Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động cho vay tại eximbank chi nhánh cần thơ (Trang 36 - 43)

Với những kết quả cho vay tại Eximbank Cần Thơ được nêu ở trên, chúng ta cũng đã tìm hiểu được những biến động cho vay của ngân hàng trong thời gian qua và những xu hướng trong tương lai. Bây giờ chúng ta sẽ tổng hợp lại và đánh giá một cách cụ thể hơn về hiệu quả cho vay tại Ngân hàng trong 3 năm qua.

Bảng 2.9 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tại Eximbank chi nhánh Cần Thơ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 2.076.657 2.816.788 3.626.808 2. Tổng vốn huy động Triệu đồng 1.525.000 1.866.000 2.495.571 3. Doanh số cho vay Triệu đồng 8.473.653 9.166.511 9.838.970

4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 7.604.235 8.163.388 9.708.050

5. Dư nợ Triệu đồng 1.974.033 2.977.156 3.108.076

6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 1.534.835 2.475.594 3.042.616

7. Nợ quá hạn Triệu đồng 26.534 27.073 123.288 8. Nợ xấu Triệu đồng 26.025 24.434 83.011 9. Tỷ lệ nợ quá hạn =(7)/(5)*100% % 1,34 0,91 3,97 10. Tỷ lệ nợ xấu = (8)/(5)*100% % 1,31 0,82 2,67 11. Dư nợ/ Tổng nguồn vốn =(5)/ (1)*100% % 95,06 105,69 85,70 12. Dư nợ/ Tổng VHĐ = (5)/(2) Lần 1,29 1,60 0,86 13. Vòng quay vốn tín dụng =(4)/(6) Vòng 4,95 3,30 3,19 14. Hệ số thu nợ = (4)/(3) Lần 0,90 0.89 0,98 2.4.1 Hệ số thu nợ

Biểu đồ 2.3 Hệ số thu nợ của Eximbank chi nhánh Cần Thơ năm 2009-2011 Hệ số thu nợ năm 2009 là 0,90. Nghĩa là, với 1 đồng cho vay Ngân hàng thu về được 0,90 đồng, năm 2010 hệ số thu nợ giảm 0,01 lần so với năm 2009. Đến năm 2011 lại tăng đến 0,98, hệ số thu nợ tăng lên, tức là 1 đồng cho vay thu về đến 0,98 đồng. Hệ số thu nợ của Ngân hàng xấp xĩ gần bằng 1 với hệ số như vậy là khá tốt. Tuy nhiên điều đó chưa thể đánh giá được một cách chính xác và hiệu quả cho vay của một khoản vay được. Bởi vì, hệ số thu nợ được đánh giá dựa trên DSTN và DSCV mà hai yếu tố này không cùng giới hạn trong cùng một mốc thời gian. Thông thường doanh số cho vay được tính trên doanh số các khoản cho vay trong một khoản thời gian không kể món vay đã thu hồi hay chưa, còn doanh số thu nợ được tính trên doanh số thu của các khoản vay của năm nay và năm trước nữa. Do vậy, ta cần xem xét về thời hạn thu nợ của các khoản vay để có thể đánh giá chính xác hơn.

