Miêu tả hành động nhân vật

Một phần của tài liệu tính cách nhân vật robinson crusoe trong tiểu thuyết robinson crusoe của daniel defoe (Trang 44 - 47)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.1.2.Miêu tả hành động nhân vật

Bên cạnh việc miêu tả diện mạo thì miêu tả hành động của nhân vật cũng là một biện pháp nghệ thuật quan trọng để làm nổi bật đặc điểm tính cách của nhân vật. Hành động của nhân vật Robinson được khắc họa trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nhưng dễ nhận thấy nhất là khi anh chiến đấu với những cơn sóng dữ.

Khi thấy mình đang bị những con sóng dữ dội giật đuổi Robinson đã “vùng đứng dậy, cố sức chạy thật nhanh vào phía bờ trước khi bị một đợt sóng khác có thể ào tới và cuốn tôi ra” [17, 43]. Lúc đó, niềm khao khát được sống lại trỗi dậy mạnh mẽ trong con người Robinson “tôi bèn nín thở, bơi cật lực được gần bờ thêm chút nữa” [17, 43]. Và nhờ sự cố gắng của mình anh thấy mình như nổi dần lên, đầu và tay nhô ra khỏi mặt nước, anh lại thấy trong người dễ chịu hẳn. Anh lại tiếp tục “vùng chạy miết lên phía trước để khỏi lại bị cuốn đi lần nữa. Tôi đứng im một chút, thở lấy sức và chờ cho nước rút hết rồi chạy cật lực về phía bờ” [17, 44]. Phải thấy rằng anh là một con người có sức sống phi thường. Có lẽ, nếu là người khác họ đã bỏ mặc cho số phận nhưng Robinson lại không như vậy anh đã cố gắng vượt qua tất cả những con sóng dữ để không bị sóng nhấn chìm “vừa thấy sóng sắp sửa nhào đến. Tôi cắn răng bám chặt lấy một mỏm đá, nín thở cho tới khi ngọn sóng rút lui trở ra. Ngọn sóng rút lui, tôi không bỏ lỡ dịp tốt, chạy thẳng vào gần bờ. Tới nơi, tôi trèo lên một mỏm đất,

cùng Robinson đã chiến thắng được thử thách của thiên nhiên. Hành động ấy thật đáng trân trọng và khâm phục.

Nếu trong cuộc chiến với những con sóng biển dữ dội để dành lấy quyền sống thật sự vất vả, thì cuộc chiến để tồn tại trên hòn đảo hoang vu này lại càng gian nan và khó khăn hơn.

Ngay khi lên được bờ Robinson cảm thấy hạnh phúc khi mà mình còn sống sót, nhưng niềm vui ấy lại có sự xen lẫn cảm giác buồn, cảm giác cô đơn “những ý nghĩ đó làm tôi ứa nước mắt” [17, 48]. Nhưng rồi anh nhận ra khóc thì cũng chẳng giảm nhẹ nỗi đau khổ một chút nào, mà điều quan trọng là nghĩ cách để tồn tại, nên anh quyết định ra chỗ chiếc tàu nếu sóng yên và thời tiết ủng hộ. Hành động anh bơi ra chỗ con tàu để tìm lại những thứ còn xót lại trên tàu, để bắt đầu xây dựng cuộc sống mới. Anh gom mọi thứ lại và bắt đầu xây dựng cho mình một chỗ ở. Khi đã làm xong chỗ ở và để ghi dấu mốc thời gian đặt chân lên đảo anh đã dựng một cây cột vuông vắn trên khắc dòng chữ: “Tôi đặt chân lên đảo ngày 30 tháng 9 năm 1659” [17, 71]. Hành động ngỡ như thừa này, lại mang đến nhiều tầng ý nghĩa và một giá trị to lớn, giúp anh ghi nhớ ngày tháng và giữ được nếp sống của con người hiện đại.

Để sinh tồn trên hoang đảo này, buộc lòng anh phải lao động và từ ý thức đó anh đã tự mình cày xới, cuốc đất “tôi dùng cuốc và xẻng gỗ đào xới đất thật kĩ làm hai mảnh để gieo hai thứ hạt” [17, 103]. Điều đó chứng tỏ Robinson có hiểu biết trong việc lao động, trồng trọt. Anh cố gắng nỗ lực lao động để tạo ra thức ăn và đến ngày hưởng thành quả thì anh đã có thể “vuốt ve cái bánh mì đầu tiên” [17, 80]. Hành động vuốt ve ấy dường như nó là một đứa con tinh thần được sản sinh ra từ sự cố gắng không biết mệt mỏi của anh. Và cũng là niềm hạnh phúc sau bao nhiêu ngày tháng cần mẫn lao động.

Khi anh bị ốm và nằm mãi một chỗ không có ai chăm sóc, chỗ dựa tinh thần lúc này đối với anh chỉ là chú chó và ta thấy hành động “ôm lấy nó cho thêm ấm người” [17, 91]. Điều đó không chỉ thể hiện sự thân mật, gần gũi với con vật nuôi mà nó còn thể hiện một sự ấm áp, tình yêu thương của Robinson với loài vật. Một hành động nhỏ nhưng đọng lại trong kí ức người đọc một sự trân trọng và cảm phục tình cảm chân thành của con người.

