IV- NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
2) Nghiên cứu bản sắc văn hoá, lối sống, tâm lý, tính cách, quan niệm thẩm mỹ, triết lý của người Việt ở Nam Bộ
mỹ, triết lý của người Việt ở Nam Bộ
Đây là một hướng đề tài quan trọng và rất cấp thiết. Đã đến lúc không thể nhìn nhận một cách giản đơn nhiều hiện tượng của đời sống xã hội, văn hoá, kinh tế, v.v. của khu vực Nam Bộ nếu không đi tìm lời giải đáp trong chiều sâu của bản sắc văn hoá, lối sống, tâm lý, tính cách, quan niệm thẩm mỹ, triết lý của con người ởđây. Chỉ khi xác định đúng được nguồn gốc, nguyên nhân thì mới có thể xác định được những ưu điểm và nhược điểm, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hội nhập văn hoá và toàn cầu hoá. Tức là mới có thể đề xuất được những biện pháp, chính sách hợp lý cho sự phát triển của khu vực này nhằm phát huy vai trò của nhân tố con người, của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong khi đó mảng đề tài này hầu như hoàn toàn chưa được nghiên cứu ngoài một số nhận xét tuy tinh tế, nhưng phần nhiều dựa trên cảm tính của nhà văn Sơn Nam trong các cuốn “Cá tính miền Nam” [Sơn Nam 1974/1997] và “Văn minh miệt vườn” [Sơn Nam 1992]; cùng một số bài nghiên cứu in trong cuốn “Tâm lý người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ” [TTNC Tâm lý DT 2000]. Một phần của mảng đề tài này hiện đang được thực hiện dưới dạng đề tài độc lập cấp nhà nước nhan đề “Nghiên cứu quan hệ giữa đặc điểm tâm lý người Việt ở Nam Bộ và tôn giáo bản địa” (ĐTĐL-2003/16, thực hiện từ 1/2003 đến 9/2005) do TS. Phạm Bích Hợp chủ trì (chủ quản là Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM).