6. Cấu trúc của khóa luận
3.1.3. Miêu tả ngôn ngữ nhân vật
Bên cạnh việc miêu tả diện mạo, miêu tả hành động, thì miêu tả ngôn ngữ nhân vật cũng là yếu tố quan trọng được tác giả sử dụng để làm nổi bật tính cách nhân vật.
Tác phẩm là câu chuyện kể về nhân vật Robinson. Anh vừa là nhân vật chính vừa là người trực tiếp kể lại cuộc đời mình. Anh kể lại những trải nghiệm của cuộc đời mình trong những năm tháng phiêu lưu nhiều nơi để khám phá và kinh doanh, cùng với hơn hai tám năm sống trên đảo hoang. Bằng việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, lớp từ ngữ bình dân nhân vật đã kể cho chúng ta nghe về những biến cố, sự kiện cũng như những buồn vui trên từng chặng đường mà anh trải qua.
Là người kể lại câu chuyện của mình nên hầu như trong suốt tác phẩm đều là ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. Vậy nên, giọng điệu ngôn ngữ của nhân vật cũng thay đổi theo dòng cảm xúc.
Khi lần đầu tiên đi biển và say sóng anh rơi vào cơn mê hoảng khủng khiếp và anh bắt đầu suy nghĩ chín chắn về việc làm nông nổi của mình, của một đứa con lêu lổng, ương ngạnh “thế là những lời khuyên nhủ khôn ngoan của bố mẹ, những giọt nước mắt của bố tôi, những lời cầu van của mẹ tôi, tất cả đều hiện ra rõ mồn một trong tâm trí tôi. Lương tâm tôi cắn rứt và trách tôi sao lại coi thường những bài học bổ ích đến thế để đến nỗi xa rời bổn phận làm con” [17, 9]. Những dòng cảm xúc, suy tư đó khiến người đọc cũng phải nghẹn lòng, và dường như đó là những lời nói chân thành, thật lòng nhất của một con người đang ở ranh giới giữa sự sống và cái chết.
Và giọng kể của Robinson càng sâu lắng hơn, khi anh kể đến đoạn con tàu được chuẩn bị kĩ càng nhưng chẳng may bị đắm, tất cả thủy thủ trên tàu thì chết hết còn lại một mình anh bị sóng biển đánh dạt vào đảo hoang. Đến đây người đọc thấy được một giọng điệu trầm buồn và xúc động trước những lời kể của anh “thực tế hiện ra trước mắt tôi thật là khủng khiếp. Tôi cảm thấy cuộc đời tôi sẽ mãi mãi bị chôn vùi trong cảnh ngộ éo le bi thảm này. Nghĩ như thế, nhiều lúc hai dòng nước mắt tôi chảy dài xuống má than thân trách phận, buồn thay cho mình phải bị đày đọa thống khổ tới nông nỗi này” [17, 68]. Chắc hẳn nếu những ai đã từng đọc những dòng cảm xúc này, sẽ thấy được rằng con người dù có mạnh mẽ đến đâu nhưng có lúc cũng cảm thấy xót xa, đau đớn cho cuộc đời của mình: “Không ai có thể hiểu thấu được hết nỗi đau lòng của tôi lúc thấy mình bị cuốn ra biển, xa hòn đảo thân yêu. Tôi bị cuốn đi xa tới hai dặm đường và chẳng còn hy vọng gì trở lại nữa” [17, 121].
Khi anh đã dần ổn định tinh thần và bắt đầu xây dựng cuộc sống ở hòn đảo không có dấu chân người ấy, ta lại bắt gặp những dòng cảm xúc đầy lạc quan, đó là khi anh đạt được một thành công nào đó. Điều đó được thể hiện bằng một giọng điệu tự tin, sôi nổi vui nhộn “luôn luôn tôi được hưởng cái thú hoàn thành một kết quả lao động mà trước kia mình phải bó tay. Mặt khác, càng ngày tôi càng lành nghề trong nhiều ngành thủ công” [17, 126]. Cũng có lúc phải đối mặt với hiểm nguy và đứng trước bờ vực của sự sống và cái chết nhưng Robinson vẫn đầy áp niềm tin vào bản thân với giọng điệu lạc quan: “Tôi bị cuốn ra xa tới hai dặm đường và chẳng còn hy vọng gì nữa. Tuy vậy tôi vẫn cố gắng phấn đấu không ngã lòng. Tôi hết sức hướng cho chiếc xuồng chuyển về phía bắc, tức là về phía luồng nước mà tôi chú ý có một bãi cồn chắn ngang, tôi bắt đầu hy vọng” [17, 121]. Biết rằng khi đối mặt với bão táp của biển cả, con người chỉ như một hạt cát bé nhỏ nhưng Robinson vẫn luôn tự tin vào bản thân mình để có thể vượt qua được những thử thách cam go.
