- Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng
2.3 Phân tích sơ lược tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng SHB chi nhánh Kiên Giang
nhánh Kiên Giang
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của bất cứ tổ chức kinh tế nào cũng phải mang lại hiệu quả cho đơn vị mình. Nếu hoạt động kinh doanh không mang lại hiệu quả thì đơn vị đó không tồn tại lâu dài và giải thể là điều không tránh khỏi. Chính vì vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh được đề cao đối với NH đó là hiệu quả sử dụng vốn.
Những năm qua, cùng với công tác huy động vốn NH không ngừng đẩy mạnh công tác cho vay đến các thành phần kinh tế nhưng vẫn đặt hiệu quả, an toàn là mục tiêu hàng đầu.
Bảng 5: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh số cho vay 52.180 170.200 263.413 118.020 226,00 93.213 54,77 - Ngắn hạn 32.000 109.080 187.360 77.080 240,00 78.280 71,76
- Trung hạn 20.180 61.120 76.053 40.940 202,00 14.933 24,43
2. Doanh số
thu nợ 28.820 181.000 307.321 252.180 875,00 126.321 69,79 3. Dư nợ 101.000 90.200 46.292 -10.800 -10,69 -43.808 -48,57
4. Nợ quá hạn 13.471 10.207 9.761 -111 -26,05 -183 -58,09
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm tại ngân hàng từ 2009 - 2011)
Biểu đồ 4: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn của SHB Kiên Giang trong 3 năm 2009 - 2011
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định, sự tăng giảm của doanh số cho vay cũng đánh giá được quy mô tín dụng.
Năm 2009 doanh số cho vay đạt 52.180 triệu đồng. Đến năm 2010 là 170.200 triệu đồng tăng 118.020 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 226%. Năm 2011 đạt 263.413 triệu đồng, so với năm 2010 tăng 93.213triệu đồng, tương ứng tăng 54,77%.
Như vậy, doanh số cho vay của Ngân hàng đã tăng rõ rệt qua 3 năm chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Đây là kết quả
của việc nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên phòng Tín dụng, thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cũng như chú trọng hơn nữa phong cách giao dịch.
Doanh số thu nợ
Bất cứ Ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển hoạt động ngày càng hiệu quả thì không chỉ phụ thuộc vào doanh số cho vay, đánh giá đúng khách hàng, tiến hàng thu nợ một cách tốt nhất mà còn phải biết tránh rủi ro.
Ta thấy doanh số thu nợ qua 3 năm tăng lên, đây là một kết quả tốt báo hiệu hoạt động tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả.
Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 28.820 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 181.000 triệu đồng tăng 252.180 triệu đồng, tức tăng 875% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 307.321 triệu đồng so với năm 2010 tăng 126.321 triệu đồng tương ứng tăng 69,79%.
Doanh số thu nợ tăng là do doanh số cho vay tăng, Ngân hàng luôn coi trọng công tác thẩm định trước khi cho vay, thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Ngoài ra còn do ý thức của khách hàng muốn duy trì mối quan hệ lâu dài với NH nên họ chú trọng đến việc trả nợ đúng hạn.
Dư nợ
Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và qui mô hoạt động
của Ngân hàng. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời nó cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu của khách hàng. Cụ thể, năm 2009 dư nợ là 101.000 triệu đồng, năm 2010 là 90.200 triệu đồng, so với năm 2009 giảm -10.800 triệu đồng giảm -10,69 %. Đến năm 2011 là 46.292 triệu đồng, so với năm 2010 giảm -43.808 triệu đồng, tương ứng -48,57%.
Nợ quá hạn
Nhìn chung, nợ quá hạn của NH qua các năm liên tục giảm. Đây là tình hình tốt cho Ngân hàng, nợ quá hạn đã giảm từ 13.471 triệu đồng trong năm 2009 xuống còn 10.207 triệu đồng trong năm 2010, năm 2010 đã giảm -111 triệu đồng với tốc độ -26,05 %. Đến năm 2011 nợ quá hạn vẫn giảm 9.761 triệu đồng, so với năm 2010 giảm -183 triệu đồng tương ứng tăng -58,09%.