Tạo điều kiện thuận lợi

Một phần của tài liệu Tạo động lực đối với người lao động tại xí nghiệp môi trường đô thị huyện sóc sơn thành phố hà nội (Trang 75 - 80)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.3. Thực trạng hoạt động tạo động lực đối với người lao động tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội

3.3.2. Tạo điều kiện thuận lợi

3.3.2.1. Tổ chức, phục vụ nơi làm việc

- Người lao động trong Xí nghiệp được trang bị đầy đủ các công cụ làm việc cũng như các thiết bị bảo hộ lao động.

+ Lao động trực tiếp được trang bị 01 bộ quần áo bảo hộ lao động, 10 đôi găng tay, 5 khẩu trang, 1 đôi ủng cao su, 01 áo mưa phản quang, 01 mũ cứng hoặc 02 nón lá, 01 đôi găng tay cao su, 02 đôi giày vải, công nhân thu gom có thêm 01 áo lưới phản quang… Tại nơi làm việc có trang bị đầy đủ các dụng cụ làm việc: Xe gom, biển báo, chổi, xẻng, chuông, cào, cuốc…

+ Đối với lao động gián tiếp: được trang bị đầy đủ các thiết bị làm việc:

máy tính, máy in, máy photo…và phần mềm kế toán máy. Ngoài ra, tại các phòng làm việc đều được trang bị máy điều hòa đảm bảo điều kiện làm việc.

- Tại các đội sản xuất, phòng ban, các nhà xưởng… của Xí nghiệp đều được trang bị bình cứu hỏa. Ngoài ra, còn được trang bị thêm tủ y tế có bông, băng,… để sơ cứu các vết thương khi có tai nạn lao động.

- Người lao động trong Xí nghiệp, nhất là lao động trực tiếp đều được đào tạo về an toàn lao động. Đây cũng là một trong các nội dung thi nâng bậc

66

của công nhân trong Xí nghiệp, đảm bảo công tác vệ sinh cho các phòng ban, tạo môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo nhất cho người lao động làm việc.

Theo điều tra thì chỉ có 11,3 % lao động cho rằng Xí nghiệp không cung cấp đủ điều kiện làm việc cho họ. Nguyên nhân của sự không hài lòng này là do những trang thiết bị của một số lao động đã cũ mà chưa được thay mới. Cụ thể như nhân viên phòng kỹ thuật cho rằng máy tính của họ mới chỉ phù hợp với công việc quản lý văn phòng chứ chưa đáp ứng được hết yêu cầu của công tác thiết kế, hoặc sử dụng những phần mềm ứng dụng hiện nay, công cụ, dụng cụ độ bền không cao, hay bị hỏng hóc vặt, một số phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động không phù hợp với ngoại hình một số ít người lao động, người lao động phải mất công chỉnh sửa như quần áo quá rộng, khẩu trang và găng tay quá to. Đây là những ý kiến đáng lưu ý để các phòng nghiệp vụ tham mưu tốt hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ý kiến hỏi: Các phương tiện, máy móc, dụng cụ làm việc phục vụ cho vị trí của anh/chị có đầy đủ ở trạng thái làm việc tốt không?

Người

Tỷ lệ % so với tổng số người

được hỏi

a- Rất tốt 24 15

b- Tương đối tốt 36 22,5

c- Bình thường (Đảm bảo) 82 51,3

d- Không được tốt lắm 18 11,3

e- Không tốt

Bảng 3.6 Mức độ đáp ứng của điều kiện làm việc

( Nguồn: Phụ lục 1 - Bảng hỏi điều tra tháng 4/2015) 3.3.2.2. Xây dựng bầu không khí làm việc

Có thể nói bầu không khí tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn khá thân thiện và gây được ấn tượng tốt cho toàn thể CBCNV. Trong tất cả các điều tra về mối quan hệ giữa đồng nghiệp trong cơ quan, giữa người lao động với quản lý trực tiếp và lãnh đạo cấp cao, không có một ý kiến nào

67

cho rằng có mối quan hệ xấu. Đây là một thành công đáng kể mà không phải đơn vị nào cũng có thể xây dựng được, với số năm hoạt động gần 20 năm và số lượng công nhân viên trên 200 người.

Ý kiến hỏi: Anh/chị thấy mối quan hệ

tập thể trong đơn vị thế nào? Người Tỷ lệ % so với tổng số người được hỏi

a- Rất đoàn kết 30 18,7

b- Đoàn kết 99 61,9

c- Tương đối đoàn kết 28 17,5

d- Tương đối mâu thuẫn 0 0

e- Có nhiều mâu thuẫn 3 1,9

Bảng 3.7: Mối quan hệ của các đồng nghiệp trong Xí nghiệp ( Nguồn: Phụ lục 1 - Bảng hỏi điều tra tháng 4/2015) Mối quan hệ tốt giữa những đồng nghiệp trong đơn vị có tác dụng rất lớn trong việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận, phòng ban, đội tổ giúp tiến độ công việc được thực hiện nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao trong lao động. Chỉ có 1,9% ý kiến cho rằng có mâu thuẫn trong quan hệ đồng nghiệp.

Số còn lại đều nhận xét mối quan hệ này là đoàn kết tốt và rất tốt.