2.4.2 Vòng quay vốn tín dụng

Biểu đồ 2.4: Vòng quay vốn tín dụng của Eximbank chi nhánhCần Thơ năm 2009-2011

Vòng quay vốn tín dụng giúp ta đánh giá hiệu quả hoạt động của một đồng vốn tín dụng qua tính luân chuyển của nó. Đồng vốn quay vòng càng nhiều càng có hiệu quả, đem lại càng nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Vì với 1 số vốn nhất định ta có thể cho vay nhiều lần mang lại nhiều lãi và giảm thiểu rủi ro phát sinh do các khoản nợ quá hạn. Năm 2009 vòng quay vốn tín dụng là 4,96 vòng/năm hay nói cách khác là 1 đồng vốn tín dụng quay được 4,46 vòng 1 năm để tạo ra lợi nhuận. Điều này cho thấy 1 đồng dư nợ cho vay thì chỉ khoảng 2,69 tháng sẽ thu hồi được. Năm 2010, vòng quay vốn tín dụng giảm xuống còn 3,3 vòng/năm, 1 đồng vốn tín dụng quay được 3,3 vòng 1 năm làm cho khoảng thời gian thu hồi nợ tăng lên. Tức 1 đồng dư nợ cho vay thì mất khoảng 3.63 tháng mới thu hồi được. Vòng quay vốn tín dụng năm 2010 giảm và thời gian thu hồi nợ tăng lên nguyên nhân do dư nợ trung dài hạn tăng, mà các khoản này chưa thu hồi được trong năm. Vào năm 2011 vòng quay vốn tín dụng tiếp tục giảm xuống còn 3,19 vòng/năm, làm cho 1 đồng vốn thì Ngân hàng phải mất đến 3, 76 tháng mới thu hồi về được.

Nhìn chung ta thấy vòng quay vốn tín dụng tuy có thay đổi qua từng năm nhưng số vòng quay như vậy cũng tương đối lớn. Với số dư nợ từ năm 2009-2011 luôn tăng mà số vòng quay cũng xấp xỉ gần nhau chứng tỏ 1 đồng vốn của ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạo ra lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Như ta biết với số vòng quay càng cao mang lại càng nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, ngân hàng nên tiếp tục mở rộng dư nợ và tăng cường công tác thu nợ càng hiệu quả càng tốt để số vòng quay càng lớn.

2.4.3 Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là số tiền mà cả gốc là lãi mà khách hàng chưa hoàn trả cho Ngân hàng khi đáo hạn hợp đồng tín dụng mà không làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn với nguyên nhân hợp lý. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng thì mỗi khoản tín dụng cấp cho khách hàng luôn đòi hỏi phải thu được cả gốc lẫn lãi đúng hạn. Tuy nhiên trên thực tế với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc khách hàng trả nợ không đúng hạn, điều này đã để lại các khoản nợ quá hạn tại Ngân hàng. Vì vậy mối quan tâm hàng đầu của Eximbank chi nhánh Cần Thơ là hạn chế mức thấp nhất các khoản nợ này.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay thì chỉ số tỷ lệ nợ quá hạn là rất quan trọng. Chỉ số này giúp đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng lớn thì rủi ro càng cao tín dụng của Ngân hàng càng cao. Theo NHNN quy định đối với các NHTM thì tỷ lệ nợ quá hạn phải nhỏ hơn 5% trên tổng dư nợ, như vậy có thể nói tỷ lệ nợ quá hạn tại Eximbank Cần Thơ như thế là tương đối tốt. Năm 2009 tổng nợ quá hạn là 26.534 triệu đồng chiếm 1,34% tổng dư nợ. Năm 2010 tổng nợ quá hạn tăng lên 27.073 triệu đồng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn thì giảm còn 0,92% tại vì năm nay dư nợ tăng cao hơn năm 2009 đến 50,82%, sang năm 2011 tổng nợ qua hạn là 123.188 triệu đồng. Mặc dù năm nay dư nợ có tăng hơn do với năm 2010 nhưng tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên với mức 3,97% trên tổng dư nợ. Nguyên nhân là do năm nay nợ nhóm 2 tăng cao hơn so với năm 2010.

Với kết quả như vậy cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm 2009-2011 là rất tốt. Nhưng Ngân hàng cần phải tiếp tục rà soát nâng cao công tác cho vay đến thu hồi nợ để các khoản vay luôn đạt hiệu quả nhất.

