Những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến kết quả hoạt động công tác xã hộ

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 68 - 71)

10. Cơ cấu của luận văn

2.2.6. Những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến kết quả hoạt động công tác xã hộ

hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định

Hiện nay, hoạt động CTXH đối với TECHCĐB tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định đã đạt được những kết quả nhất định đối với trẻ. Tuy nhiên trong thực tế, hoạt động này còn gặp những khó khăn, hạn chế sau:

Thứ nhất, mức trợ cấp hàng tháng đối với TECHCĐB còn thấp, 180.000 đồng/tháng bằng 45% chuẩn nghèo nông thôn, bằng 36% chuẩn nghèo thành thị. Với mức trợ cấp này chưa thực sự đảm bảo đáp ứng nhu cầu chăm sóc cơ bản cho TECHCĐB tại các trung tâm bảo trợ xã hội.

Thứ hai, thiếu sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương đối với hoạt động của các trung tâm bảo trợ xã hội nói chung và hoạt động CTXH đối với TECHCĐB nói riêng.

Thứ ba, lối mòn trong quan điểm của lãnh đạo trung tâm đối với việc hỗ trợ TECHCĐB. Khi trao đổi với trung tâm bảo trợ xã hội Bình Định chúng tôi nhận được ý kiến trả lời: “Nhiều khi giữa lãnh đạo trung tâm và nhân viên CTXH chưa nhất quán trong việc quản lý, hỗ trợ trẻ do lãnh đạo trung tâm nhìn nhận vấn đề của trẻ bằng kinh nghiệm”(nhân viên CTXH, công tác 5 năm tại trung tâm).

Tại trung tâm bảo trợ xã hội Đồng Tâm chúng tôi nhận được ý kiến trả lời từ lãnh đạo trung tâm: “Trung tâm được dựng nên từ những tấm lòng từ thiện nên việc can thiệp, hỗ trợ cho các em thường được suy nghĩ như đang làm từ thiện. Cũng có nghe nhiều về CTXH nhưng giúp các em thì giúp bằng kinh nghiệm thôi”.

Thứ tư, kiến thức chuyên môn, kỹ năng của đội ngũ nhân viên CTXH, người giáo dục, chăm sóc còn thiếu và yếu. Đây là vấn đề lớn của chính họ và các trung tâm bảo trợ xã hội. Chỉ có 3 trong tổng số 14 người được hỏi qua đào tạo chuyên ngành CTXH. Trao đổi về vấn đề này, chúng tôi nhận được ý kiến trả lời từ trung tâm bảo trợ xã hội Bình Định: “Không phải ai làm việc với trẻ cũng được đào tạo về CTXH, mình cũng như mọi người làm công việc vì cơm áo gạo tiền, dần dần tình

thương với các em lớn lên rồi gắn bó. Vậy nên kiến thức chuyên môn còn thiếu nhiều thì thông qua tập huấn hoặc chỉ bảo nhau bằng kinh nghiệm để giúp các em thôi”(nhân viên CTXH, công tác 2 năm tại trung tâm).

Tại Trung tâm bảo trợ xã hội Đồng Tâm chúng tôi nhận được ý kiến trả lời:

“Vừa dạy văn hóa, vừa giúp các em thêm kỹ năng sống nhiều khi cũng gặp nhiều khó khăn lắm, cũng không có ai được đào tạo về chuyên ngành công tác xã hội cả”(người giáo dục, công tác 5 năm tại trung tâm).

Như vậy, thiếu kiến thức chuyên môn ảnh hưởng không nhỏ đến việc hỗ trợ cho TECHCĐB tại các trung tâm bảo trợ xã hội. Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi được biết quan điểm làm việc tại trung tâm mỗi người được giao một việc nhưng phải biết năm việc vì quá trình hỗ trợ trẻ phát sinh rất nhiều vấn đề. Không chỉ hỗ trợ trẻ về tâm lý, đáp ứng nhu cầu cho trẻ mà còn phải dạy trẻ về văn hóa… trong khi bản thân nhân viên CTXH không được đào tạo để dạy học văn hóa hay người giáo dục thì không được đào tạo về CTXH để hỗ trợ cho trẻ. Nhân viên CTXH, người giáo dục, người chăm sóc thừa nhận mình còn thiếu nhiều kỹ năng làm việc với TECHCĐB. Chính vì vậy họ gặp không ít khó khăn trong quá trình hỗ trợ cho trẻ tại trung tâm. Mặt khác, do trình độ chuyên môn đào tạo không giống nhau hoặc có người không qua đào tạo nên sự hỗ trợ giữa đồng nghiệp trong trung tâm chưa thực sự ăn ý, quá trình làm việc với nhau nhiều khi còn có những bất đồng nhất định.

Thứ năm, cơ sở vật chất chưa hoàn thiện của các trung tâm bảo trợ xã hội gây khó khăn cho hoạt động CTXH đối với trẻ như chưa có phòng can thiệp sớm, phục hồi chức năng, thiếu khuôn viên vui chơi cho trẻ, khu nội trú cho các em tại Trung tâm bảo trợ xã hội Đồng Tâm còn chật hẹp, khu nội trú nam và nữ không nằm xa nhau trong khi nhiều em ở độ tuổi dậy thì gây khó khăn trong việc quản lý nội trú cho các em...

