Lạc quan yêu đời

Một phần của tài liệu tính cách nhân vật robinson crusoe trong tiểu thuyết robinson crusoe của daniel defoe (Trang 33 - 58)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.4.Lạc quan yêu đời

Lạc quan là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người thời đại Ánh sáng. Nhờ có sự lạc quan mà con người có thể vượt qua được những khó khăn thử thách của cuộc sống. Nhân vật Robinson là người đại diện tiêu biểu cho sự lạc quan của con người trong bước đường chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt đã gặp nhiều khó khăn, nhưng anh không nản chí mà vẫn luôn lạc quan tin tưởng vào tương lai.

Robinson dùng hiểu biết của mình để phân tích tình hình. Điều đó được thể hiện ở chỗ anh gieo trồng vụ mùa “kết quả là không được một hạt thóc nào,

anh không bi quan mà tìm ra được nguyên nhân ngay “bởi vì luôn mấy tháng sau là mùa khô, đất không đủ nước cho mạ nảy mầm” [17, 103]. Tuy nhiên anh vẫn không nản lòng mà thất bại lại là động lực, là kinh nghiệm cho lần sau “sự thất bại không làm tôi nản lòng; nó cũng giúp tôi rút ra kinh nghiệm bổ ích” [17, 118]. Robinson còn khẳng định “tôi đoán ngay vì nắng hạn nên lúa mới chột đi như thế” [17, 103].

Đảo hoang không chỉ có nắng hạn, mưa dầm mà còn có những cơn động đất làm rung chuyển cả đảo. Đã có lúc, anh ngỡ mình không thể vượt qua được: “Trong mưa to gió lớn, tôi vẫn hoang mang tâm trí, bủn rủn tay chân. Tôi chợt nhớ ra rằng gió và mưa như thế này là một hiện tượng tự nhiên tiếp theo của cơn động đất” [17, 83]. Và rồi cảnh tượng kinh hoàng mà đối với Robinson đó là lần đầu tiên nhìn thấy “đất chuyển như thế làm cho tôi choáng váng như đi biển trên một chiếc tàu bị phong ba. Từ thuở lọt lòng, tôi chưa hề nghe, hoặc thấy những chuyện thế này; tim tôi như ngừng đập, tất cả mọi bộ phận trong người hầu như tê liệt” [17, 82]. Dù gặp bao nhiêu khó khăn, khắc nghiệt của môi trường

và hoàn cảnh sống vẫn không làm lung lay ý chí nghị lực, lòng lạc quan của Robinson. Đặc biệt anh không phó mặc sự sống của mình cho số phận.

Sóng gió, khó khăn đã tôi luyện nên nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người trong đó sự lạc quan, lòng tin tưởng như một chồi non gặp mưa mùa xuân tràn trề căng đầy niềm tin. Robinson luôn tin vào tương lai và cuộc đời “nhưng bây giờ thì tâm hồn tôi lại rất thư thái và chứa chan biết bao nhiêu ý nghĩ khác, sáng sủa và yêu đời hơn” [17, 110]. Dù không biết đến bao giờ mới thoát khỏi hoang đảo này nhưng không vì thế mà anh nhụt chí “tôi không thất vọng chút nào, cứ vững lòng bắt tay vào việc” [17, 118]. Nhờ sự lạc quan luôn biết tin vào tương lai phía trước, đặc biệt anh không ngừng tin tưởng vào đôi bàn tay kì diệu của mình, cuộc sống của Robinson đã thay đổi mà chính anh cũng đã phải thừ

nhận: “Các bạn thử nghĩ, một mình trên hòn đảo hoang vắng mà bữa sáng có

sữa tươi, bữa ăn thường ngày có bánh mì, bánh bột gạo tẻ, thịt dê, trứng rùa, bơ và pho mát; tráng miệng thì có hoa quả, nhất là nho tươi, nho khô, thiết tưởng cũng thịnh soạn không kém ở những khách sạn bình thường tại các thành phố lớn” [17, 127]. Trào dâng trong niềm tự hào đó là lòng yêu đời, lòng yêu cuộc sống. Một mình trên đảo hoang anh vẫn không hoang mang lo sợ, mà vẫn luôn lạc quan và không để cảm giác cô đơn lấn át mọi suy nghĩ khác. Anh luôn cố gắng tạo cho mình một cuộc sống đàng hoàng, đầy đủ và luôn hi vọng vào một ngày trở về với thế giới loài người hiện đại

