Nhóm nợ không có tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu cải cách ngân hàng thương mại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 54)

II. thực trạng cải cách Ngân hàng thơng mại Việt Nam trong thời gian qua

b. Nhóm nợ không có tài sản bảo đảm

b1. Nợ không có tài sản bảo đảm nh ng con nợ còn tồn tại:

Trong khi đang hoạt động, các NHTM quốc doanh có thể bán lại nợ để thu hồi vốn hoặc chuyển nợ vào vốn góp của doanh nghiệp. Qua đó có thể chuyển phần giá trị thực còn của khoản nợ thành vốn Nhà nớc, cấp bổ sung cho doanh nghiệp cũng nh xác định đợc số nợ còn có thể thu hồi để giúp ngân hàng có thể chủ động trong việc xử lý. Trong nhóm này, nợ của DNNN chiếm chủ yếu, việc xử lý nợ liên quan tới tiến độ cơ cấu và sắp xếp lại DNNN. Do vậy, để đảm bảo tiến độ xử lý nợ của các NHTM quốc doanh, cần đẩy nhanh tốc độ cơ cấu và sắp xếp lại DNNN mà thời gian qua vừa thực hiện chậm hơn so với tiến trình xử lý nợ của các NHTM.

b2. Nợ không có tài sản đảm bảo và không còn đối t ợng để thu hồi

Các NHTM quốc doanh tập hợp các báo cáo đề nghị xử lý thu, các hớng dẫn của NHNN để xử lý trong năm 2002.

Trên cơ sở phân loại nợ của các Bộ ngành liên quan và chỉ đạo thực hiện của Chính phủ, trong thời gian qua, các NHTM quốc doanh đã tiến hành xử lý nợ tồn đọng theo đề án đã đợc phê duyệt. Các ngân hàng đã xác định đợc số nợ cần xử lý đến ngày 31/12/2000 theo từng nhóm nợ và số nợ dự kiến đến năm 2003; trong đó, các ngân hàng chú trọng giải quyết nhóm (a). Để hỗ trợ cho các NHTM quốc doanh, đầu năm 2000, NHNN đã xây dựng đề án thành lập Công ty mua bán nợ của hệ thống NHTM trình Chính phủ nhng không đợc

thông qua. Tuy nhiên, đến ngày 27/3/2001, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính

cho các NHTM trực thuộc Chính phủ. Đồng thời, Chính phủ đã cho phép thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của từng ngân hàng để xử lý các khoản nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo (Quyết định 150/QĐ ngày 5/10/2001) với sự giúp đỡ của Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính. Theo quyết định này, các tài sản đảm bảo nợ vay (tài sản thế chấp, cần cố; tài sản gán nợ; tài sản toà án giao cho ngân hàng), kể cả tài sản là bất động sản bao gồm đất, tài sản gắn liền với đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng thuộc nhóm này sẽ đợc chuyển giao cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản để các công ty này chủ động bán theo các hình thức nh: tự bán công khai trên thị trờng hoặc bán qua thị trờng dịch vụ bán đấu giá tài sản, hoặc bán cho công ty nhóm nợ của Nhà nớc.

Ngoài ra, Chính phủ bù đắp nguồn tơng ứng cho các NHTM xử lý những khoản nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và không có đối tợng để thu hồi. Đến nay, đã có NHCT thành lập đợc Công ty quản lý nợ và tài sản thế chấp, gọi tắt là CMPC.

Trên thực tế, nợ tồn đọng của các NHTM có liên quan chặt chẽ với nợ quá hạn và tài sản tồn đọng của các NHTM. Theo ớc tính, trong tổng số nợ quá hạn của hệ thống NHTM thì nợ của các DNNN lên đến gần 80% (13). Chính vì vậy, nếu tình trạng nợ quá hạn và tài sản tồn đọng của DNNN đợc xử lý một cách căn bản sẽ góp phần quan trọng giải quyết, xử lý thành công nợ tồn đọng của hệ thống NHTM. Nhận thức đợc điều đó, NHNN và các ngành, các cấp đã tích cực chủ động hạn chế và giải quyết nợ tồn đọng thông qua việc ban hành hàng loạt các văn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM quốc doanh thu hồi nợ của các doanh nghiệp; trong đó quan trọng nhất là các văn bản sau:

- Thông t liên bộ số 03/1997/TTLB/TC-NHNN/TCTD ngày 22/11/1997. Đây là một trong những văn bản pháp lý quan trọng về hớng dẫn xử lý nợ quá 1(13) Tạp chí Tài chính tháng (1+2)/2002

hạn của các NHTM quốc doanh qua chấn chỉnh hoạt động ngân hàng sau thanh tra. Theo đó, các ngân hàng có thể xoá nợ, khoanh nợ, giãn nợ đối với các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Tính đến 31/12/2000, các NHTM quốc doanh đã tiến hành khoanh nợ trị giá 4900 tỷ đồng cho các DNNN.