Nhiều khi ta lại bắt gặp trong lời kể của nhân vật là một giọng điệu hồ hởi, vui mừng. Đó là lúc khi nhân vật đưa người đọc vào những chuyến phiêu lưu ngay chính hòn đảo thân yêu của mình “tôi bắt đầu đi ra cái vịnh nhỏ, chỗ ghé tất cả những chuyến bè chở vật liệu lấy ở tàu về. Tôi đi men theo bờ sông. Đi ngược dòng độ hai dặm đường, tôi nhận thấy nước thủy triều không lên tới đó nữa và chỉ còn lại một dòng suối nhỏ, nước mát và ngọt lạ thường” [17, 96]. Và giọng điệu chậm dãi ấy lại có sự đan xen cả niềm vui, tiếp tục được anh kể lại khi
nước, tuy nhiên cũng còn đủ chút ít để nối tiếp cho dòng nước chảy rì rì. Tôi tìm được nhiều thứ quả, đặc biệt là dưa bở mọc lổn nhổn khắp mặt đất và nho treo nặng trĩu trên cây đầy những chùm quả chín mọng vừa dịp hái” [17, 97]. Có lẽ chính từ những món quà tự nhiên đó đã mang đến cho anh nhiều điều thú vị vui mừng và hạnh phúc.
Bên cạnh giọng kể chậm dãi, đầy tâm trạng là những dòng cảm xúc hài hước của Robinson thể hiện rõ thêm tình thần lạc quan của anh. Điều đó được thể hiện ở chỗ cách anh chăm sóc và xén tỉa bộ ria mép: “Trên mép, theo ý thích riêng tôi lại để một cập ria mép theo kiểu người Thổ Nhĩ Kỳ vừa dài vừa rậm khác thường, tô đậm thêm nét cổ quái vào diện mạo của tôi” [17, 128].Tuy là hơi kì lạ những chính điều đó lại mang đến cho người đọc tiếng cười sảng khoái.
Có những lúc ta lại bắt gặp lời độc thoại gấp gáp, thể hiện những lo lắng, trăn trở và sợ hãi mà chính anh phải đối mặt “chưa bao giờ tôi kinh hoàng đến vậy. Tôi đứng sững lại như bị sét đánh, hoặc thấy ma quỷ hiện hình. Tôi nín thở, im lặng lắng nghe, tôi nhìn quanh nhìn quẩn, nhưng tuyệt nhiên không nghe và thấy gì khác cả” [17, 130]. Hay những lo lắng khi mà Robinson phát hiện thấy dấu chân người trên hoang đảo nơi anh sống “suốt hai năm trời trong tình trạng thấp thỏm, cuộc sống của tôi nhiều lúc thấy chua chát vô cùng. Tôi luôn luôn nơm nớp lo sợ và như thấy xung quanh mình đầy dẫy những tai họa” [17, 136]. Sống ở một nơi không hề có bóng dáng con người, mà giờ đây anh bất ngờ phát hiện có dấu chân người là một cú sốc với anh, bởi điều đó làm đảo lộn cuộc sống yên bình của anh nơi đảo hoang này.
Dù nhiều lúc Robinson cũng cảm thấy lo lắng, bi quan, nhưng anh vẫn luôn lạc quan yêu đời, vui mừng khi nhìn lại cơ ngơi của mình “nói sao cho hết nỗi vui sướng của tôi khi về tới nhà cũ thân mến, được nghỉ ngơi thoải mái trên cái võng êm ái… tôi tự nhủ còn ở trên đảo ngày nào, không bao giờ tôi đi xa nhà lâu như thế này nữa” [17, 107]. Với một tinh thần đầy lạc quan, yêu đời đó Robinson tự cho mình là “chúa đảo” của hòn đảo này. Nghĩa là, không ai có quyền vi phạm lãnh thổ của anh khi chưa sự cho phép của anh.
Bên cạnh giọng cảm xúc lạc quan là giọng điệu sung sướng, hạnh phúc khi cứu được Thứ Sáu và được nghe thấy tiếng nói của con người sau hai mươi lăm năm sống xa cách thế giới loài người “vừa được nghe mấy tiếng nói của anh, mặc dầu chẳng hiểu được anh nói gì, tôi sung sướng và cảm động quá, run người lên. Đó là, những tiếng nói đầu tiên của loài người mà sau hai mươi lăm năm trời lưu lạc tôi mới lại được nghe… Hạnh phúc đến với tôi đột ngột thế ư”
[17, 153]. Robinson hạnh phúc đến nỗi chính anh cũng nghi ngờ sự thật đó, nó như một giấc mơ vậy.
Tóm lại, với việc sử dụng phương pháp trần thuật ở ngôi thứ nhất, đã cho người đọc hình dung được thế giới nội tâm phong phú của Robinson, với những trăn trở lo lắng cũng những vui buồn, hạnh phúc trong cuộc chiến chống lại hoàn cảnh, chống lại thiên nhiên khắc nghiệt để dành lấy sự sống.