Thứ sáu, các trung tâm này đều nằm xa khu vực trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh do đó việc thu hút các nguồn tài trợ, sự quan tâm hỗ trợ từ cộng đồng cho các em còn hạn chế.

Thứ bảy, chưa có sự chủ động từ trung tâm, từ các cấp để tạo điều kiện cho các em được tiếp cận, thừa hưởng các dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí như những trẻ bình thường để giúp các em được hòa nhập xã hội. TECHCĐB tại các trung tâm

bảo trợ xã hội cũng chưa có điều kiện thuận lợi để tiếp cận, thừa hưởng các dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí. Các em chỉ được giao lưu, vui chơi giải trí với các nhóm đồng đẳng trong hay ngoài địa bàn tỉnh theo các chương trình dự án cho TECHCĐB hoặc các dịp lễ.

Thứ tám, dịch vụ xã hội cho TECHCĐB chưa được hình thành một cách có hệ thống. Việc đáp ứng dịch vụ cho các em còn mang tính tức thời. Khi cần mới tính đến. Do đó, hiệu quả hỗ trợ về lâu dài thấp. Ví dụ, nhiều trẻ khuyết tật các tại trung tâm bảo trợ xã hội không được luyện tập phục hồi chức năng, để đối phó với tình trạng sức khỏe của trẻ giảm sút sau mỗi lần đau ốm, cơ địa yếu thì người chăm sóc thực hiện các động tác vận động nhẹ cho các em thay vì được trị liệu bài bản.

Thứ chín, chính sách hỗ trợ đối với nhân viên CTXH, người giáo dục, người chăm sóc còn nhiều hạn chế. Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi nhận được ý kiến trả lời từ trung tâm bảo trợ xã hội Bình Định: “Ở đây ngoài một số ít người làm việc đúng chuyên môn đào tạo còn lại thì vì yêu trẻ mà gắn bó chứ lương hướng không được bao nhiêu mà vất vả lắm. Sống một mình còn phải suy nghĩ nữa là có gia đình mà ở lâu cũng thành quen không muốn đi đâu nữa”(người chăm sóc, công tác 8 năm tại trung tâm). Tại trung tâm bảo trợ xã hội Đồng Tâm chúng tôi nhận được ý kiến trả lời: “Mình cũng như những người khác, bất an lắm chứ. Lương thấp mà đủ thứ phải lo nên nhiều khi không cố gắng hết mình cho các em. Nhiều người đến đây chịu không nổi lại đi mà không trách được. Các khóa tập huấn cũng ít được tham gia lắm vì không có kinh phí”( người giáo dục, công tác 6 năm tại trung tâm). Với thực tế thu nhập thấp, ít có cơ hội nâng cao trình độ nhân viên CTXH, người giáo dục, người chăm sóc đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đề án 32 về phát triển nghề CTXH ở Việt Nam đã được thực hiện tuy nhiên, với từng người nhân viên CTXH hay người giáo dục, chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội đang đóng vai trò như nhân viên CTXH thì sự hỗ trợ đối với họ còn phải suy ngẫm để họ có thể toàn tâm toàn ý trợ giúp tốt nhất cho trẻ.

Thứ mười, bản thân trẻ, xuất phát từ hoàn cảnh đặc biệt của các em, cùng với nhiều độ tuổi, nhu cầu khác nhau, giới tính, dạng tật…khiến việc hỗ trợ trẻ của nhân viên CTXH và người giáo dục cũng gặp không ít vấn đề. Trao đổi vấn đề này, chúng tôi nhận được ý kiến trả lời từ trung tâm bảo trợ xã hội Bình Định: “Các em

còn nhỏ, ý thức chưa cao, ngang bướng lắm nên làm việc với các em không đơn giản như khi mình học lý thuyết đâu. Nhiều lúc nói đó, các em gật đầu đó nhưng lại hành động khác nên việc theo sát các em không phải đơn giản”(nhân viên CTXH, công tác 4 năm tại trung tâm).

Tại Trung tâm bảo trợ xã hội Đồng Tâm chúng tôi nhận được ý kiến trả lời:

“Các em ở đây đa tật, nhiều độ tuổi khác nhau nên việc giáo dục các em cũng vất vả lắm. Nhiều em trong độ tuổi dậy thì nhưng ý thức về sự phát triển cơ thể không có do đó lúc nào cũng phải canh chừng các em, rồi học văn hóa thì chậm nên việc giáo dục các em đòi hỏi mình phải kiên nhẫn”(người chăm sóc, công tác 8 năm tại trung tâm). Như vậy, với đặc thù của trẻ tại trung tâm cùng với mức độ chuyên nghiệp chưa cao trong hoạt động CTXH cũng tạo nên những rào cản về hiệu quả hỗ trợ cho các em.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w