- Quyết định số 95/1998/QĐ-TTg ngày 18/5/1998 của Thủ tớng Chính phủ về xử lý thanh toán công nợ giai đoạn II. Theo đó, việc xử lý và thanh toán nợ của doanh nghiệp đợc tiến hành theo các chủ nợ khác nhau nh nợ ngân sách, nợ ngân hàng, khi doanh nghiệp là chủ nợ đối với Nhà nớc, các khoản nợ có bảo lãnh của ngân hàng…

- Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN14 ngày 19/4/1999 ban hành quy chế mua bán nợ của các TCTD.

- Quyết định số 05/2000/QĐ-TTg ngày 5/1/2000 sửa đổi bổ sung một số vấn đề về công tác xử lý, thanh toán, kế toán, hạch toán công nợ giai đoạn II.

- Thông t 23/200/TT-BTC ngày 27/3/2000 hớng dẫn thực hiện Quyết định số 05/2000/QĐ-TTg. Thông t này cũng quy định cụ thể thẩm quyền quyết định xử lý nợ đối với các khoản nợ của DNNN.

- Thông t liên tịch số 03/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/4/2001 do NHNN, Bộ T pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục địa chính ban hành để hớng dẫnviệc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các NHTM. Có thể nói, đây là một văn bản quy định một cách đầy đủ và tơng đối cụ thể nhiều vấn đề liên quan đến trình tự thủ tục xử lý các tài sản đảm bảo nợ vay ngoài biện pháp khởi kiện tại Toà án cũng nh xác định rõ trách nhiệm thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chức năng quản lý trên địa bàn trong việc hỗ trợ các NHTM thu hồi nợ nhanh hơn.

Các văn bản pháp lý trên đây, đặc biệt là Thông t liên tịch số 03 ngày 23/4/2001, đã tạo ra khung pháp lý rất quan trọng cho hoạt động xử lý nợ của các NHTM quốc doanh và đánh dấu bớc tiến quan trọng trong công tác hỗ trợ xử lý nợ của các cơ quan quản lý Nhà nớc.

Ngoài ra, trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã hoàn thành một đề tài nghiên cứu cấp Bộ, do Cục Tài chính chủ trì nghiên cứu về mô hình hoạt động của công ty mua bán nợ, tài sản và t vấn chuyển đổi sở hữu DNNN. Trên cơ sở đề tài trên, gần đây, Cục Tài chính doanh nghiệp đã xây dựng Đề án Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DNNN và đang trong quá trình xin ý kiến, hoàn chỉnh đề án trình Chính phủ.Với sự nỗ lực của các ngành các cấp, tính đến 8/2001, nợ tồn đọng tại các NHTM quốc doanh đã giảm đợc gần 2% so với giai đoạn trớc năm 1998 (xem Bảng 8). Kết quả này đã góp phần khuyến khích những nỗ lực cải cách NHTM Việt Nam trong thời gian tới.

1.2.1.3. Vấn đề tổ chức điều hành

Về tổ chức bộ máy, các NHTM quốc doanh Việt Nam đợc tổ chức theo mô hình Tổng công ty đặc biệt trực thuộc Chính phủ nên tính ỳ lớn và thiếu năng động trong cơ chế thị trờng hiện đại. Đặc biệt, ngoài nhiệm vụ tiến hành hoạt động kinh doanh thơng mại, các NHTM quốc doanh còn phải thực thi hoạt động cho vay chính sách theo chỉ đạo của Nhà nớc. Cụ thể, từ năm 2002 trở về trớc, NHNN&PTNT phải kiêm luôn là NHNg còn NHCT Việt Nam phải làm luôn dịch vụ cho sinh viên nghèo vay tiền học tập. Mô hình tổ chức này đã hạn chế hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng.