Khi con người ta sở hữu nụ cười, đặc biệt là nụ cười trong tâm hồn là khi con người ta đang tràn đầy năng lượng sống và tràn đầy niềm tin vào cuộc đời. Robinson không chỉ lạc quan vào công việc mà anh còn không bỏ quên sự lạc quan trên gương mặt, trên hình thức của mình. Ở nơi đảo hoang không có gương soi nhưng anh cũng biết cách chăm sóc cho mình có được một bộ ria mép kiểu cách. Hóa ra trong hoàn cảnh ấy, một anh thợ may tồi vẫn có thể thành một anh thợ cạo cầu kì tạo dáng cho bộ ria “trên mép, theo ý thích riêng, tôi lại để một cặp ria theo kiểu người Thổ Nhĩ Kỳ vừa dài vừa rậm khác thường, tô đậm thêm nét cổ quái vào diện mạo của tôi” [17, 129]. Hay anh cũng bật cười khi mặc bộ quần áo khác lạ đến nỗi chú chó nó kinh ngạc và khiếp sợ “thấy điệu bộ nó như thế, tôi bật cười, lên tiếng gọi” [17, 129]. Tính hài hước là liều thuốc vô giá, xua đi những muộn phiền. Tiếng cười ấy không tách rời niềm hy vọng khao khát trở về nước Anh thân yêu của Robinson, thấm đượm tinh thần lạc quan của con người đầy bản lĩnh.

Sống mà không lạc quan, yêu đời thì cuộc sống ấy sẽ trở nên vô nghĩa. Vì vậy sống ở trên đời mỗi con người luôn phải hướng đến tương lai, hướng đến những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống và nhất là sống trên đời phải có tình thương yêu muôn loài.

2.5.Yêu thƣơng con ngƣời, loài vật và quê hƣơng

Robinson của thế kỉ Ánh sáng không chỉ tràn trề trong mình nhiều phẩm chất tốt đẹp như đã nói mà ở trong anh còn có một trái tim nhân đạo, một con người đạo đức, giàu tình cảm. Tình yêu thương đó được thể hiện ở nhiều khía cạnh: đó là tình yêu với con người loài vật, tình yêu với quê hương đất nước.

Robinson trở về tổ quốc sau 28 năm 2 tháng 19 ngày. Anh đã sống một cuộc sống lạc lõng trên một hoang đảo, xa tiếng nói của loài người, cho tới khi có sự xuất hiện của Thứ Sáu thì cũng phải mất hai mươi lăm năm. Đó là khoảng thời gian khá dài đối với cuộc đời một con người. Nếu như, trong câu chuyện có thật về thủy thủ Xenkiếc bị lạc vào đảo hoang ở ngoài khơi vùng biển Chilê, khi được cứu người thủy thủ bất hạnh đó hầu như đã trở về với trạng thái hoang dã, tuy không chết nhưng anh ta sống lay lắt bị thiên nhiên khuất phục còn Robinson thì ngược lại. Tại sao Robinson sống đến hơn hai tám năm trên đảo lại không bị cuộc sống hoang dã làm hoang hóa như thủy thủ Xenkiếc? Một trong những lí do chính có lẽ là do anh có một tâm hồn phong phú giàu tình yêu thương.

Khi tình cờ tìm được chú chó trên chiếc tàu bị đắm, anh đã mừng khôn xiết. Anh xem nó như một người bạn, anh yêu thương chăm sóc chu đáo cho nó tận tình “tôi ngồi xuống, móc túi lấy một miếng bánh khô, bẻ đôi chia cho nó một nửa và nói chuyện với nó như người bạn chí thiết” [17, 70]. Chú chó chính là một người bạn cùng sẻ chia vui buồn cũng như những khó khăn trên đảo với Robinson. Trong mỗi bước đi của Robinson hầu như không bao giờ thiếu dấu chân của chú chó, nó theo anh trong mỗi chuyến đi săn, hay trong những lúc trông coi trang trại “nó chạy quanh quẩn bên tôi, sục vào bụi đuổi chim hoặc thú ra cho tôi bắn. Lúc tôi ngồi nghỉ, nó nằm im bên cạnh thỉnh thoảng ngước mắt nhìn tôi âu yếm” [17, 66]. Chú chó chính là nguồn động viên an ủi tinh thần để anh bớt đi những nỗi buồn, nỗi cô đơn bởi lẽ chính anh cũng thấy rằng “có nó, tôi cảm thấy bớt được một phần cô quạnh” [17, 66]. Chú chó đã trở thành người bạn gắn bó với anh. Nó mang đến cho anh niềm vui, niềm hạnh phúc giúp anh vượt qua được những khó khăn “nó sống bên tôi như một người bạn tốt và một người giúp việc tận tình; có gì đem về được cho tôi dùng là nó cố gắng lấy về. Theo bản năng, nó đã tìm hết cách để sống với tôi thật thân mật” [17, 72]. Tình

