đối vững chắc, sự hỗ trợ quan tâm thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp.
- Tên Ngân hàng là một điểm mạnh giúp chi nhánh luôn đứng vững và
chiếm thị phần khá cao so với các tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chính thương hiệu của nó đã nói lên sự gắn bó, gần gũi với người nông dân với ngành nông nghiệp giúp mối quan hệ giữa Ngân hàng và người dân càng thân thiết tin tưởng nhau hơn. Đó cũng là điểm mạnh mà các tổ chức khác không có được.
- Ngân hàng cấp trên đã trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị, công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng giúp giao dịch với khách hàng được nhanh chóng và chính xác.
- Có đội ngũ cán bộ nhiệt tình đoàn kết và có nhiều kinh nghiệm, nắm vững điều lệ tín dụng trong quá trình cho vay và quy trình nghiệp vụ được vận hành khá chặt chẽ.
Khó khăn
Song song với thuận lợi trên NHNo & PTNT chi nhánh Huyện An Biên còn có những khó khăn:
- Là huyện vùng sâu, vùng xa nhìn chung còn nghèo, độc canh cây lúa, trình độ dân trí còn thấp, người dân chưa có thói quen gửi tiền tiết kiệm. Nên nguồn vốn huy động tại địa phương còn thấp so với tổng nguồn vốn.
- Khách hàng của Ngân hàng đa số là những hộ sản xuất nông nghiệp nên việc đầu tư tín dụng còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên việc thu hồi vốn còn gặp nhiều khó khăn.
- Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu người dân, chưa có sự liên kết trong sản xuất chưa tìm được đầu ra cho tiêu thụ sản phẩm nông sản, nông dân lo ngại nên hạn chế đầu tư để phát triển sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.
- Nguồn vốn huy động tuy có tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng còn thấp đã ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng, thị phần, thị trường của chi nhánh.
- Trên địa bàn huyện có 5 tổ chức tín dụng nên giữa các tổ chức có sự cạnh tranh gay gắt. Trong khi đó lãi suất huy động của chi nhánh lại thấp hơn các đơn vị
khác nên nguồn vốn huy động chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
- Tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng trong khi địa bàn hoạt động rộng lớn. Vì vậy việc quán xuyến món vay rất khó.
2.1.4.4 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2012 Mục tiêu hoạt động
- Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực, thực hiện đầu tư có chọn lọc trên thị trường nông nghiệp, nông thôn đồng thời cũng cố phát triển thị trường, thị phần.
- Tăng trưởng ổn định, an toàn.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng.
- Đào tạo nguồn nhân lực để phát huy hiệu quả Ngân hàng nhằm tăng thêm năng lực hoạt động, năng lực cạnh tranh.
Định hướng phát triển của Ngân hàng:
Trong công tác huy động vốn phấn đấu tăng 18% so với năm 2011, trong đó vốn huy động từ dân cư tối thiểu 40%.
- Tổng dư nợ phấn đấu tăng 10% so với năm 2011; trong đó tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 80% tổng dư nợ.
- Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 11 – 12% so với 2011. Trong đó, dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân tăng trưởng 15%.
- Tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tối đa 40% tổng dư nợ.Trong đó, dư nợ cho vay trung dài hạn hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân chiếm ít nhất 40% tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân.
- Tỷ trọng cho vay kinh tế nông nghiệp, nông thôn 70% tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân đạt 80% tổng dư nợ.
- Nợ xấu dưới 2%/tổng dư nợ
- Thu dịch vụ ngoài tín dụng tăng 25% so với năm 2011 phấn đấu đạt chỉ tiêu NHN0 tỉnh giao năm 2012
2.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT KINHDOANH TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN AN BIÊN DOANH TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN AN BIÊN
2.2.1 Thực trạng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại NHNO&PTNTHuyện An Biên Huyện An Biên
2.2.1.1 Phân tích tình hình cho vay
Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh (2009 - 2011)
Ngân hàng luôn đóng vai trò trung gian tiền tệ. Ở NHNo & PTNT chi nhánh Huyện An Biên nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế khác nhau, và được tập trung cho vay chủ yếu là hộ sản xuất bao gồm những hộ nông dân và những hộ kinh doanh buôn bán nhỏ.
Trong những năm qua bằng hoạt động tín dụng của mình NHNo & PTNT chi nhánh Huyện An Biên có mức tăng trưởng cao và ổn định, đã thật sự cần thiết và là người bạn đồng hành của bà con nông dân.