Ngoài ra, cơ chế điều hành của các NHTM quốc doanh hiện cũng còn rất nhiều vớng mắc, đặc biệt là cơ chế giữa Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban Tổng Giám đốc (TGĐ). Theo Quyết định số 166-QĐ/NH5 ngày10/8/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc thì Chủ tịch HĐQT có thể kiêm TGĐ (Giám đốc) NHTM. Việc Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ đã gây khó khăn cho các cơ quan quản lý Nhà nớc trong việc theo dõi và giám sát hoạt động của các ngân hàng. Mặt khác, năng lực quản trị và cách thức quản lý điều hành hoạt động của các NHTM quốc doanh còn rất lạc hậu, cha có chiến lợc tổng thể của NHTM hiện đại. Trình độ cán bộ quản lý tại các NHTM quốc doanh còn cha cao, cha đợc trang bị đầy đủ những kiến thức và t duy về kinh tế thị trờng hiện đại, còn bị ảnh hởng nặng nề bởi cách nghĩ cách làm của cơ chế quan liêu bao cấp.

Trớc tình hình này, các NHTM quốc doanh đã có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và bồi dỡng cho cán bộ công nhân viên tại các ngân hàng. Tính đến đầu năm 2002, đã có 25% trong tổng số cán bộ quản lý tại các ngân hàng đã đợc gửi đi đào tạo tại nớc ngoài. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã chỉ đạo cho các NHTM quốc doanh phải kiên quyết đối với những cán bộ quản lý yếu kém về trình độ, suy thoái về đạo đức nghề nghiệp. Công tác này đã đợc NHTM quốc doanh triển khai mạnh mẽ đặc biệt ở NHNT Việt Nam (Vietcombank).

Đối với khối Ngân hàng chính sách, Chính phủ đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long và cho phép ngân hàng này đợc chuyển sang hoạt động đa năng nh một NHTM. Bên cạnh đó, NHNg cũng đã đợc Chính phủ quyết định giữ nguyên tên gọi và tách ra khỏi NHNN&PTNT Việt Nam Quan trọng hơn, NHNg sẽ tiếp nhận thêm…

chơng trình cho sinh viên nghèo vay vốn học tập từ NHCT Việt Nam. Theo kế hoạch của Chính phủ, Ngân hàng chính sách này sẽ có số vốn điều lệ là 5000 tỷ đồng và dự kiến sẽ hoạt động theo quy chế mới từ đầu năm 2003.

Đây là thành tựu lớn nhất trong công cuộc đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của các NHTM quốc doanh, góp phần xây dựng các ngân hàng này thành đầu tàu vững mạnh cho hoạt động của hệ thống NHTM nói chung. Việc thành lập một Ngân hàng chính sách hoạt động độc lập, tách bạch hoạt động cho vay chính sách ra khỏi hoạt động cho vay thơng mại sẽ góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh tiền tệ cho các NHTM quốc doanh.

Một trong những nội dung cơ bản của Đề án cơ cấu lại NHTM quốc doanh là việc thành lậo Ban quản lý rủi ro nhằm giúp HĐQT phân tích xây dựng chuẩn mực và quản lý rủi ro của toàn hệ thống. Thực hiện nội dung và tiến độ đề án cơ cấu lại các NHTM quốc doanh cũng nh tuân thủ các cam kết trong khuôn khổ Chơng trình tăng trởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo giữa Chính phủ Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IMF), các NHTM quốc doanh bớc đầu đều đã có các mô hình quản lý rủi ro, đó là:

- Uỷ ban quản lý rủi ro NHNT Việt Nam đợc thành lập theo Quyết định số 455/QĐ ngày21/9/2001 của Chủ tịch HĐQT NHNT Việt Nam.

- Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro NHNN&PTNT Việt Nam đợc tách ra từ Ban kế hoạch thành một trung tâm hoạt động độc lập. Theo Quyết định số 235/QĐ ngày 1/6/2001 của chủ tịch HĐQT NHNN&PTNT Việt Nam. Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý điều hành tại trụ sở chính NHNN&PTNT Việt Nam, chịu sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của HĐQT và Tổng giám đốc NHNN&PTNT Việt Nam. Ngoài ra, Hội đồng quản lý rủi ro NHNN&PTNT Việt Nam đã đợc thành lập vào tháng 6/2002.

- Phòng thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro NHCT Việt Nam là 1 trong 24 phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ thuộc bộ máy điều hành của NHCT Việt Nam. Phòng thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro là phòng nghiệp vụ tham mu cho TGĐ về thông tin liên quan đến hoạt động ngân hàng và khách hàng nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của NHCT; thực thi các hoạt động nghiệp vụ giúp TGĐ trong việc quản lý sử dụng quỹ rủi ro đúng mục đích.