yêu của Robinson dành cho chú thật đặc biệt, nên con vật đó cũng nhận ra và có cảm xúc, tình cảm thân thiết với Robinson. Gặp trận động đất kinh hoàng, nó cũng mong ước có sự chở che để vượt qua nỗi sợ hãi “nó giương đôi mắt nhìn tôi để chờ sự che chở của chủ; nhưng chính tôi trong lúc này cũng được vững dạ thêm vì có nó bên cạnh” [17, 83]. Không những thế, lúc Robinson bị sốt rét anh đã ôm chú chó vào lòng để nó có thể sưởi ấm cho mình: “Những lúc cơn sốt rét nổi lên, tôi ôm lấy nó cho thêm ấm người và ấm lòng. Trong cảnh ngộ éo le này, nó vẫn là chỗ dựa rất quý của tôi về tình cảm” [17, 91]. Nó không hề rời Robinson nửa bước “từ khi tôi bị ốm, suốt ngày đêm nó cứ quẩn quanh bên giường không rời tôi nửa bước” [17, 91]. Và theo bản năng chú chó đó cũng tìm mọi cách để sống với chủ thật thân mật. Hạnh phúc đối với mỗi người là có ai đó luôn bên cạnh, an ủi, động viên, chăm sóc trong những lúc ốm đau bệnh tật. Với con vật trung thành này Robinson luôn có một mơ ước nhưng là một mơ ước không bao giờ trở thành hiện thực là “làm cho nó biết nói” [17, 72]. Cho dù chú chó ấy không phải là con người đi chăng nữa, nhưng chính nó lại là nguồn an ủi lớn, là niềm cảm thông sâu sắc, là chỗ dựa tinh thần để anh có thể vượt qua mọi khó khăn và cả những nỗi cô đơn.

Robinson không chỉ có chú chó làm bạn mà anh còn có cả vẹt để chia sẻ vui buồn. Trong một lần đi săn Robinson đã “vung gậy lên ném trúng một chú vẹt non và bắt được nó. Tôi nhặt nó lên áp vào ngực và săn sóc nó rất cẩn thận nên chỉ một lúc sau nó hồi tỉnh và khỏe mạnh như cũ, tôi bèn đem nó về nhà. Tôi đã tập được cho nó gọi tên tôi rất thân mật” [17, 91]. Có những lúc nó đậu trên tay anh, nó đã gọi tên anh một cách thân mật “nó đậu trên ngón tay tôi và ghé cái mỏ lại gần mặt tôi, kêu lên: Robinson Crusoe đáng thương ơi! Anh ở đâu? Trước kia anh ở đâu? Làm sao anh lại đến nơi này?” [17, 125]. Robinson dạy con vẹt nói tiếng người với mong muốn có ai đó nói với mình. Dù không phải là con người thật sự nhưng trí ít đó cũng là niềm an ủi, sự sẻ chia những nỗi cô đơn, trống trải trong lòng anh.

Hay một lần khác Robinson bắn chết một con dê mẹ, anh đem dê con về nuôi nhưng nó chẳng ăn uống gì cả và rồi “buộc lòng tôi phải giết nó. Bữa tối hôm đó chẳng thấy ngon miệng chút nào” [17, 67]. Tình yêu thương không phải chỉ dành riêng cho con người mà anh còn dành tình cảm đó cho những con vật. Khi phải giết những con vật yếu ớt lòng anh cũng buồn, cũng xót thương. Nhưng vì hoàn cảnh, và vì cuộc sống đã buộc anh phải làm vậy.

Đối với con vật Robinson dành tình thương để chăm sóc, nhưng đối với con người thì anh thể hiển tình yêu thương theo khía cạnh khác. Trước khi lạc vào đảo hoang anh đã bán chú bé da đen Xuri cho một thuyền trưởng Bồ Đào Nha. Robinson xem chú bé da đen ấy như một vật sở hữu của mình, muốn dùng để đổi chác hay làm gì cũng được chính việc làm ấy đã làm cho anh dằn vặt nhiều năm sau đó.

