Cơ cấu nguồn vốn huy động.

Một phần của tài liệu công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hoàn kiếm - thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 47)

Trong những tháng vừa qua, tình trạng thiếu vốn mà cụ thể hơn là thiếu tiền trong toàn bộ hệ thống NHTM là một vấn đề rất nóng bỏng, thị trường tiền tệ luôn rơi vào tình trạng căng thẳng về vốn, các ngân hàng phải cạnh tranh với nhau và tìm kiếm các cách thức nhằm hút khách hàng. Bên cạnh đó với tuổi đời còn trẻ, chưa có nhiều lợi thế cạnh tranh trên nhiều mặt với các hệ thống ngân hàng khác nhưng tập thể cán bộ nhân viên toàn chi nhánh đã có những cố gắng lỗ lực trong kế hoạch mơ rộng quy mô và tăng vị thế của ngân hàng qua các hoạt động như: đổi mới phong cách làm việc, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, đơn giản hóa các thủ tục mơ tài khoản, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng, bên cạnh đó vẫn đảm bảo tuân thủ chế độ nên công tác huy động vốn đã đạt kết quả đáng khích lệ.

Nguồn vốn huy động của chi nhánh bao gồm: - Huy động tiền gửi

- Phát hành giấy tờ có giá

Trong các nguồn vốn huy động thì việc huy động vốn từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp hơn các nguồn khác tạo điều kiện cho chi nhánh giảm chi phí, tăng sức cạnh trên thị trường và có thể huy động với số lượng lớn cho nên các biện pháp tăng cường huy động vốn thường tập trung vào các nguồn này

Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động ĐV: Tỷ VNĐ

( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011

Quý III 31/12/2/12 Quý I Quý II Quý III 31/12/2011

Số tiền Số tiền Tăng so với ky trước % Số tiền Tăng so với 2010 % Số tiền Tăng so với 2010 Số tiền Tăng so với 2010 % Tăng so với cùng ky % Số tiền Chênh lệch so với 2010 Tăng so với ky trước % Tổng VHĐ 798 1.357 70,05 1.692 24,69 1.962 44,58 2.452 80,69 16,54 3.176 1.819 134,04 Huy động TG 798 1.325 66,04 1.633 23,25 1.917 44,68 2.411 81,96 202,13 3.148 1.823 137,58 Phát hành GTCG 32 59 84,38 45 40,63 41 28,13 - 28 (4) (12,5)

Từ bảng số liệu trên trong tổng nguồn vốn huy động thì vốn từ tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng mạnh qua các kỳ, qua một quý đi vào hoạt động đến cuối năm 2010 tổng tiền gửi tăng lên 70,05 %, đến cuối năm 2011 thì lượng tiền gửi đã tăng lên 1.819 tỷ tương ứng 134,04% so với năm 2010. So với kế hoạch năm 2011 của toàn hệ thống Ngân hàng là tập trung vốn huy động vào thị trường 1 để đạt chỉ tiêu 18.000 tỷ vốn huy động thì chi nhánh Hoàn Kiếm đã đạt 17,64% so với chỉ tiêu trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là tiền gửi và tăng mạnh qua các kỳ điều này khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa lớn đối với công tác huy động vốn của chi nhánh trong những tháng đầu tiên đi vào hoạt động. Đối với công cụ GTCG do mới đi vào hoạt động nên việc huy động vốn qua công cụ này vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ và chủ yếu là ngắn hạn vì vậy trong thời gian tới chi nhánh có thể đẩy mạnh việc huy động vốn qua công cụ này với thời hạn dài hơn.

2.2.2. Tình hình biến động của từng loại nguồn vốn 2.2.2.1. Cơ cấu nguồn theo hình thức. 2.2.2.1. Cơ cấu nguồn theo hình thức.

Huy động từ tiền gửi.

Nguồn tiền gửi của chi nhánh đươc chia thành ba bộ phận: Tiền gửi của TCKT; Tiền gửi của dân cư; Tiền gửi của TCTD khác. Để tìm hiểu sự biến động của các loại tiền gửi ta đi vào phân tích bảng số liêu sau

Chỉ Tiêu

Năm 2010 Năm 2011

Quý III

31/12/2012 Quý I Quý II Quý III 31/12/2011

Số

tiền Số tiền

Tăng so với kỳ

trước

Số tiền Tăng so với 2010 Số tiền Tăng so với 2010 Số tiền Tăng so với 2010 Tăng so với cùng kỳ Số tiền Chênh lệch so với 2010 Tăng so với 2010 Tiền gửi 798 1.325 66,04 1.633 23,25 1.917 44,68 2.411 81,96 202,13 3.148 1.823 137,58