Trong một lần đi khám phá hòn đảo mà mình sống bằng chiếc xuồng nhỏ tự anh đóng, vô tình anh bị sóng cuốn ra xa hòn đảo. Nhưng nhờ sự cố gắng của mình, anh đã tìm cách chèo chiếc xuồng đó vào bờ và khi lên đến bờ hành động đầu tiên của anh là “quỳ xuống như muốn tha thiết ôm chầm lấy hòn đảo thân

yêu” [17, 123]. Có lẽ, đó sẽ là giây phút hạnh phúc, khó quên và nhớ mãi trong cuộc đời của Robinson khi một lần nữa thoát khỏi cái chết.

Hành động cứu người của Robinson là nét tính cách đáng trân trọng đối với một con người đã sống xa thế giới loài người trong một thời gian dài như vậy. Đầu tiên anh dũng cảm cứu một anh chàng da đen anh “lao ngay xuống chân núi để lấy mấy khẩu súng” [17, 151]. Rồi anh vụt trèo trở lên núi cũng hăng không kém rồi anh lại tiến thẳng ra bờ biển và “chỉ một lát sau đã nhảy xổ ra chặn đường, cắt ngang giữa người tù sổng và những người đuổi bắt anh ta” [17, 151]. Tiếp đến là hành động “tôi thong thả bước về phía những người này rồi bất thần nhảy tới gần người chạy trước, giáng cho một báng súng thật mạnh vào đầu” [17, 151]. Những hành động liên tiếp này xuất phát từ tình thương người ở Robinson, anh không thể chịu ngồi yên khi thấy cảnh tượng đáng sợ của những kẻ ăn thịt người. Đồng thời cho thấy anh là người có khả năng ứng phó với mọi việc rất nhanh. Và khi đã cứu được người da đen xấu số đó Robinson “dịu dàng nắm lấy tay anh, đỡ anh đứng dậy, vuốt ve âu yếm, làm cho anh càng vững lòng lên hơn” [17, 153]. Vẻ cảm động, người da đen đó bỗng thốt lên mấy tiếng tỏ ý vui mừng. Vừa nghe được mấy tiếng nói của anh ta, mặc dầu chẳng hiểu được anh ta nói gì nhưng Robinson cũng cảm thấy sung sướng, cảm động, run người lên. Bởi lẽ đó là những tiếng nói đầu tiên của loài người mà sau hai mươi lăm năm trời lưu lạc Robinson mới lại được nghe và cũng chính từ sự vui mừng đó anh đã phải thốt lên rằng: “Tôi mừng rỡ quá, ôm lấy anh bạn mới và nói luôn một thôi một hồi, mặc dầu anh không hiểu tôi nói gì” [17, 153]. Robinson đặt tên cho anh ta là Thứ Sáu để ghi nhớ ngày đó là ngày thứ sáu. Những hành động đó chứng tỏ Robinson đang hạnh phúc, hạnh phúc vì từ nay cuộc sống của anh sẽ là một bước ngoặt mới, một sự đổi thay mới tốt đẹp hơn.

Không chỉ cứu được Thứ Sáu mà Robinson còn cứu những người khác nữa. Khi những thổ dân ăn thịt người quay lại lần hai Robinson và Thứ sáu đã chuẩn bị kế hoạch để cứu những tù binh bị bắt với một tinh thần, ý thức cao “nhất định chúng ta phải liều một phen sống mãi với họ” [17, 174]. Với những hành động chống trả quyết liệt “tôi nhảy vụt ra khỏi chỗ nấp, Thứ Sáu bám sát theo sau. Tôi cố chạy thật nhanh lại gần người tù binh khốn khổ đương nằm đờ trên cát, tôi rút dao cắt đứt dây trói cho người tù binh” [17, 178 - 179]. Khi đã cứu được người tù binh thứ nhất hành động tiếp theo của Robinson là cứu người tù binh tiếp “tôi vội cắt đứt những dây trói chằng chịt đã làm cho ông ta nhức

lên và nói ra tiếng được nữa” [17, 182]. Có thể nói đó là những hành động của tình người, của lòng dũng cảm không sợ hy sinh của Robinson. Hay một lần khác, khi tìm cách đánh chiếm lại con tàu bị cướp của thuyền trưởng anh đã lên kế hoạch rất cẩn thận và cuối cùng cũng đã dành lại được con tàu đó. Với một con người giàu tình yêu thương và sự bao dung, Robinson đã cho những kẻ nổi loạn một con đường sống và còn giúp họ tồn tại trên hòn đảo mà anh đã sống.

Bằng ngòi bút miêu tả tỉ mỉ về những hành động của nhân vật. Tác giả đã cho chúng ta thấy sức sống phi thường của nhân vật. Từ những hành động vượt qua những con sóng dữ để tồn tại, đến những hành động cứu giúp người của Robinson đã mang đến cho chúng ta một hình mẫu lí tưởng về một con người không bao giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh, cho dù hoàn cảnh đó có thể cướp đi mạng sống của anh.

Một phần của tài liệu tính cách nhân vật robinson crusoe trong tiểu thuyết robinson crusoe của daniel defoe (Trang 44 - 47)