10. Cơ cấu của luận văn
1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Một số đặc điểm kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định
Bình Định có tổng diện tích tự nhiên 6.050km2, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Gia Lai, phía đông tiếp cận với biển Đông, cách Hà Nội 1.065km về phía bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 686km về phía nam. Nằm ở trung tâm của trục bắc - nam (trên cả 3 tuyến quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và đường hàng không nội địa), Bình Định là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Campuchia và Thái Lan (bằng cảng biển quốc tế Quy Nhơn và quốc lộ 19).
Về đơn vị hành chính, tỉnh Bình Định gồm 1 thành phố loại I trực thuộc tỉnh (Quy Nhơn) và 10 huyện (An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Tây Sơn, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước). Toàn tỉnh có 129 xã, 14 thị trấn, 16 phường.
Dân số tỉnh Bình Định vào khoảng 1.489.700 người (theo số liệu thống kê năm 2010), trong đó nam là 726.600 người, chiếm tỉ lệ 48,7%; nữ là 763.100 người, chiếm tỉ lệ 51,3%. Mật độ dân số trung bình của Bình Định là 246,2 người/km2. Trong các cư dân đang sinh sống trên địa bàn tỉnh thì ngoài dân tộc Kinh chiếm đa
số, còn có các dân tộc khác nhưng chỉ với tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là người Chăm, Ba Na và Hrê. Dân số thành thị chiếm 27,7% dân số, nông thôn chiếm 72,3%. Cơ cấu dân số trẻ, dưới 30 tuổi chiếm 62,8% là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho các ngành kinh tế [6].
Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Bình Định tăng bình quân 10,7%/năm. Trong đó các ngành thuộc khu vực công nghiệp - xây dựng 15,2%, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 7,1% và dịch vụ tăng 11,2%. GDP bình quân/người tăng từ 219,7 USD năm 2000 lên 401 USD năm 2005 và 901 USD vào năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2000 có cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 42,2% - 22,8% - 35%, đến năm 2005 có tỷ trọng tương ứng là 38,4% - 26,7% - 34,9% và năm 2010 là: 35% - 27,4% - 37,6%. 9 tháng đầu năm 2011, tổng sản phẩm địa phương ước đạt 7.954,4 tỉ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 4,13%; công nghiệp và xây dựng tăng 14,2%; dịch vụ tăng 13,91% [6].
Giáo dục - đào tạo - dạy nghề phát triển mạnh về cơ sở vật chất, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, các loại đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và phát triển nguồn nhân lực. Đến năm học 2009 - 2010 số học sinh hệ mẫu giáo đạt 46.000 em, học sinh phổ thông 307.300 em, kết quả phổ cập tiểu học và xoá mù chữ được duy trì, phổ cập trung học cơ sở hoàn thành năm 2004. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động được tăng cường, trong 5 năm đã đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nghề trên 10 vạn lượt người, giải quyết việc làm cho trên 12 vạn lao động. Đã huy động được nhiều nguồn vốn trong xã hội để thực hiện công tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 8,3%. Công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số có nhà ở đơn sơ đạt kết quả tốt. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Đã mở rộng bảo hiểm y tế cho người nghèo, tăng cường hoạt động khám bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Công tác y tế dự phòng được đầu tư thường xuyên. Đến cuối năm 2009 có 136/159 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 3,15% [7].
Trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn nhiều hạn chế nhưng các lĩnh vực văn hóa - xã hội vẫn được chăm lo tốt hơn, góp phần thiết thực vào việc bảo đảm an sinh xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, thông tin - tuyên truyền, báo chí, phát thanh - truyền hình tiếp tục được phát huy phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Phong trào thể dục thể thao quần chúng được duy trì và từng bước xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ vận động viên thể thao thành tích cao của một số môn có thế mạnh của tỉnh như võ thuật, điền kinh, bơi lội, bóng đá… Hoạt động du lịch của Bình Định cũng hết sức sôi động. Số khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Bình Định ngày càng tăng. Một số doanh nghiệp tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh nối kết tour du lịch với các tỉnh trong và ngoài nước...[7].