2.4.4 Tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank chi nhánh Cần Thơ năm 2009-2011

Bên cạnh chỉ tiêu nợ quá hạn thì còn dùng tỷ lệ nợ xấu để phân tích chất lượng cho vay của Ngân hàng, theo quy định thì tỷ lệ nợ xấu phải nhỏ hơn 3% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu tại Eximbank chi nhánh Cần Thơ tuy luôn nhỏ hơn 3% nhưng thay đổi không đồng đều qua từng năm, năm 2009 nợ xấu là 26.025 triệu đồng chiếm 1,31% trên tổng dư nợ. Năm 2010 nợ xấu là 24.434 triệu đồng giảm so với năm 2009 và chiếm 0,91% trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu năm 2009-2010 là tương đối thấp nhưng chiếm tỷ trọng cao trong nợ xấu 2 năm này lại là nợ nhóm 5 – nhóm nợ có khả năng mất vốn, điều đó làm ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của Ngân hàng. Sang năm 2011 tình hình nợ xấu tăng cao so với năm 2010. nợ xấu năm nay lên đến 83.011 triệu đồng chiếm tỷ lệ 2,67% trên tổng dư nợ của năm, năm nay nền kinh tế có nhiều biến động và khó khăn, chiếm đa số trong những khoảng nợ xấu là các khách hàng doanh nghiệp. Điều đó cho thấy Ngân hàng cần phải thận trọng hơn trong quá trình cho vay cũng như quá trình sử dụng vốn của khách hàng.

2.4.5 Dư nợ trên tổng vốn huy động

Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ Dư nợ/ Tổng vốn huy động tại Eximbank chi nhánh Cần Thơ Tỷ số này sử dụng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân hàng, cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của Ngân hàng so với tổng nguồn vốn huy động hay dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của Ngân hàng.

Tỷ lệ dư nợ/tổng vốn huy động qua 3 năm tăng giảm không đều nhau. Năm 2009 dư nợ/ tổng vốn huy động là bình quân 1,29 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2010 mặc dù tổng vốn huy động năm nay tăng so với năm 2009 nhưng cũng vì dư nợ năm nay tăng khá cao nên dẫn đên tỷ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn tăng lên, bình quân 1,6 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động. Nhưng tình hình lại khả quan hơn vì đến năm 2011 thì tỷ lệ này giảm xuống còn 0,86 lần.

Kết quả trên cho thấy Ngân hàng có sự phụ thuộc vào vốn điều chuyển. Do đó để đảm bảo được nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng sử dụng vốn điều chuyển từ hội sở trong cùng hệ thống. Như ta biết thì chi phí vốn điều chuyển cao hơn so với chi phí huy động, do đó đẩy chi phí của ngân hàng cao hơn. Điều này có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng, hoặc làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác. Cho nên ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động huy động vốn hơn nữa.

2.4.6 Dư nợ trên tổng nguồn vốn

Qua bảng số liệu trên cho thấy Ngân hang đã sử dụng tốt nguồn vốn của mình qua các năm thể hiện ở tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn đều đạt tương đối cao. Cụ thể dư nợ/tổng nguồn vốn qua 3 năm :2009-2010-2011 là 95,06%-105,69%-85,70%. Như vậy, Ngân hàng đã tận dụng triệt để nguồn vốn vào hoạt động cho vay để đáp ứng nhu cầu vay vốn của dân cư ngày càng tăng. Ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn- đây là khoản nợ thời gian thu hồi nhanh, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Bên cạnh cho vay ngắn hạn, thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng tỉnh nhà phát triển Ngân hàng còn đầu tư vào cho vay trung và dài hạn cho các doanh nghiệp. Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn cao quá cũng không tốt, khi Ngân hàng sử dụng một lượng vốn lớn để cho vay có thể dẫn đến rủi ro về thanh khoản, rủi ro về vốn. Vì vậy, Ngân hàng cần có kế hoạch huy động vốn phù hợp và cho vay đúng đối tượng để hạn chế rủi ro.

 Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, có thể nhận thấy tình hình hoạt động cho vay tại Eximbank Cần Thơ là khá tốt, hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, ngân hàng cần phát huy tích cực hơn nữa công tác huy động vốn tại chỗ để tương xứng với quy mô tín dụng hiện có, giảm bớt gánh nặng tín dụng cho nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động cho vay tại eximbank chi nhánh cần thơ (Trang 36 - 43)