1. Tiền gửi của TCKT 245 326 33,06 458 40,49 623 91,10 817 150,61 233,47 1.178 852 261,35

TG Không kỳ hạn 158 211 33,54 293 38,86 428 102,84 531 151,66 236,08 832 621 294,31

TG Có kỳ hạn 87 115 32,18 165 43,48 195 69,57 286 148,70 228,74 346 231 200,87

- Kỳ hạn dưới 12 tháng 63 81 28,57 118 45,68 127 56,79 149 83,95 136,51 168 87 107,41 - Kỳ hạn trên 12 tháng 24 34 41,67 47 38,24 68 100,00 137 302,94 470,83 178 144 423,53 - Kỳ hạn trên 12 tháng 24 34 41,67 47 38,24 68 100,00 137 302,94 470,83 178 144 423,53

2. Tiền gửi của dân cư 206 421 104,37 510 21,14 593 40,86 843 100,24 309,22 1.091 670 159,14

TG thanh toán 105 174 65,71 241 38,51 302 73,56 349 100,57 232,38 380 206 118,39

TG tiết kiệm 101 247 144,55 269 8,91 291 17,81 494 100,00 389,11 711 464 187,85

- Tiền gửi không kỳ hạn 21 69 228,57 84 21,74 98 42,03 196 184,06 833,33 239 170 246,38

- TG có kỳ hạn 80 178 122,50 185 3,93 193 8,43 298 67,42 272,50 472 294 165,17

+ Kỳ hạn dưới 12 tháng 58 98 68,97 102 4,08 104 6,12 178 81,63 206,90 217 119 121,43 + Kỳ hạn trên 12 tháng 22 80 263,64 83 3,75 89 11,25 120 50,00 445,45 255 175 218,75

3. TG của TCTD khác 347 578 66,57 665 15,05 701 21,28 751 29,93 116,43 879 301 52,08

- TG Không kỳ hạn 347 578 66,57 665 15,05 701 21,28 751 29,93 116,43 879 301 52,08∗Tiền gửi theo thời gianTiền gửi theo thời gian

Từ bảng số liêu trên ta thấy nguồn tiền gửi của chi nhánh tăng mạnh qua các kỳ, tính đến cuối năm 2010 thì lượng tiền gửi đã tăng lên từ 798 tỷ lên 1.325 tỷ tương ứng với 66,04% đây có thể coi là kết quả đáng khích lệ trong hoạt động của chi nhánh trong những ngày đầu đi vào hoạt động. Trong năm 2011, lượng tiền gửi tăng với con số ấn tượng 1.823 tỷ tương ứng với 137,58% mặc dù tình hình lãi suất và huy động trong giai đoạn này có nhiều biến động lớn khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác huy động vốn. Năm 2010, trong tổng tiền gửi của toàn chi nhánh thì chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi của TCTD khác (quý III là 43,48%, cuối năm là 43,62%) nhưng đến năm 2011 thì điều này đã thay đổi lượng tiền gửi của dân cư và TCKT đã tăng cả về tỷ trọng lẫn số lượng (tiền gửi của TCKT tăng là 261,35%, tiền gửi của dân cư tăng là 159,14%) đây là một tín hiệu đáng mừng khi lượng tiền gửi từ thị trường một này có ý nghĩa quan trọng trong công tác huy động vốn và là tiền đề để chi nhánh có thể mơ rộng quy mô. Nhưng để đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hơn về công tác huy động vốn ta đi xem xét từng loại nguồn vốn tiền gửi.

Đầu tiên ta đi xem xét tiền gửi của các TCKT. trong hoạt động kinh

doanh của mình các doanh nghiệp đều thực hiện phần lớn các giao dịch liên quan đến tiền thông qua tài khoản của mình tại ngân hàng, điều này vừa thuận tiện vừa tiết kiệm được chi phí. Chính vì vậy mà lượng tiền từ các TCKT luôn giữ vai trò lớn trong tổng nguồn huy đông của chi nhánh. Trong quý đầu tiên đi vào hoạt động thì lượng tiền gửi từ nguồn này chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (chiếm 30,70%) sau tiền gửi của các TCTD khác, đến cuối năm 2010 thì lượng tiền gửi đã tăng từ 245 tỷ lên 326 tỷ, tương ứng với 33,06%. Đến đầu năm 2011 thì lượng tiền gửi mặc dù tăng về số lượng nhưng về tỷ trọng thì giảm đi so với cuối năm 2010 (quý I là 458 tỷ, chiếm 28,04%), nhưng đến những quý tiếp theo thì lượng tiền gửi của TCKT đã lấy lại được