Tuy nhiên, song song với sự phát triển không ngừng đi lên của kinh tế - xã hội cũng kèm theo các hệ lụy về việc nảy sinh các vấn đề xã hội, tạo sức ép lên an sinh xã hội trong tỉnh. Mặt khác, với điều kiện kinh tế - xã hội ổn định, đang tạo ra những cơ hội hỗ trợ tốt hơn cho các nhóm người yếu thế nói chung và TECHCĐB nói riêng trên địa bàn tỉnh, tinh thần chia sẽ trách nhiệm xã hội của cộng đồng sẽ cao hơn khi đời sống được đảm bảo.
Khái quát về Trung tâm bảo trợ xã hội Đồng Tâm
Trung tâm bảo trợ xã hội Đồng Tâm nằm trên địa bàn phường Bùi Thị Xuân thành phố Quy Nhơn, thành lập theo Quyết định số 2776/QĐ-UBND tỉnh Bình Định ngày 3/12/ 2007.
Loại hình cơ sở xã hội: Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập.
Nhiệm vụ của trung tâm: Nuôi dưỡng người khuyết tật và trẻ mồ côi khuyết tật, dạy nghề và dạy chữ miễn phí, tạo việc làm cho người khuyết tật.
Trung tâm có 15 cán bộ nhân viên.
Trình độ chuyên môn: 04 người trình độ đại học, 01 trình độ cao đẳng, 05 trình độ trung cấp, 05 người chưa qua đào tạo. Trong đó có 6 người giáo dục (01 người giáo dục nghỉ sinh) và 2 người chăm sóc.
Tổng số đối tượng xã hội 105 người: Khiếm thính 58 người, khuyết tật khác 47 người. Trong đó có 63 người theo học văn hóa (32 trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi khuyết tật) và 42 người học nghề.
Kinh phí hoạt động: Từ các nguồn từ thiện, các hoạt động xản xuất tại trung tâm. Hoạt động của trung tâm
Công tác đào tạo nghề
Trung tâm BTXH Đồng Tâm rất chú trọng công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, trẻ mồ côi khuyết tật. Giáo viên dạy nghề đã được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề cho người khuyết tật. Ngoài ra còn được Ngân hàng thế giới tại Việt Nam tài trợ 3 lớp nghề nâng cao với nghề đan mây xuất khẩu, may công nghiệp và dân dụng, vi tính văn phòng.
Học viên phần đông là người khuyết tật còn khả năng học nghề. Các em được nuôi dạy nghề miễn phí và hỗ trợ tạo việc làm sau khi mãn khoá. Các lớp này đạt kết quả tốt nghiệp từ 75% trở lên [23].
Công tác giáo dục văn hoá
Vì khó khăn trong việc dạy nghề cho người câm điếc nên Trung tâm đã mở lớp dạy văn hoá chuyên biệt đã 6 năm cho trẻ khiếm thính, trẻ khó khăn về học, đa tật, tự kỷ, bệnh down…Với chương trình giáo dục chuyên biệt bậc tiểu học, đội ngũ giáo viên của trung tâm đã biên soạn chương trình và được sở giáo dục đào tạo Tỉnh phê duyệt để giảng dạy. Các cán bộ, thầy cô giáo của trung tâm cũng được đi học hỏi kinh nghiệm từ các trường chuyên biệt như: Đồng Tháp, Bình Dương… để nâng cao kinh nghiệm.
Hiện nay trung tâm có 6 giáo viên với 63 người học. Trung tâm luôn tổ chức thao giảng, dự giờ để rút kinh nghiệm nhằm đưa công tác giáo dục văn hoá ngày càng tốt hơn, thành lập Hội phụ huynh học sinh làm cầu nối góp phần hỗ trợ giáo dục con em mình.
Công tác trợ giúp tại cộng đồng
Tổ chức 4 lớp tập huấn “Nâng cao nhận thức, kỹ năng can thiệp sớm cho phụ huynh trẻ khuyết tật” nhằm mục đích tạo điều kiện cho người thân của gia đình trẻ
khuyết tật thêm hiểu biết về con em mình, để tiện việc chăm sóc cho trẻ có cơ hội phục hồi các chức năng thiếu sót mà bản thân trẻ mắc phải. Được sự tài trợ của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, trung tâm đã phối hợp với hội phụ huynh, UBND phường Bùi Thị Xuân và Trường đại học Quy Nhơn tổ chức [23].
