- Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng
2.6.2.2. Rào cản gia nhập ngành
- Đối với NH trong nước: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN, ban hành quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP). Đây là cơ sở pháp lý để xem xét cấp phép thành lập đối với các hồ sơ xin thành lập NH mới.
Trước đây, mức vốn điều lệ (VĐL) tối thiểu để xin cấp giấy phép NHTMCP nông thôn là 5 tỷ đồng và NHTMCP đô thị là 70 tỷ đồng. Theo quy chế mới, VĐL của NH xin thành lập mới phải tối thiểu bằng mức vốn pháp định do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Cụ thể: Những NH nào thành lập đến trước ngày 31.12.2008 phải có mức VĐL là 1.000 tỷ đồng. Đối với các NH thành lập từ 31.12.2008 đến năm 2010, vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Nguồn vốn góp phải là nguồn hợp pháp; không được sử dụng tiền vay dưới bất cứ hình thức nào để góp vốn thành lập NH.
Cổ đông phải có năng lực tài chính và cam kết hỗ trợ NH.
Theo quy định mới, NHTMCP phải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia góp vốn thành lập, trong đó có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập là tổ chức có tư cách pháp nhân. Tổ chức là cổ đông sáng lập có thời gian hoạt động tối thiểu là 5 năm.
Nếu là DN (không phải NHTM) phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu là 500 tỷ đồng, kinh doanh có lãi trong 3 năm liền kề.
Nếu là NHTM phải đảm bảo có tổng tài sản tối thiểu 10.000 tỷ đồng, có tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 2% tổng dư nợ tại thời điểm xin góp vốn thành lập NH; không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động NH; kinh doanh có lãi trong 3 năm liền kề.
Một cổ đông là cá nhân được sở hữu tối đa 10% VĐL; một cổ đông là tổ chức được sở hữu tối đa 20% VĐL; cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó được sở hữu tối đa 20% VĐL.
Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% VĐL khi thành lập NH, trong đó các cổ đông sáng lập là tổ chức phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập.
Điều đáng chú ý là quy chế quy định rõ cả cổ đông cá nhân và tổ chức đều phải cam kết hỗ trợ NH trong trường hợp NH khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản; cá nhân, tổ chức và người có liên quan của cá nhân hoặc tổ chức đó không được tham gia góp vốn thành lập quá 2 NH. Trong thời gian 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng số cổ phần phổ thông trong tổng số cổ phần góp vốn cho các cổ đông sáng lập khác. Cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng số cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác (quyền ưu đãi này chỉ có hiệu lực trong 3 năm đầu). Đối với cổ đông không phải là cổ đông sáng lập, trong thời gian 3 năm đầu chỉ được chuyển nhượng số cổ phần góp vốn khi thành lập NH cho cổ đông khác của NH khi đảm bảo một số quy định nhất định.
Theo QĐ mới, sẽ có nhiều vụ của NHNN tham gia quá trình thẩm định này. Vụ Các NH và TCTD (TCTD) phi NH làm đầu mối tiếp nhận và thẩm định hồ sơ cấp giấy phép. Thanh tra NHNN sẽ đánh giá thực trạng hoạt động, năng lực tài chính, việc tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành của TCTD xin góp vốn thành lập NH.
Vụ Chiến lược và phát triển NH đánh giá về chiến lược phát triển của NH và khả năng phát triển bền vững của NH trong thời gian tới.