Bảng 2.2 Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh (2009 – 2011) ĐVT:Triệu đồng Đối tượng 2009 2010 2011 So sánh 10/09 So sánh 11/10 Số tiền (%) Số tiền (%) Số
tiền (%) Số tiền % Số tiền Trồng trọt 190.682 73,27 203.912 70,98 241.793 69,72 13.230 6,94 37.881 18,58 Chăn nuôi 24.971 9,6 25.385 8,84 27.625 7,96 414 1,66 2.240 8,82 Kinh doanh 44.580 17,13 57.956 20,18 77.406 22,32 13.376 30 19.450 33,56 Tổng cộng 260.233 100 287.253 100 346.824 100 27.020 10,38 59.571 20,74
Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT Huyện An Biên
Hoạt động cho vay ngắn hạn cũng chính là hoạt động cho vay chủ yếu của đơn vị nhằm phục vụ nhu cầu cần thiết về vốn giúp đời sống của nông dân được ổn định nâng mức thu nhập cho hộ sản xuất. Cho vay ngắn hạn bao gồm các đối tượng: Trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh. Tổng doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2009 là 260.233 triệu đồng đến năm 2010 đạt 287.253 triệu đồng tăng 27.020 triệu đồng tương đương 10,38% so với năm trước. Trong năm 2011, tổng doanh số cho vay
ngắn hạn là 346.824 triệu đồng tăng hơn năm 2010 là 59.571 triệu đồng tương đương 20,74%.
- Cho vay trồng trọt: Trong cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất
kinh doanh thì ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao nhất mặc dù trong những năm qua tỷ trọng này có giảm xuống nhưng vẫn đạt khoảng 70%. Điều này cho thấy ngành trồng trọt Huyện nhà phát triển hơn các ngành khác rất nhiều. Cây trồng chủ yếu của Huyện là cây lúa, hoa màu và một số nông sản khác… Năm 2009, cho vay trồng trọt chiếm 73,27% tương đương 190.682 triệu đồng, năm 2010 đạt 203.912 triệu đồng chiếm 70,98%, tăng 13.230 triệu đồng với tốc độ 6,94% so với năm 2009. Sang năm 2011 cho vay trồng trọt đạt 241.793 triệu đồng, chiếm 69,72%, tăng 37.881 triệu đồng tương đương 18,58%. Đóng vai trò quan trọng nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh.
- Cho vay chăn nuôi: An Biên là Huyện mà phần lớn người dân sống làm nông nghiệp. Ngoài thời gian làm đồng ra thì người dân còn tranh thủ thời gian nhàn rỗi để chăn nuôi kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Lúc đầu người dân chỉ nuôi với quy mô nhỏ nhưng càng ngày số lượng vật nuôi càng được nâng lên và trở thành ngành tạo thu nhập chính cho những gia đình có ruộng đất ít. Doanh số cho vay chăn nuôi năm 2009 là 24.971 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,6%, năm 2010 đạt 25.385 triệu đồng tăng 414 triệu đồng tức tăng 1,66% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì cho vay chăn nuôi là 27.625 triệu đồng,tăng 2.240 triệu đồng với tốc độ 8,82%. Nguyên nhân ngành chăn nuôi phát triển trong những năm gần đây là do giá cả sản phẩm chăn nuôi tăng vọt nên ngày càng có nhiều nông dân đầu tư vào lĩnh vực này, do đó họ cần nhiều vốn để chăn nuôi.
- Cho vay kinh doanh: Phần lớn là hộ sản xuất kinh doanh cá thể: nhà máy
xay lúa, buôn bán vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, nơi cung cấp cây giống, vật nuôi, thu mua lúa cung cấp gạo cho thị trường. Ta thấy doanh số cho vay này tăng rất nhiều qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu cho vay hộ sản xuất kinh doanh. Cụ thể: năm 2009, doanh số cho vay đạt 44.580 triệu đồng, chiếm 17,13%, năm 2010 cho vay kinh doanh đạt 57.956 triệu đồng chiếm 20,18%, tăng 13.376 triệu đồng hay tăng 30% so với năm 2009. Sang năm 2011 doanh số cho vay 77.406 triệu đồng chiếm 22,32% trong cho vay ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh, tăng 19.450 triệu đồng tương đương 33,56% so với năm 2010.
Biểu đồ 2.4 Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh (2009 - 2011) Tỷ đồng
Trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thì trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 70% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng. Nhìn chung thì hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng luôn tăng qua các