Trung tâm tiếp nhận và trợ giúp các đối tượng trong khả năng cho phép của mình, đồng thời trung tâm cũng tặng quà cho các em vào những ngày lễ, tết.
Công tác tổ chức việc làm
Sau khi người khuyết tật học nghề xong, để họ có việc làm được là vấn đề vô cùng nan giải. Do các doanh nghiệp không muốn nhận người khuyết tật vào làm việc. Nhận thức về vấn đề này, trung tâm đã lập được 2 tổ tự lực là người khuyết tật học nghề xong bao gồm: Tổ Đan mây xuất khẩu, tổ May công nghiệp. Hai tổ này được trung tâm bảo trợ nơi ăn, chốn ở và các dịch vụ khác, được tạo việc làm để có thu nhập. Một số người khuyết tật khác sau khi học nghề xong đã về quê xin việc. Tỉ lệ ổn định cuộc sống khoảng 50% sau khi tốt nghiệp nghề tại trung tâm. Ngoài ra còn một số người khuyết tật quá yếu, gia đình khó khăn, mất nguồn nuôi dưỡng trung tâm phải bảo trợ toàn diện tuỳ theo mức độ giảm tiền ăn từ 50%-100% [23].
Công tác xây dựng cơ sở vật chất
Để cho công tác dạy nghề, dạy chữ có hiệu quả, trung tâm đã vận động các cơ quan, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trong và ngoài nước ủng hộ, xây dựng được ¼ dãy nhà nội trú trị giá ba trăm triệu đồng. Trung tâm còn xây dựng lại hiên làm đan mây, lát đá sân, xây tường rào…
Công tác xây dựng quỹ Bảo trợ và hỗ trợ việc làm
Trung tâm liên kết với Trường dạy nghề Binh Định để tổ chức các lớp dạy nghề may công nghiệp và dân dụng. Có nguồn tài trợ từ ngân hàng thế giới tại Việt Nam. Trung tâm cũng tổ chức vận động gây quỹ tại các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước ủng hộ…
Tình hình an ninh trật tự
Tình hình an ninh trật tự của khu vực nói chung và trung tâm nói riêng khá ổn định. Không có tệ nạn xã hội tại trung tâm.
Khái quát về Trung tâm bảo trợ xã hội Bình Định
Trung tâm bảo trợ xã hội Bình Định được UBND Tỉnh Bình Định thành lập theo Quyết định số: 933/QĐ-UB ngày 09/06/1992, là đơn vị trực thuộc sở Lao động và thương binh xã hội, có diện tích 12.000 ha. Tại khu Kim Châu, thị trấn Bình Định, Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Định.
Loại hình cơ sở xã hội: trung tâm bảo trợ xã hội công lập.
Nhiệm vụ của trung tâm: Tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng các đối tượng xã hội, bao gồm: Người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi khuyết tật, khó khăn không nơi nương tựa và trẻ mồ côi bị bỏ rơi.
Tổng số cán bộ nhân viên hiện có: 34 người.
Về trình độ chuyên môn: 10 người trình độ đại học, 02 người trình độ cao đẳng, 08 người trình độ trung cấp, 01 trình độ sơ cấp và 13 người chưa qua đào tạo.
Tổng số đối tượng xã của trung tâm là 101 người trong đó: Người già neo đơn( 34 người); người khuyết tật( 51 người); trẻ em mồ côi, mồ côi khuyết tật(16 em).
Kinh phí hoạt động: Do Sở LĐ-TB&XH Tỉnh cấp. Hoạt động của trung tâm
Công tác chăm lo đời sống
Ngoài công việc thực hiện chế độ theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP. Trung tâm còn thực hiện theo Quyết định 225/QĐ-UBND ngày 14/04/2008 ban hành mức trợ giúp đối tượng xã hội và quyết định 430/QĐ-UBND ngày 07/08/2008 điều chỉnh mức trợ giúp đối tượng xã hội và ăn theo định lượng của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định nên đời sống đối tượng luôn được ổn định.
