Thanh lý TSCĐ chưa khấu hao hết

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TỔNG HỢP CÁC TÌNH HUỐNG KẾ TOÁN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 70 - 78)

Chi phí và thu nhập phát sinh khi thanh lý TSCĐ hạch toán như trường hợp thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết, phần xuất TSCĐ ra khỏi NH thì hạch toán:

Nợ 89 “Chi khấu hao TSCĐ phần chưa khấu hao hết” Nợ 305 “Gía trị hao mòn”

Có 301: Nguyên giá

4.2.1 Tình huống 1

Ngân hàng Công Thương nộp đơn xin Bộ Tài Chính cấp vốn để mua một phần mềm kế toán hiện đại trị giá 120 triệu đồng chưa có VAT 10%. Bộ tài chính đã xét duyệt khoản chi này nhưng trên thực tế khi mua thì phía người bán đề nghị thêm 20 triệu đồng do biến động tỷ giá. Ngân hàng tiếp tục nộp đơn xin Bộ tài chính cấp thêm 20 triệu nhưng Bộ tài chính không đồng ý. Vì vậy ngân hàn phải lấy quỹ để chi trả cho khoản thiếu hụt đó.

Xử lý

Ngân hàng mua tài sản

Nợ 321 120.000.000

Nợ 3532 12.000.000 (=120*10%) Có 1011 132.000.000

Khi nhận vốn của Bộ tài chính và dùng quỹ của Ngân hàng để chi trả cho

khoản thiếu hụt: Nợ 1113 120.000.000 Nợ 619 20.000.000 Có 321 140.000.000 Đồng thời: Nợ 302 140.000.000 Có 602 140.000.000

4.2.2 Tình huống 2 –xây dựng cơ bản

Xác định các tài khoản liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế tài chính sau:

Ngày 03/02/2012, Ban lãnh đạo và các cấp có thẩm quyền của Ngân hàng ngoại thương quyết định cấp và chuyển vốn cho chi nhánh ngân hàng ngoại thương tỉnh X số tiền là 1.500 triệu đồng để xây dựng văn phòng làm việc.

Ngày 04/02/2012, Chi nhánh ngân hàng ngoại thương tỉnh X bắt đầu tiến hành xây dựng các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng công trình như sau:

- Vật liệu xây dựng công trình 800 triệu đồng (chưa tính thuế VAT 5%) đã chi bằng tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước.

- Chi phí nhân công 400 triệu đồng đã chi bằng tiền mặt.

- Chi phí khác 200 triệu đồng ( chưa tính VAT 5%) đã chi bằng tiền mặt.

Ngày 20/02/2012, Hội đồng thẩm định tài sản của NH Ngoại thương đã xác định nguyên giá của TSCĐ trên là 1.400 triệu đồng.

Xử lý

Ngày 3/2/2012

Tại NH Ngoại thương

Khi cấp vốn cho chi nhánh tỉnh X:

Nợ 602 1.500.000.000 Có 5111 1.500.000.000

Tại chi nhánh tỉnh X , khi nhận vốn: Nợ 5112 1.500.000.000

Có 4510 1.500.000.000

Ngày 4/2/2012 , Chi nhánh NH Ngoại thương tỉnh X phát sinh các chi phí trong quá trình xây dựng cơ bản:

Chi phí vật liệu xậy dựng:

Nợ 3222 800.000.000

Nợ 3532 40.000.000 (= 5%* 800tr) Có 1113 840.000.000

Chi phí nhân công: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ 3223 400.000.000 Có 1011 400.000.000

Chi phí khác:

Nợ 3532 10.000.000 (=5%*200tr) Có 1011 210.000.000 Tập hợp chi phí: Nợ 3221 1.400.000.000 Có 3222 800.000.000 Có 3223 400.000.000 Có 3229 200.000.000

Khi công trình đã hoàn thành quyết toán:

