10. Cơ cấu của luận văn
2.4.4. Đối với nhân viên công tác xã hội, người giáo dục, người chăm sóc
Thứ nhất, tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp trong quá trình hỗ trợ TECHCĐB. Khi làm việc với trẻ, một số nhân viên CTXH thường chủ quan khi cho rằng trẻ còn nhỏ, chưa nhận thức đầy đủ vấn để mình mắc phải, hiểu biết còn hạn chế và quên mất các em cũng như những thân chủ khác của mình. Việc không tuân thủ các nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp trong CTXH sẽ làm rào cản cho mối quan hệ của nhân viên CTXH với các em, ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ CTXH cho các em.
Thứ hai, chủ động học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong và ngoài trung tâm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn để hỗ trợ cho TECHCĐB tốt hơn. Hiện nay, bản thân người nhân viên CTXH, người giáo dục, người chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội đều chưa được đào tạo chuyên sâu về CTXH với TECHCĐB, chính vì vậy với mỗi trường hợp của trẻ đòi hỏi nhân viên CTXH phải linh động trong quá trình hỗ trợ. Việc trao đổi với các đồng nghiệp để tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm thực tế sẽ giúp giảm bớt khó khăn trong quá trình làm việc với trẻ.
Thứ ba, chủ động theo dõi, đánh giá hoạt động CTXH của bản thân, đồng nghiệp để kịp thời có phương án hỗ trợ hợp lý khi xảy ra vấn đề với trẻ. Lượng giá hoạt động CTXH đối với các em thường xuyên sẽ giúp quá trình hỗ trợ trẻ ít nảy sinh những vấn đề khó kiểm soát, có sự phối hợp hỗ trợ lẫn nhau giữa những những người làm công tác hỗ trợ trẻ.
Thứ tư, chủ động tìm kiếm các cơ hội học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Mặc dù Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 đã được phê duyệt và thực hiện, tuy nhiên trong thực tế đội ngũ những người làm việc với trẻ không phải ai cũng có điều kiện được tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn về CTXH. Chính vì vậy người làm việc với trẻ cần chủ động tìm kiếm cơ hội học tập cho mình thông qua việc đề xuất với các cấp lãnh đạo, tìm kiếm các dự án, chương trình có liên quan đến CTXH để tham gia.
Thứ năm, thực hành, rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp để hoạt động CTXH trở nên chuyên nghiệp. Thiếu kỹ năng trong quá trình làm việc với trẻ hiện nay đang là vấn đề mà nhân viên CTXH phải đối mặt. Để góp phần tăng hiệu quả hỗ trợ trẻ nhân viên CTXH, người giáo dục, người chăm sóc phải rèn luyện các kỹ năng cụ thể sau đây thay vì làm việc bằng kinh nghiệm:
Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp với TECHCĐB theo góc độ hiểu biết và có mục đích.
Trong cuộc sống, bản thân mỗi người để lắng nghe tích cực từ người khác, hiểu đầy đủ thông tin không phải dễ, đặc biệt lắng nghe TECHCĐB lại càng không đơn giản. Khi nhân viên CTXH làm việc với trẻ nhưng không tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp sẽ không có cách lắng nghe tích cực với trẻ. Nhân viên CTXH dễ phủ nhận ý kiến của trẻ vì cho rằng chỉ là trẻ con, còn thiếu sự hiểu biết. Chính vì
vậy, rèn luyện kỹ năng này sẽ giúp cải thiện mối quan hệ của nhân viên CTXH với trẻ, tăng hiệu quả trong hoạt động hỗ trợ các em.
Kỹ năng thu thập thông tin và tổng hợp các dữ liệu liên quan trong quá trình đánh giá.
Kỹ năng này giúp cho nhân viên CTXH đánh giá đúng tình trạng, vấn đề của TECHCĐB. Từ đó, có cách thức can thiệp phù hợp, hỗ trợ các em giải quyết vấn đề. Khi thông tin thu thập, tổng hợp không đầy đủ có thể dẫn đến cách thức tác động, hỗ trợ không hợp lý vừa không giải quyết được vấn đề cho các em vừa lãng phí các nguồn lực.
Kỹ năng thiêt lập và duy trì các mối quan hệ giúp đỡ trong công tác chuyên môn.
Đây là kỹ năng giúp cho các nhân viên CTXH có thể hỗ trợ nhau trong quá trình giải quyết vấn đề cho các em. Trên thực tế, khả năng phối hợp, giúp đỡ nhau trong công tác chuyên môn của nhân viên CTXH chưa cao do trình độ chuyên môn đào tạo, kinh nghiệm thực tế còn có sự so lệch giữa họ. Do đó, việc thiết lập và duy trì mối quan hệ giúp đỡ trong công tác chuyên môn đòi hỏi giữa họ phải có sự cảm thông, chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm và đặt mục đích trợ giúp cho TECHCĐB lên hàng đầu để hợp tác với nhau.
Kỹ năng quan sát và đánh giá các hành vi ngôn ngữ có lời và không có lời bằng phương pháp chính xác.
Nhân viên CTXH phải được tập huấn và thực hành nhiều trong thực tế bằng cách quan sát, ghi chép các hành vi, cử chỉ, lời nói của TECHCĐB để dần dần hình thành kỹ năng. Bên cạnh đó, cũng cần sự nhạy cảm của chính nhân viên CTXH bởi mức độ phức tạp của hành vi ngôn ngữ không lời để có thể nắm bắt được vấn đề của các em một cách chính xác.
Kỹ năng đánh giá nhu cầu của TECHCĐB và đề ra những thứ tự ưu tiên trong quá trình giải quyết vấn đề.
