Chương trình Dân tộ c & Tôn giáo

Một phần của tài liệu những vấn đề xã hội - nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 38 - 42)

1. A1. Những nhân tố khoa học xã hội và nhân văn học xã hội và nhân văn trong việc quản lý đô thị ở Nam Bộ

B1. Sưu tầm, bảo tồn và nghiên cứu các giá trị văn hoá của các dân tộc Nam Bộ

C1. Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội của cư dân các dân tộc ít người ở Nam Bộ

2. A2. Quá trình hình thành các đô thị ở Nam Bộ và các đô thị ở Nam Bộ và chuyển hoá từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp

B2. Nghiên cứu bản sắc văn hoá, lối sống, tâm lý, tính cách, quan niệm thẩm mỹ, triết lý của người Việt Nam Bộ

C2. Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của cư dân các dân tộc ít người ở Nam Bộ 3. A3. Vấn đề cơ cấu dân cư

và nguồn nhân lực ở các đô thị Nam Bộ

B3. Những vấn đề lịch sử Nam Bộ trong tiến trình lịch sử Việt Nam và khu vực

C3. Những vấn đề tôn giáo - tín ngưỡng của người Việt và các dân tộc ít người Nam Bộ 4. A4. Vấn đề lối sống của

dân cư đô thị Nam Bộ nói chung và của các khu công nghiệp tập trung ở Đông Nam Bộ nói riêng

B4. Những ảnh hưởng và tác động của quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đối với Nam Bộ

C4. Vấn đề giáo dục và giáo dục song ngữ trong vùng các dân tộc ít người Nam Bộ

5. A5. Vấn đề đa dạng hoá đô thị Nam Bộ đô thị Nam Bộ

B5. Văn hoá Nam Bộtrong truyền thống VHVN và vấn đềđại chúng hoá các giá trị văn hoá Nam Bộ

C5. Những vấn đề dân tộc và tôn giáo Nam Bộ trong mối quan hệ với Đông Nam Á

5.2. Phối hợp giữa các đơn vị trong trường

Do tính tổng hợp nên mỗi hướng đề tài đều cần có sự tham gia của các nhà nghiên cứu thuộc nhiều chuyên môn khác nhau nhưvăn hoá học, nhân học, xã hội học, sử học, văn học, ngôn ngữ, triết học, địa lý học, Đông phương học, giáo dục học, đô thị và phát triển cộng đồng, Đông phương học, Quan hệ quốc tế... Sự tham gia của các khoa, ngành vào các chương trình có thể hình dung như sau:

Ngành, đơn vị Chương trình Tri ế t h ọ c V ă n h ọ c Ng ữ h ọ c S ử h ọ c Đị a lý Xã h ộ i h ọ c V ă n hoá h ọ c Nhân h ọ c Gi áo d ụ c h ọ c NCPT đ ô th ị Đ P H , QH QT 1.CT Văn hoá + + + + + + + + + + + 2.CT Dân tộc + + + + + + + + + + 3.CT Đô thị + + + + + + + + + + +

5.3. Phối hợp giữa các nhà nghiên cứu trong và ngoài ĐHQG

Dựa vào sức mình là chính, phát huy tối đa nội lực của cán bộ giảng dạy của trường tham gia NCKH.

Thu hút chất xám, đẩy mạnh công tác liên kết phối hợp NCKH với các đơn vị trong Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, các trường đại học và cơ quan nghiên cứu KHXH&NV phía Nam, với ĐHQG Hà Nội.

Phát huy tối đa vai trò của việc hợp tác nghiên cứu trong khu vực và quốc tế, nhất là với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong ba chương trình thì chương trình dân tộc và tôn giáo có nhu cầu lớn nhất về việc hợp tác quốc tế với các nước Đông Nam Á; bởi vậy, khi triển khai ra các đề tài cụ thể, không loại trừ khả năng cần tách ra một sốđề tài riêng theo hướng này.

Cách thức phối hợp không nhất thiết là trực tiếp tham gia đề tài, mà còn có thể là chia sẻ thông tin, kinh nghiệm dưới hình thức toạ đàm để công bố và thảo luận các thông tin và kết luận mới; các buổi thông tin tổng thuật những kết quả nghiên cứu mới của nước ngoài trên phương diện lý luận hoặc kinh nghiệm của các nước trong vấn đề tương tự, cũng như những kết quả nghiên cứu mới của họ về Việt Nam và Nam Bộ.

5.4. Phối hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng

Với tư cách là một cơ sởđào tạo đại học và sau đại học và nghiên cứu khoa học, các đề tài nghiên cứu trong đề án phải vừa đáp ứng những nhu cầu cấp bách của đời sống thực tiễn khu vực Nam Bộ, vừa góp phần hoàn thiện và nâng cao lý luận, phục vụ nhiệm vụ giảng dạy và đào tạo.