Nợ 4510 1.500.000.000 Có 3221 1.400.000.000 Có 619 100.000.000

Ngày 20/2/2012, khi được thẩm định TS của đội thẩm định NH Ngoại thương

Tại chi nhánh Tỉnh X

Đồng thời ghi tăng TSCĐ và chuyển nguồn về NH Ngoại thương Nợ 301 1.400.000.000

Nợ 619 100.000.000 Có 5111 1.500.000.000

Tại NH Ngoại thương

Nợ 5112 1.500.000.000 Có 602 1.500.000.000

4.2.3 Tình huống 3

Ngày 21/6/2010, Ngân hàng Công Thương đã trích từ quỹ đầu tư phát triển để mua sắm và lắp đặt hệ thống mày vi tính với trị giá ghi trên hóa đơn là 800 triệu, nhằm nâng cao khả năng xử lý vàquản lý dữ liệu của Ngân hàng. Chi phí vận chuyển, lắp

đặt, chạy thử là 2 triệu đồng. Tất cả đều được chi trả bằng chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi của nhà cung cấp mở tại Ngân hàng. Thuế GCGT 10% tính theo giá mua. Ngân hàn ước tính sử dụng hệ thống này trong 10 năm, khấu hao theo phương pháp cố định.

Sau khi đưa vào sử dụng được 2 năm, do sự phát triển của khoa học công nghệ, TSCĐ nói trên bị lỗi thời và giảm giá trị. Do đó, Ngân hàng điều chỉnh giảm nguyên giá của TSCĐ này xuống ¼ so với nguyên giá ban đầu. Và vào ngày 31/12/2011, ngân hàng đã tiến hành đánh gia lại TSCĐ.

Năm 2012, Ngân hàng đã mở rộng mạng lưới giao dịch, thành lập chi nhánh mới đáp

ứng nhu cầu phát triển lớn mạnh của Ngân hàng. Vào ngày 1/3/2008, Ngân hàng đã quyết định chuyển giao hệ thống máy này về chi nhánh mới thành lập sử dụng.

Yêu cầu: Hạch toán các tình huống xảy ra

Xử lý

Ngày 21/1/2006, Ngân hàng Công Thương hạch toán mua TSCĐ:

Nợ 3013 802.000.000

Nợ 3532 80.000.000 ( = 800.000.000* 10%) Có 4211. Nhà cung cấp 882.000.000

Đồng thời hạch toán chuyển nguồn vốn Nợ 6121 802.000.000 Có 602 802.000.000

Mức khấu hao TSCĐ hàng năm = 802.000.000/10 = 80.200.000 đ Mức khấu hao TSCĐ hàng tháng = 80.200.000/12 = 6.683.333,33 đ Trong hai năm đầu, mỗi tháng Ngân hàng trích khấu hao TSCĐ: Nợ 871 6.683.333,33

Sau 2 năm sử dụng, 31/12/2011 , TSCĐ được đánh giá lại. Căn cứ vào biên bản đánh giá lại tài sản, kế toán hạch toán:

Nguyên giá TSCĐ mới : 802.000.000 * ¾ = 601.500.000 đ

Nguyên giá TSCĐ đã giảm : 802.000.000 – 601.500.000 = 200.500.000 đ Điều chỉnh khấu hao : 6.683.333,33 *24 *3/4 = 120.300.000 đ

Vậy số Khấu hao giảm : 6.683.333,33 *24 – 120.300.000 = 40.100.000 đ

Số chênh lệch giữa nguyên giá TSCĐ và khấu hao TSCĐ giảm được hạch toán như sau:

Nợ 3051 40.100.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ 602 160.400.000

Có 3013 205.000.000 Hai tháng đầu năm 2012, NH trích khấu hao :

Nợ 871 5.012.500 (= 601.500.000/ (10*12)) Có 3051 5.012.500

Ngày 1/3/2012, NH chuyển TSCĐ cho chi nhánh. Gía trị khấu hao tính đến 1/3/2012 là:

