Tình hình huy độn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 26 - 28)

VI. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

2.1.4.1Tình hình huy độn

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn đó là: vốn huy động và vốn vay từ Ngân hàng cấp trên.

Tỷ đồng

Nguồn vốn huy động: Ngân hàng được quyền sử dụng và có trách nhiệm trả

cả gốc lẫn lãi đúng hạn.

Nguồn vốn vay từ Ngân hàng cấp trên: nhằm giải quyết tình trạng thiếu

vốn, nguồn vốn này có chi phí lãi suất cao hơn so với nguồn vốn huy động.

Qua bảng ta thấy, tình hình huy động vốn tăng qua các năm. Cụ thể: Năm 2009 doanh số vốn tự huy động là 80.373 triệu đồng, chiếm 30,42% trong tổng nguồn vốn. Trong đó tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất 50,51% tức 40.601 triệu đồng. Năm 2010 vốn tự huy động đạt 102.470 chiếm tỷ trọng 33,02% tăng 22.097 triệu đồng, tăng 27,49% so với năm 2009. Trong đó tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 56,53% hay 57.930 triệu đồng, tăng 42,68% so với năm 2009, nguyên nhân là do Ngân hàng đưa ra các chiến lược nhằm thu hút tiền gởi tiết kiệm như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước.

Bên cạnh đó, vốn vay từ ngân hàng cấp trên cung tăng qua các năm, trong năm 2009 ngân hàng phải vay ngân hàng cấp trên 183.817 triệu đồng chiếm 69,58% và năm 2010 con số này tăng lên 207.883 triệu đồng chiếm 66,98% tăng 34.066 triệu đồng tương đương với 18,53% so với năm 2009. Năm 2011 vốn tự huy động tăng cao đạt 139.763 triệu đồng chiếm 39,67% trong tổng nguồn vốn, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng vẫn là nguồn huy động chính của ngân hàng, năm 2011 huy động đạt 78.987 triệu đồng, chiếm 56,51%, tăng 21.057 hay 36,25% so với năm 2010. Năm 2011 nguồn vốn điều hoà từ cấp trên đạt 212.560 triệu đồng và chiếm 60,33% tăng 4.677 triệu đồng hay tăng 2,25% so với 2010.

Do nguồn vốn huy động có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh nên NHNo&PTNT chi nhánh Huyện An Biên phải nổ lực rất nhiều để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư nhằm bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục để Ngân hàng hoạt động và giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn như hiện nay

Nhìn chung, tình hình huy động nguồn vốn qua 3 năm điều tăng, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, mà phải sử dụng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Điều này làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng tuy tỷ trọng có giảm nhưng vẫn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn.

Vì vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn huy động tại địa phương, có thế thì hoạt động của Ngân hàng mới thật sự có hiệu quả, bởi vì lãi suất vốn vay Ngân hàng cấp trên cao hơn lãi suất vốn huy động tại chỗ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 26 - 28)