Đàm phán, kí kết thoả thuận cuối cùng và thực hiện mua bán, sáp nhập.

Một phần của tài liệu sát nhập và mua lại ngân hàng việt nam (Trang 27 - 28)

4 Hoạt động M&A trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

4.1.7 Đàm phán, kí kết thoả thuận cuối cùng và thực hiện mua bán, sáp nhập.

Trên cơ sở kết quả của quá trình thứ năm và quá trình định giá, ngân hàng mua bước vào vòng đàm phán thoả thuận cuối cùng với ngân hàng bán. Thoả thuận cuối cùng sẽ được lập thành một hợp đồng mua bán. Mục tiêu của hợp đồng này là qui định chi tiết và có tính bắt buộc thi hành với tât cả các bên về các vấn đề trong giao dịch như vấn đề tài chính, cơ cấu, quyền và nghĩa vụ các bên tham gia. Sau khi hơp đồng đã kí kết, các bên sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý cần thiết cho thương vụ này. Các thủ tục pháp lý bao gồm việc trình Đại hội đồng cổ đông mỗi bên về phương án mua bán, sáp nhập bao gồm nội dung về mua bán, sáp nhập, huy động vốn… và cuối cùng là lập hồ sơ về việc mua bán, hợp nhất trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt.

Khi hoàn tất được các thủ tục pháp lý, các bên tham gia sẽ tiến hành hoạt động mua bán, sáp nhập. Thông thường mức giá mua bán sáp nhập (gồm mức giá bằng tiền trả cho mỗi cổ đông hoặc tỉ lệ hoán đổi cổ phiếu của hai ngân hàng) sẽ được thông qua tại đại hội cổ đông và nêu trong các hồ sơ pháp lý sẽ là mức giá nguyên tắc. Mức giá thực tế sẽ do Hội đồng quản trị quyết định phụ thuộc vào tình hình thực tế thị trường. Trên cơ sơ thống nhất lợi ích của các bên tham gia việc mua bán, sáp nhập được tiến hành. Các công

văn pháp lý tiếp theo như: bố cáo về ngân hàng mới, gửi thông báo đến các khách hàng, thực hiện đăng kí kinh doanh … sẽ được khẩn trương thực hiện để hoàn tất thương vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng.

Một phần của tài liệu sát nhập và mua lại ngân hàng việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w