thị phần, cụ thể là: quý II tăng 91,10%; quý III tăng 150,61% và tăng 233,47% so với cùng kỳ; đến cuối năm 2011 tăng lên 852 tỷ so với 2010, tương ứng với 261,35%. Chi nhánh Hoàn Kiếm trung tâm của thủ đô, tại đây có nhiều doanh nghiệp hoạt động trên địa phận này do vậy là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của chi nhánh, từ đó gia tăng thêm lượng các TCKT đến với chi nhánh. Trong tổng tiền gửi của TCKT có sự đóng góp của các bộ phận.

+ Việc tăng lên của tiền gửi TCKT phần lớn là do sự tăng lên của tiền gửi không kỳ hạn cụ thể là: quý III/ 2010 là 158 tỷ đồng, đến cuối năm 2010 là 211 tỷ đã tăng lên 33,54%; và sau 6 tháng năm 2011 thì lượng tiền gửi đã tăng lên 428 tỷ tương ứng với 102,84%. Đây là giai đoạn mà tính thanh khoản của hầu hết các ngân hàng đều gặp khó khăn chính vì thế hoạt động huy động vốn có thể coi là cách để giải quyết tính thanh khoản tạm thời của các ngân hàng, chính vì lý do này mà trong tháng 4/ 2011 NH Tiên Phong đã nâng lãi suất huy động không kỳ hạn lên 10% để tạo lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Mặc dù đây chỉ là biện pháp tình thế nhưng nó cũng gúp chi nhánh tăng được một lượng tiền gửi nhất định từ các TCKT trong địa bàn. Nhưng đến những tháng cuối năm 2011 theo quy định của NHNN thì trần lãi suất huy động được ấn định ơ mức 14%, điều này thực sự là một thử thách đối với các ngân hàng có quy mô nhỏ. Mặc dù vậy nhưng bằng sự lỗ lực của toàn chi nhánh thì tổng tiền gửi không kỳ hạn trên toàn chi nhánh trong quý III tăng 151,66% so với 2010 và tăng 236,08% so với cùng kỳ; đến cuối năm 2011 tăng lên 832 tỷ, tương ứng với 294,31% so với 2010 điều này có thể giải thích là do ngân hàng đã có nhưng biện pháp tiếp cận với những khách hàng lớn, thu hút các khách hàng có tiềm năng tài chính lớn và thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất về tính bảo mật, chi phí, tiết kiệm thời gian, nhanh chóng và tiện lợi. Như vậy sau một thời gian đi

vào hoạt động chi nhánh đã tạo dựng được niềm tin đối với các TCKT, đây là đối tượng khách hàng có nhu cầu thanh toán lớn. Mặ khác, quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là mối quan hệ hai chiều và chi phí của nguồn này cũng thấp. Vì vậy, nên tăng lượng tiền gửi từ nguồn này.

+ Góp một phần nhỏ trong tổng tiền gửi của các TCKT là tiền gửi có kỳ hạn. Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ hơn là do các TCKT chủ yếu gửi tiền nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thanh toán. Sau một thời gian đi vào hoạt động thì lượng tiền gửi này đă tăng lên từ 87 tỷ lên 115 tỷ, tương ứng với 32,18%; đến cuối năm 2011 thì lượng tiền gửi này tăng 231 tỷ, tương ứng với 200,87%. Tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng điều đáng mừng là nguồn vốn này tăng dần qua các kỳ và với tốc độ tăng trương cao. Điều này phải thừa nhận là thành công lớn của đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh trong việc thu hút khách hàng có quan hệ với ngân hàng một cách thường xuyên và ổn đinh hơn.

Thứ hai là tiền gửi của dân cư. Do trụ sơ của chi nhánh Hoàn kiếm ơ

trung tâm thành phố, đây là nơi dân cư có mức sống cao và ổn định chính vì vậy mà tiền gửi tiết kiệm là một nguồn khai thác thường xuyên và truyền thống của bất kỳ ngân hàng nào. Qua các kỳ lượng tiền gửi này có sự gia tăng với khối lượng đáng kể: cuối năm 2010 là 421 tỷ, tăng lên 104,37% so với 206 tỷ của quý III/2010; đến quý I/2010 là 510 tỷ tăng lên 21,14%, 3 quý cuối năm 2011 tăng với khối lượng lớn khi quý II là 593 tỷ tăng tương ứng 40,86%, quý III tăng 843 tỷ tăng tương ứng 100,24% so với 2010 và tăng 309,22 so với cùng kỳ, đến cuối năm 2011 là 1.091 tỷ, tăng tương ứng là 159,14% so với 2010. Việc lượng tiền giửi tiết kiệm này tăng với tốc độ khá nhanh lý do ngoài có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý thì chi nhánh cũng có những chính sách tích cực nhằm thu hút dân cư, có những ưu đãi về dịch vụ

chăm sóc khách hàng và những chương trình khuyên mãi. Trong tiền gửi của dân cư ta đi nghiên cứu tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.

+ Tiền gửi tiết kiệm từ lâu đã được coi là công cụ huy động vốn truyền thống của các NHTM. Nguồn tiền gửi tiết kiệm thường chiếm tỷ trọng tương đối lớn và khá ổn định trong tổng nguồn, đây cũng là nguồn phát sinh chi phí chủ yếu của các NHTM. Trong quý III/ 2010 thì lượng tiền gửi huy động được là 101 tỷ, đến cuối năm 2010 là 247 tỷ, tăng 144,55%. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2011 thì lượng tiền gửi của dân cư có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn khi quý I/2011 tăng 8,91%, quý II/ 2011 là 291 tỷ tức là tăng 17,18% so với năm 2010. Đến cuối năm 2011 thì lượng tiền gửi tăng mạnh hơn và đạt 711 tỷ, tăng 464 tỷ so với năm 2010, tương ứng là 187,85% Mặc dù thị trường tiền tệ trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, nhiều hệ thống ngân hàng bị khách hàng rút vốn để đầu tư vào các ngân hàng khác để hương lãi suất hấp dẫn hơn nhưng chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn giữ được khách hàng của mình và đồng thời còn tăng được lượng tiền huy động về cho chi nhánh điều này cho thấy chi nhánh đã có những biện pháp thực hiện chính sách khách hàng để giữ những khách hàng lâu năm và phát triển các khách hàng mới, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng qua việc rút ngắn thời gian làm hồ sơ, đơn giản hóa các thủ tục, thường xuyên có các buổi tiếp xúc khách hàng lớn để nhanh chóng tiếp thu ý kiến đóng góp và nắm bắt kịp thời các yêu cầu mới của khách hàng.

Trong tiền gửi tiết kiệm thì chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi có kỳ hạn và tăng qua các kỳ, quý III/ 2010 là 80 tỷ, đến cuối năm 2010 là 178 tỷ tăng tương ứng 122,5%. Trong năm 2011, lượng tiền gửi có tăng nhưng với tốc độ chậm, quý I/ 2011 lượng tiền gửi là 185 tỷ tức là tăng 3,93%, đến quý II/2011 lượng tiền gửi có kỳ hạn là 193 tỷ tăng tương ứng 8,43% so với 2010 nguyên nhân là do thị trường vốn lúc này đang có sự dao động mạnh khi hầu

hết các ngân hàng đang gặp khó khăn trong huy động vốn và tính thanh khoản yếu. Nhưng đến 6 tháng cuối năm 2011 thì lượng tiền gửi đă tăng lên 67,42% so với 2010 trong quý III/2011 và tăng lên 272,5% so với cùng kỳ, đến cuối năm 2011 thì lượng tiền gửi là 472 tỷ, tăng 294 tỷ so với 2010 tương ứng với 165,17% so với 2010. Việc tăng lên của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là do cả tiền gửi tiêt kiệm dưới 12 tháng và trên 12 tháng đều tăng trong đó tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhưng đến cuối năm 2010 thì tình hình có biến động lớn khi tiền gửi trên 12 tháng tăng 263,64%, từ 22 tỷ lên 80 tỷ so với quý III/2010 và tiền gửi dưới 12 tháng tăng 58 tỷ lên 98 tỷ, tương ứng 68,97%. Đến năm 2011 thì lượng tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn khi đến quý III/ 2011 đạt 89 tỷ, tăng 11,25% so với năm 2010 và tiền gửi dưới 12 tháng tăng lên 104 tỷ, tương ứng 6,12% mặc dù lượng tiền gửi tăng với tốc độ chậm nhưng do đặc điểm của thị trường vốn trong giai đoạn này đang gặp nhiều khó khăn và tâm lý người gửi tiền đang có nhiều sự thay đổi thì kết quả mà chi nhánh đạt được là điều đáng khích lệ. Nhưng đến quý III/ 2011

Một phần của tài liệu công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hoàn kiếm - thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w