Sắp xếp nơi ăn ở hợp lý, ổn định phù hợp sức khỏe, tâm lý tình cảm của từng nhóm đối tượng. Trang bị, cấp phát mới và cấp bổ sung kịp thời sinh hoạt cho trại viên, không để lạnh vào mùa đông, cấp phát đầy đủ quần áo mặc và dụng cụ học tập cho các cháu [24].
Duy trì tập thể dục buổi sáng, kiểm tra nhắc nhở vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, sắp xếp nội vụ gọn gàng, giữ môi trường cơ quan xanh sạch đẹp.
Trung tâm đã lắp đặt hệ thống nước sạch phục vụ ăn, uống cho đối tượng. Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ phòng các bệnh: Dịch tiêu chảy, sốt xuất huyết, sốt siêu vi, các bệnh lây truyền từ gia súc…
Những người già tuổi cao sức yếu bị bệnh nặng, người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật bị bỏ rơi: bại não, hẹp sọ não, não úng thủy đang nuôi dưỡng tại đây. Trung tâm đã phân công nhân viên chăm sóc, tắm rửa, giặt giũ vệ sinh, phân công giúp đỡ từng nhóm đối tượng chu đáo.
Trung tâm tổ chức mai táng, việc tang lễ cho những người già qua đời vì bệnh tật như ở cộng đồng, đã tranh thủ sự giúp đỡ các Bệnh viện như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện chuyên khoa Lao…Kịp thời khám chữa bệnh cho đối tượng thường xuyên và chu đáo.
Giáo dục dạy chữ, dạy nghề và tạo việc làm hòa nhập cộng đồng
Đối với người cô đơn, khuyết tật, giáo dục pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, phát huy tích cực tổ, nhóm...Quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống tạo sự đoàn kết hòa thuận giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng.
Đối với TECHCĐB, quan tâm giáo dục đạo đức, nhân cách đi đôi với học văn hóa, học nghề. Quản lý đi đứng, kiểm tra giờ học ở trường, giờ học thêm, giờ tự học, kèm cặp các em học yếu. Duy trì lớp học chữ cho các em khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, tổ chức sinh hoạt hàng tuần, giữ vững nề nếp trung tâm. Đặc biệt có một em thi đậu Đại học nghành xây dựng trường Đại Học Mở TP.Hồ Chí Minh [24].
Sinh hoạt vui chơi giải trí
Tổ chức các ngày kỉ niệm 08/03, 18/04… nhằm ôn lại truyền thống và biểu dương những cá nhân tiêu biểu cho những người già neo đơn và người khuyết tật.
Riêng TECHCĐB nhân tháng hành động trẻ em và Quốc tế thiếu nhi 01/06, trung tâm tổ chức thi đấu thể thao, sinh hoạt văn nghệ, qua đó chọn những em tiêu biểu, xuất sắc tham gia với đơn vị bạn. Tổ chức trung thu, tổng kết năm học…
Trong trung tâm, tình hình an ninh trạt tự luôn được đảm bảo, không có tệ nạn xã hội xảy ra. Các trại viên sống đoàn kết, ít gây xích mích.
Xây dựng, sửa chữa và mua sắm tài sản
Trung tâm đã nâng cấp khu nhà ăn cho TECHCĐB, chỉnh trang nhà bếp, sửa chữa gia cố toàn bộ trần nhựa, nhà ở trại viên và nhà làm việc... kinh phí lấy từ Sở lao động thương binh xã hội Tỉnh, từ các nguồn từ thiện.
Nguồn từ thiện
Giữ mối quan hệ chặt chẽ các tổ chức cá nhân từ thiện. Tạo niềm tin các nhà từ thiện. Thông qua hình thức tờ rơi, thư ngỏ, thư cảm ơn…trung tâm luôn nhận được các nguồn từ thiện của các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức phi chính phủ.
Như vậy, cùng với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các trung