Xuất một số giải pháp chính sách

Một phần của tài liệu sát nhập và mua lại ngân hàng việt nam (Trang 35 - 36)

4 Hoạt động M&A trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

4.6 xuất một số giải pháp chính sách

Với toàn hệ thống, NHNN đã đặt mục tiêu năm 2014 tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16 – 18%, tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng 12 – 14% và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Thứ nhất, NHNN cần có cơ chế chính sách, khuyến khích các NHTMCP yếu kém có định hướng sáp nhập để nhanh chóng tiếp cận với nhau. Bên cạnh đó, NHNN thường

xuyên cập nhật số liệu chính xác về tình hình "sức khỏe" của các NHTMCP trong hệ thống, để từ đó có các biện pháp xử lý.

Thứ hai, Chính phủ và các cơ quan có liên quan cần sớm ban hành những văn bản luật phù hợp, không chồng chéo để đảm bảo an toàn cho các ngân hàng khi tham gia hoạt động M&A.

Thứ ba, lãnh đạo các NHTMCP cần chủ động trong việc tìm đối tác sáp nhập có cùng định hướng với ngân hàng mình. Sau đó, xác định rõ hướng đi của ngân hàng có nên tham gia hoạt động M&A hay không.

Thứ tư, các ngân hàng cần giải thích cho khách hàng đang giao dịch tại các ngân hàng đang trong quá trình chuẩn bị M&A hiểu và nắm bắt được thông tin một cách chính xác, công khai và minh bạch.

Ngoài ra, xu hướng tăng về số lượng các vụ M&A giữa các ngân hàng với nhau cũng đặt ra yêu cầu là để các thương vụ này thành công và để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng thì công tác kiểm tra, giám sát của NHNN và các cơ quan hữu quan cũng ngày càng phải chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu sát nhập và mua lại ngân hàng việt nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w