Đểđáp ứng nhu cầu nghiên cứu cơ bản, trong mỗi đề tài, đều phải có phần nghiên cứu lý luận, tổng thuật ở đầu để làm cơ sở cho công trình nghiên cứu; vừa có phần tổng kết tri thức, kết quả, nâng cao trình độ lý luận.

Đểđáp ứng nhu cầu nghiên cứu ứng dụng, cần phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các địa phương, đặc biệt là các sở ban ngành có liên quan (như Sở KH-CN-MT, Sở Giáo dục, Sở Văn hoá, ...).

5.5. Phối hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo

Mỗi đề tài nghiên cứu trong đề án phải tâp hợp được một đội ngũ gồm nhiều thế hệ: có các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu; có các nghiên cứu sinh, thạc sĩ, học viên cao học, thậm chí cả sinh viên, để vừa tiến hành nghiên cứu, vừa góp phần đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện đề tài, cần chú ý thông qua việc sử dụng để nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, cung cấp thông tin khoa học, rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu; tạo điều kiện cho các thành viên của đề tài được đào tạo, tham dự các hội thảo, hội nghị khoa học ở trong và ngoài nước.

5.6. Kế hoạch triển khai

Để triển khai thực hiện đề án, cần thành lập một Ban chủ nhiệm Đề án (khoảng 5 người) như một tổ chức đầu mối tập hợp, điều hoà, phối hợp lực lượng nghiên cứu cũng như lo việc xã hộihoá các kết quả nghiên cứu. Ban này có trách nhiệm cử ra các ban chủ nhiệm từng chương trình (khoảng 3 người cho mỗi chương trình), có thể gồm một thành viên ban chủ nhiệm đề án và 2 thành viên còn lại là cán bộ của ĐHQG Tp.HCM (cụ thể là của Trường ĐH KHXH&NV) hoặc 1 của Trường và 1 mời từ các đơn vị khác trong thành phố.

Từng năm, mỗi ban chủ nhiệm chương trình có trách nhiệm cụ thể hoá các hướng đề tài thành (những) đề tài cụ thể sao cho tạo thành một hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tuỳ theo tình hình cụ thể (kinh phí, nhân lực,...) mà một hướng đề tài có thể tách thành một sốđề tài theo những gợi ý đã nêu hoặc một hướng đề tài có thể chỉ gồm một đề tài. Các đề tài cụ thể này có hai loại: Loại thứ nhất là những đề tài do các ban chủ nhiệm chương trình hoạch định trên cơ sở định hướng này rồi tìm các nhà nghiên cứu thích hợp trong hoặc ngoài ĐHQG Tp.HCM (Trường ĐH KHXH&NV) để mời tham gia thực hiện, hoặc tổ chức cho đấu thầu. Loại thứ hai là những đề tài do các cán bộ trong Trường ĐH KHXH&NV tự đề xuất hàng năm, chúng sẽ được phòng QLKH & HTQT của Trường phối hợp với Ban chủ nhiệm Đề án xem xét, nếu thấy thích hợp với nội dung của một hướng đề tài cụ thể thuộc một chương trình nào thì sẽ giới thiệu về cho ban chủ nhiệm chương trình đó xem xét, rồi trên cơ sở mục tiêu của đề án, trao đổi với tác giả để có những điều chỉnh cần thiết trước khi đưa vào khuôn khổ của chương trình.

Trong ba chương trình thì tuỳ theo tình hình kinh phí cụ thể mà có thể dành ưu tiên số một cho Chương trình Những vấn đề xã hội - nhân văn trong phát triển đô thịở khu vực Nam Bộ, ưu tiên số hai cho Chương trình Bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập ở khu vực Nam Bộ.

Ban chủ nhiệm Đề án cần xây dựng các chuẩn mực chọn đề tài, chọn người thực hiện đề tài, phối hợp nghiên cứu, đánh giá kết quả dưới dạng một bảng kiểm (check list) đểđảm bảo tính đồng bộ, khách quan.

Lực lượng cán bộ tham gia nghiên cứu cần chú ý huy động các nhà nghiên cứu có uy tín và kinh nghiệm cả trong và ngoài Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh để bổ sung, đổi mới trí tuệ và năng lực tư duy, đồng thời tạo điều kiện để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tuy nhiên, nếu giữa những người có cùng trình độ và năng lực trong cùng một lĩnh vực chuyên môn thì ưu tiên lựa chọn theo thứ tự như sau: a) các nhà nghiên cứu trong ĐHQG; b) các nhà nghiên cứu trên địa bàn thành phố HCM; c) các nhà nghiên cứu trong khu vực Nam Bộ; d) các nhà nghiên cứu ở các khu vực còn lại trong nước; e) các nhà nghiên cứu nước ngoài. Các cán bộ trẻ, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên tham gia với mục đích để được đào tạo thì chỉ huy động lực lượng của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (cụ thể là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn).

Một phần của tài liệu những vấn đề xã hội - nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)