5.012.500 *( 2năm * 12 tháng/năm + 2 tháng ) = 130.325.000

Kế toán lập biên bản giao nhận TSCĐ, lập phiếu xuất TSCĐ và hạch toán: Nợ 305 130.325.000

Nợ 5111 471.175.000 Có 301 601.500.000

4.2.4 Tình huống 4

Ngày 3 tháng 6 năm 2005 theo quyết định của ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Hải Phòng đã thanh lý một TSCĐ có nguyên giá 800 triệu đồng giá trị hao

mòn là 700 triệu đồng. Chi phí quảng cáo để bán và chi phí đấu thầu đã chi 5 triệu đồng tiền mặt. Số tiền bán TSCĐ là 120 triệu đồng ( chưa tính thuế GTGT 10%). Khách hàng đã trả bằng UNC qua tài khoản tiền gửi thanh toán không kì hạn của KH tại chi nhánh.

Xử l ý

Thanh lý TSCĐ chưa khấu hao hết:

Nợ TK 890: 100.000.000 Nợ TK 305: 700.000.000 Có TK 301: 800.000.000 Chi phí để bán TSCĐ: Nợ TK 890: 5.000.000 Có TK 1011: 5.000.000 Thu từ bán TSCĐ: Nợ TK 4211: 120.000.000 Có TK 790: 120.000.000 4.2.5 Tình huống 5

NH ABC đã có quyết định chuyển 1 TSCĐ thành CCDC, biết TSCĐ này có nguyên giá là 10 triệu đồng, đã khấu hao hết 9 triệu đồng. Sau khi chuyển TSCĐ thành CCDC, CCDC này được xuất kho sử dụng và phân bổ chi phí trong vòng 10 tháng.

Hoạch toán Chuyển TSCĐ thành CCDC Nợ TK 311: 1 000 000 Nợ TK 305: 9 000 000 Có TK 301: 10 000 000 Xuất dùng Nợ TK 388: 1 000 000 Có TK 311: 1 000 000

Hằng tháng phân bổ chi phí ( hoạch toán trong 10 tháng)

Nợ TK 874: 100 000

Có TK 388: 100 000

Kế toán các trường hợp sau tại Ngân Hàng Công Thương Huế

Ngày 1/2/2004 Theo quyết định của NH Công Thương Việt Nam, chi nhánh NH Công Thương Huế sẽ thanh lý một TSCĐ nguyên giá là 500 triệu, giá trị hao mòn của TSCĐ này là 450tr.

Ngày 3/2/2004 CN Ngân Hàng Công Thương Huế đã bỏ ra một số chi phí sữa chữa để sữa chữa TSCĐ này là 15 triệu đồng bằng tiền mặt.

Ngày 6/2/2004 CN Ngân Hàng Công Thương Huế đã bán được TSCĐ này với giá 80 triệu đồng.( chưa tính thuế GTGT 10%). KH đã nhận TSCĐ và trả bằng TG thanh toán.

Xử lý:

Tại Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Huế:

Ngày 1/2/2004 căn cứ theo quyết định của NH công Thương Việt Nam nhưng thực tế TSCĐ này vẫn chưa được thanh lý nên không hạch toán.

3/2/2004Chi nhánh NH Công Thương Huế đã bỏ ra một số chi phí sữa chữa tài sản này nên được tính vào chi phí thanh lí tài sản

Nợ 89 15.000.000

Có 1011 15.000.000

Ngày 6/2 CN Ngân Hàng Công Thương Huế đã bán tài sản cố định nên sẽ hạch toán về việc thanh lý TS này theo quyết định của NH Công Thương Việt Nam và thể hiện tài sản này đã chuyển sang một khách hàng khác.

Nợ 89 50.000.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ 305 450.000.000 Có 301 500.000.000 Đồng thời nhận được thu nhập:

Nợ 1011 88.000.000 Có 79 80.000.000 Có 4531 8.000.000

Chương 5: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ,VÀNG VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ.

5.1Tóm tắt lý thuyết

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TỔNG HỢP CÁC TÌNH HUỐNG KẾ TOÁN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 70 - 78)