Đây là một kỹ năng quan trọng, nếu nhân viên CTXH đánh giá sai nhu cầu của trẻ thì quá trình hỗ trợ trẻ sẽ không mang lại kết quả như mong muốn thậm chí làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng. Muốn đánh giá đúng nhu cầu của trẻ cần có sự
thu thập thông tin chính xác, đầy đủ, hiểu được mong muốn, nhu cầu thực sự của trẻ từ đó sắp xếp thứ tự ưu tiên. Việc đánh giá nhu cầu dựa trên những hiểu biết về chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và hoàn cảnh hiện tại của trẻ. Đánh giá nhu cầu phải diễn ra thường xuyên để có sự điều chỉnh trong thứ tự sắp xếp ưu tiên hỗ trợ các em giải quyết vấn đề.
Kỹ năng dàn xếp và hòa giải giữa các bên.
Trẻ em sống tại trung tâm với môi trường tập trung sẽ có nhiều mối quan hệ đan xen, đa dạng, phức tạp chính vì vậy bất kỳ lúc nào cũng có thể phát sinh những mâu thuẫn, xung đột. Việc sử dụng kỹ năng dàn xếp và hòa giải giữa các bên sẽ tạo bầu không khí tâm lý hài hòa trong trung tâm. Để thực hiện được kỹ năng này, bản thân nhân viên CTXH, người giáo dục, người chăm sóc phải am hiểu về trẻ, nắm được cá tính, nhu cầu, xu hướng của từng em. Khi có mâu thuẫn, xung đột xảy ra cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây xung đột và tìm kiếm cách thức hòa giải hợp lý. Ví dụ nói chuyện, giải thích cho trẻ về hành vi không đúng của các em hoặc giao nhiệm vụ buộc trẻ phải cùng nhau hoàn thành để lấy lại sự hợp tác...Kỹ năng này còn được áp dụng cho chính bản thân nhân viên CTXH, người giáo dục, người chăm sóc với đồng nghiệp khi có mâu thuẫn.
Kỹ năng làm cầu nối trung gian giữa các tổ chức xã hội.
Khi TECHCĐB gặp vấn đề cần giải quyết không nằm trong khả năng của trung tâm bảo trợ xã hội, nhân viên CTXH sẽ tìm đến các tổ chức xã hội để kêu gọi sự hỗ trợ. Tuy nhiên, để giải quyết được vấn đề cần đến sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội khác nhau, nhân viên CTXH sẽ là người đứng ra giải trình nhu cầu chính đáng của trẻ với các tổ chức xã hội để họ cùng bàn bạc cách thức hỗ trợ cho trẻ phù hợp với chức năng của mình.
Kỹ năng khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách linh hoạt, sáng tạo trong việc đề ra các giải pháp mới nhằm đáp ứng nhu cầu của TECHCĐB. Khi thực hiện kỹ năng này, các nguồn lực hỗ trợ cho trẻ được tận dụng tối đa, triệt để trong quá trình trợ giúp các em giải quyết vấn đề. Để khai thác, sử dụng các
nguồn lực linh hoạt, sáng tạo đòi hỏi nhân viên CTXH phải có sự lượng giá hoạt động hỗ trợ thường xuyên để có sự điều chỉnh kịp thời các nguồn lực.
Kỹ năng tạo lòng tin cho TECHCĐB và khuyến khích các em nỗ lực tự giải quyết vấn đề của mình.
Để tạo lòng tin cho TECHCĐB bản thân nhân viên CTXH cũng phải nỗ lực để rèn luyện mình. Là người có uy tín tại trung tâm, trong quá trình hỗ trợ cần tạo mối quan hệ hài hòa với trẻ. Có sự công bằng, không phân biệt đối xữ với tất cả các trẻ trong trung tâm từ đó động viên các em cố gắng hoàn thiện mình, chủ động đối mặt với vấn đề đang gặp phải.
Kỹ năng trao đổi tình cảm tế nhị, không làm tổn thương hoặc không làm cho TECHCĐB xấu hổ, không yên tâm.
Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc với TECHCĐB. Bản thân các em phải chịu nhiều thiệt thòi nên luôn có tâm lý mặc cảm, tự ti, thiếu tin tưởng vào người khác vì vậy nhân viên CTXH phải có sự tế nhị, tin tưởng tránh làm cho các em cảm thấy bị tổn thương thêm, thiếu cảm giác an toàn có như vậy các em mới cởi mở, hợp tác giải quyết vấn đề. Để thực hiện được kỹ năng này, nhân viên CTXH cần thực sự tôn trọng, thấu cảm, giao tiếp tích cực với các em và đặc biệt thực hiện đúng nguyên tăc giữ bí mật trong CTXH khi làm việc với trẻ.
Kỹ năng vận dụng lý thuyết ngành CTXH vào thực tế công tác.
Lý thuyết ngành CTXH làm cơ sở giúp cho người nhân viên CTXH hoạt động chuyên nghiệp trong quá trình tác nghiệp của mình. Trên thực tế hiện nay, vì nhiều lý do mà người nhân viên CTXH thường hỗ trợ cho TECHCĐB bằng kinh nghiệm điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực, vấn đề của các em đôi khi không được giải quyết triệt để, cản trở quá trình đưa CTXH trở thành một nghề chuyên nghiệp. Để thực hiện được kỹ năng này trong quá trình tác nghiệp người giáo dục hoặc người chăm sóc trẻ cần được tập huấn, đào tạo bài bản về CTXH, được tạo điều kiện thực hành thường xuyên có sự hướng dẫn, lượng giá của kiểm huấn viên để nắm chắc cơ sở lý thuyết từ đó có sự vận dụng linh hoạt vào thực tế hỗ trợ cho các em.