Nguyên nhân của thực trạng công tác xã hội đối với trẻ

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 71 - 72)

10. Cơ cấu của luận văn

2.3. Nguyên nhân của thực trạng công tác xã hội đối với trẻ

đặc biệt tại các trung tâm bảo trợ trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay

Thứ nhất, Nhà nước phân bổ kinh phí cho công tác chăm sóc, trợ giúp TECHCĐB còn hạn chế trong khi ngân sách của tỉnh dành cho hoạt động hỗ trợ này cũng có hạn. Đây là một thực tế phải chấp nhận, trong điều kiện kinh tế khó khăn cùng với sự tăng lên không ngừng của các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội khiến cho hoạt động hỗ trợ về tài chính gặp không ít trở ngại.

Thứ hai, Sở LĐ-TB&XH chưa chủ động nghiên cứu, bổ sung, ban hành những chính sách, chương trình mới theo đặc thù của thực tế địa phương để hỗ trợ cho TECHCĐB. Ví dụ: Hoạt động từ thiện nhân đạo của các cá nhân, nhóm, các tổ chức xã hội trong tỉnh đã có từ lâu nhưng phân tán chưa có một chính sách, chương trình cụ thể nào kêu gọi sự hỗ trợ tập trung cho TECHCĐB để tận dụng các nguồn tài nguyên từ cộng đồng...

Thứ ba, sự quan tâm từ chính quyền địa phương chủ yếu bằng hình thức tham dự, không có sự hỗ trợ trực tiếp nào cho các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, các trung tâm bảo trợ xã hội hoạt động độc lập, không có sự trao đổi thông tin thường xuyên để được tham mưu, hỗ trợ từ chính quyền địa phương vì quan điểm các trung tâm bảo trợ xã hội trực thuộc Sở LĐ-TB&XH quản lý.

Thứ tư, chưa có một hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cho TECHCĐB tại trung tâm bao gồm tư vấn, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng. Khi trẻ có nhu cầu

thì nhân viên CTXH, người giáo dục, chăm sóc xoay xở hết khả năng của mình để đáp ứng. Một số trường hợp trị liệu, phục hồi chức năng ngoài trung tâm nhưng không kéo dài, liên tục vì điều kiện đi lại khó khăn và kinh phí hạn hẹp.

Thứ năm, công tác tuyên truyền, phổ biến về hoạt động CTXH là một nghề chuyên nghiệp trong cộng đồng chưa được chú trọng.

Thứ sáu, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chăm sóc TECHCĐB trong địa bàn cũng nhỏ lẻ, chưa tác động sâu rộng trong dân cư nên sự hỗ trợ từ cộng đồng đối với TECHCĐB tại trung tâm cũng rãi rác, tự phát.

Thứ bảy, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của các trung tâm còn hạn chế. Nguồn tài chính hạn hẹp khiến việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm không liên tục, chắp vá thậm chí không có để đáp ứng nhu cầu cho TECHCĐB. Trung tâm bảo trợ xã hội công lập thì trong chờ kinh phí chủ yếu từ nhà nước còn đối với trung tâm bảo trợ xã hội ngoài công lập thì phải tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân.

Thứ tám, đội ngũ nhân viên CTXH, người giáo dục, người chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội còn thiếu và yếu về số lượng và chất lượng. Phần lớn họ không được đào tạo bài bản về CTXH, hoạt động nghề nghiệp bằng kinh nghiệm là chủ yếu. CTXH mới được công nhận là một nghề tại Việt Nam, trong khi hoạt động hỗ trợ cho các nhóm người yếu thế trong xã hội đã được thực hiện rất lâu trước đó. Chính vì vậy, để CTXH trở thành một hoạt động chuyên nghiệp cần phải có một quá trình lâu dài.

Thứ chín, chưa có sự thống nhất, phối hợp mang tính hệ thống giữa các cấp ban ngành liên quan và cộng đồng xã hội trong quá trình hỗ trợ TECHCĐB.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w