1.2.2. Khu vực các Ngân hàng thơng mại cổ phần

Khu vực NHTM cổ phần Việt Nam hiện nay còn yếu kém ở nhiều mặt khác nhau (qui mô vốn, cơ cấu tổ chức, phơng thức kinh doanh). Nhận thức đ- ợc tình hình đó, từ tháng 5/1998, NHNN đã tiến hành xem xét lại 18 NHTM cổ phần tại TP. Hồ Chí Minh. Dựa trên kết quả đánh giá khả năng thanh toán, tính thanh khoản và những tổn thất về vốn, NHNN đã quyết định đặt 8 NHTM cổ phần dới “Chế độ kiểm soát đặc biệt” và “Chế độ giám sát đặc biệt”. Chế độ kiểm soát đặc biệt là chế độ theo đó NHNN sẽ đảm đơng tất cả các nghiệp vụ chính của ngân hàng; còn chế độ giám sát đặc biệt là chế độ theo đó NHNN sẽ tiến hành giám sát chặt chẽ hoạt dộng của ngân hàng nhằm sửa chữa kịp thời mọi thiếu sót của NHTM.

Đến đầu năm 1999, Chính phủ đã soạn thảo một kế hoạch cơ cấu lại cả 51 NHTM cổ phần trong cả nớc (tham khảo Phụ lục 1). Ngoài ra, kế hoạch tái cơ cấu cho từng NHTM cổ phần cũng đã đợc đa ra trong đó nhấn mạnh việc cải cách tổ chức, xử lý các khoản nợ và tái cấp vốn. Theo kế hoạch, việc tái cấp vốn cho các NHTM cổ phần sẽ đợc thực hiện thông qua các quỹ của Nhà nớc. Các cơ quan quản lý Nhà nớc cũng đã ra kế hoạch thành lập Công ty quản lý tài sản (AMC) để cơ cấu lại các khoản nợ của các doanh nghiệp và giúp các NHTM giảm bớt các khoản nợ khó đòi. Công ty này sẽ hoạt động với nguồn vốn do Chính phủ cấp và sẽ tiến hành mua, bán các khoản nợ có tài sản thế chấp mà các NHTM không thể phát mại do tính chất của tài sản, không đủ giấy tờ hay không rõ nguồn gốc của khoản nợ. Phải thừa nhận rằng Chính phủ và NHNN Việt Nam đã sớm ý thức đợc sự cần thiết phải củng cố và chấn chỉnh các NHTM cổ phần nhng mãi đến năm 1998, các văn bản pháp quy mới đợc ban hành tơng đối có bài bản. Ngoài ra, để hỗ trợ cho quá trình chấn chỉnh các ngân hàng cổ phần, Chính phủ đã thành lập Uỷ ban tái cơ cấu do Phó thống đốc NHNN đứng đầu và Quỹ hỗ trợ sắp xếp lại các NHTM cổ phần với mức vốn là 1.200 tỷ đồng.

1.2.2.1. Về vốn điều lệ và sắp xếp hoạt động

Yếu kém rõ nhất hiện nay đối với các NHTM cổ phần là vốn điều lệ đa số là rất nhỏ so với tỷ trọng vốn vay, không đảm bảo đủ mức vốn để mở rộng phạm vi địa bàn hoạt động và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Mặc dù đã có quy định của Chính phủ về mức vốn điều lệ tối thiểu nhng sau 3 năm thực hiện, nhiều NHTM cổ phần ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn có tổng số vốn dới 50 tỷ đồng. Theo đánh giá của NHNN, số vốn điều lệ của các NHTM cổ phần cần đợc bổ sung tuy thấp hơn các NHTM quốc doanh (do tài sản có thấp) nhng cũng xấp xỉ 2000 tỷ đồng.

Chính vì vậy, ngày 3/10/1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1998/ NĐ-CP quy định về mức vốn pháp định của các TCTD. Đồng thời, NHNN cũng đã chỉ đạo cho các NHTM cổ phần phải tăng vốn điều lệ của mình lên. Mặt khác, để đảm bảo cho các NHTM cổ phần thực hiện việc tăng

vốn một cách nghiêm chỉnh, NHNN đã hạn chế và cấm các ngân hàng không đủ vốn đợc mở rộng phạm vi và địa bàn hoạt động. Theo chủ trơng này, nếu

Một phần của tài liệu cải cách ngân hàng thương mại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w