Đến năm thứ 25 sống trên đảo, Robinson may mắn cứu được một thổ dân da den thoát khỏi những kẻ ăn thịt người. Để ghi dấu ấn ngày mình cứu được thổ dân ấy, anh đã đặt tên là “Thứ Sáu” và bảo anh ta gọi mình là ông chủ “tôi bảo anh lấy tên là “Thứ Sáu” để ghi nhớ ngày gặp gỡ. Tôi lại hay cho anh biết gọi tôi là “ông chủ”, biết trả lời có và không cho đúng lúc” [17, 156]. Mặc dù, trên danh nghĩa là chủ và tớ nhưng Robinson đối xử với Thứ Sáu bằng một tình bạn thân thiết và chu đáo. Robinson dạy cho Thứ sáu nói tiếng Anh “tôi tự đặt cho mình một nhiệm vụ quan trọng là dạy cho anh hiểu và biết tiếng Anh” [17, 158]. Không phụ công Robinson, Thứ Sáu học tiếng Anh rất nhanh mà đến anh cũng phải thốt lên rằng “thứ Sáu quả là một học trò tốt nhất thế giới” [17, 158]. Từ đó, hai người đã có thể nói chuyện được với nhau, cho dù Thứ Sáu vẫn chưa thành thạo lắm nhưng ít ra anh cũng thấy hạnh phúc vì có một người bạn thân thiết có thể chia sẻ vui buồn và dần dần hai người càng hiểu, càng gắn bó thân thiết: “Tôi quý mến Thứ Sáu không những chỉ do những câu chuyện như thế. Bản chất trong sạch và lành mạnh của anh đã chinh phục được cảm tình của tôi. Tấm lòng trìu mến của anh đối với tôi thật là không bờ bến và làm cho tôi càng thiết tha yêu mến anh hơn nữa” [17, 169]. Có Thứ Sáu làm bạn cuộc sống của Robinson thay đổi hẳn, anh yêu thêm cuộc sống hơn và tăng thêm hy vọng một ngày không xa sẽ có thể ra khỏi hòn đảo, tâm hồn anh trở nên vui lạ lùng “tâm hồn tôi khoan khoái lạ lùng; từ ngày gặp Thứ Sáu, tôi đã sống một cuộc đời chứa chan hạnh phúc luôn ba năm trời trên đảo” [17, 162]. Có lẽ, sau bao nhiêu năm sống trên đảo hoang không có hình bóng con người, đến bây giờ anh mới thật sự được sống theo đúng nghĩa, một niềm hạnh phúc ngập tràn trong trái tim.

Robinson và Thứ sáu còn mạo hiểm cứu được hai người, một người da đen không ngờ người đấy là cha của Thứ sáu và một người Tây Ban Nha. Không ít lâu sau đó, anh lại cứu được thuyền trưởng, thuyền phó của một con tàu người Anh. Mặc dù, trên tàu có những thủy thủ nổi loạn và những việc làm của họ xứng đáng nhận được những hình phạt thích đáng nhưng là một người giàu tình yêu thương Robinson đã cảm hóa được họ và cho họ một lối thoát.

Robinson cho những kẻ nổi loạn đó sinh sống ở hòn đảo mà anh đã sống, anh dạy cho họ cách chăn nuôi, trồng trọt để tồn tại trên đảo: “Tôi bày cho chúng cách chăn nuôi đàn dê, cách vỗ cho dê béo, cách vắt sữa và làm bơ với pho mát” [17, 237]. Ngoài ra anh còn để lại cho họ vũ khí đạn dược để họ có thể bảo vệ mình khi sống trên đảo.

Như vậy, là một người có tình yêu thương đồng loại nên ngay cả khi anh “một mình đơn phương độc mã” [17, 149], vẫn can đảm lao vào cứu những người khác thoát khỏi cái chết và hơn thế nữa anh còn cảm hóa được những người đang lầm đường lạc lối. Đó là một con người mẫu mực cho đạo đức của thế kỉ Ánh sáng.

Quê hương là nơi đất mẹ quê cha, nơi ai ai cũng phải nhớ về, nó đã in sâu vào tâm hồn của mỗi người. Điều đó đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều nhà văn, nhà thơ viết về quê hương. Nếu như tác giả Đỗ Trung Quân khi viết về quê hương với những vần thơ giản dị:

“Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều…”

Những vần thơ về quê hương của tác giả Đỗ Trung Quân dù giản dị nhưng khi đọc lên lại luôn sôi sục trong trái tim mỗi người một cảm xúc nghẹn lòng nào đó thì Chế Lan Viên lại viết về quê hương với những vần thơ lắng đọng hơn :

“…Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn…”

Tình yêu đối với mảnh đất mà mình gắn bó thật sâu sắc, đó là tình cảm thiêng liêng chân thành và luôn khắc sâu vào lòng mỗi người.

Dù cách nhau về khoảng cách địa lý, nhưng chắc chắn một điều rằng tình yêu đó trong mỗi một con người không hề khác nhau, Robinson cũng luôn khắc khoải một tình yêu về đất nước Anh về mảnh đất nơi anh sinh ra. Bởi thế, lời kể của một người đã gần ba mươi năm sống cách biệt thế giới loài người, vẫn in đậm dấu ấn suy tưởng hướng về xứ sở. Nếu không có tình cảm mãnh liệt có lẽ

Một phần của tài liệu tính cách nhân vật robinson crusoe trong tiểu thuyết robinson crusoe của daniel defoe (Trang 33 - 58)