Mối quan hệ của người lao động và người quản lý trực tiếp cũng được đánh giá tôt bởi hầu hết những người quản lý trực tiếp đều là những người gắn bó lâu năm với đơn vị và được đề bạt từ các đơn vị. Chính vì vậy mà họ hiểu người lao động, từ đó xây dựng mối quan hệ thân thiết từ sự gắn bó đồng nghiệp trước đây.

Ý kiến hỏi: Đánh giá về sự quan tâm, cách cư xử, điều hành của lãnh đạo trực tiếp tại bộ phận công tác

Người Tỷ lệ % so với tổng số người được hỏi

a- Rất hài lòng 24 15

b- Hài lòng 88 55

c- Đôi khi không hài lòng 39 24,4

68

d- Không hài lòng 0 0

e- Rất không hài lòng 9 5,6

Bảng 3.8: Đánh giá của người lao động đối với lãnh đạo quản lý

( Nguồn: Phụ lục 1 - Bảng hỏi điều tra tháng 4/2015) Để xây dựng được bầu không khí tổ chức tốt như vậy phải kể đến công sức của ban lãnh đạo Xí nghiệp. Đã tạo dựng mối quan hệ gần gũi gắn bó với toàn thể cán bộ công nhân viên bằng phong cách lãnh đạo thực tế, chủ động nắm tình hình, thường xuyên thăm hỏi, động viên người lao động trong lúc thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt là trong những đợt cao điểm mưa bão, nắng nóng, công việc đột xuất, tất cả ban lãnh đạo Xí nghiệp đều trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo sát đến từng đầu mối công việc.

3.3.2.3. Bản chất của công việc

Hầu hết những người có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên đều trả lời rằng họ làm việc tại Xí nghiệp là vì muốn có công việc ổn định (chiếm 58,1 % ý kiến trả lời) và có thu nhập (chiếm 41,3 % ý kiến trả lời), vì vậy hầu hết họ đều chọn lý do công việc ổn định và kiếm tiền, ngay cả những lao động trẻ và lao động có kinh nghiệm và đây cũng là lý do chủ chốt tạo nên sự hấp dẫn của các công việc trong Xí nghiệp.

Ý kiến hỏi: Mục đích làm việc của

anh chị tại đơn vị là? Người Tỷ lệ % so với tổng số người được hỏi

a- Kiếm tiền 66 41,3

b- Thể hiện năng lực bản thân, thăng

tiến 0 0

c- Xây dựng mối quan hệ 0 0

d- Tích lũy kinh nghiệm 01 0,6

e- Công việc ổn định 93 58,1

Bảng 3.9: Lý do làm việc tại Xí nghiệp của người lao động

69

( Nguồn: Phụ lục 1 - Bảng hỏi điều tra tháng 4/2015) Suy nghĩ làm việc vì cơ hội thăng tiến chỉ xuất hiện ở những lao động có kinh nghiệm làm việc trên 7 năm và hiện tại đang nắm giữ một số trách nhiệm cụ thể. Ý kiến này giữ tỉ lệ khá khiêm tốn: 3,75%. Điều đó nêu lên một thực trạng không chỉ ở Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn mà ở tất cả các doanh nghiệp khác: đó là chưa thực sự quan tâm tới phát triển nghề nghiệp cho những người tài trẻ tuổi. Ngoài ra, còn một thực trạng nữa cũng có thể thấy đó là vẫn còn tình trạng bố trí lao động chưa hợp lý.

Về phía những người lao động trực tiếp, hầu hết họ đều là lao động phổ thông, được đào tạo theo kiểu chỉ dẫn sau khi đã được tuyển dụng nên việc bố trí lao động phù hợp. Những người không được làm việc theo đúng công việc được đào tạo ban đầu hầu hết là do sau khi bị kỷ luật, thay đổi quy trình công nghệ, phát triển ngành nghề, dịch vụ, nên lao động được chuyển sang làm ở các nhiệm vụ khác còn thiếu.

3.3.2.4. Công tác đào tạo và phát triển

Hầu hết lao động trực tiếp tại Xí nghiệp đều mới chỉ mới tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học cơ sở, chưa qua đào tạo nghề nhưng có sức khỏe tốt, phù hợp với đặc thù công việc. Chính vì vậy mà công tác đào tạo diễn ra ngay sau khi họ được nhận làm và phương pháp chính là chỉ dẫn công việc. Các công việc lao động phổ thông tương đối đơn giản nên cũng không cần tới việc đào tạo tại các trường lớp, gây tốn kém. Hơn nữa, kiểu đào tạo này khiến người lao động vẫn có thể có thu nhập trong thời gian tập nghề nên rất được hưởng ứng, Xí nghiệp không thu bất kỳ khoản phí đào tạo, hướng dẫn nghề nào của người lao động.

Hàng năm Xí nghiệp tổ chức thi nâng bậc lương định kỳ cho công nhân viên trong Xí nghiệp đến kỳ hạn.

70

Toàn bộ công nhân sẽ được học khóa đào tạo trước kì thi, cán bộ của phòng kỹ thuật, phòng tổ chức hành chính sẽ phụ trách việc hướng dẫn. Giáo trình được soạn thảo từ các văn bản quy định của Xí nghiệp, từ sách chuyên ngành, tham khảo ý kiến của những đồng chí lãnh đạo, những lao động kinh nghiệm, và những lao động giỏi có nhiều sáng kiến trong Xí nghiệp. Kết thúc khóa học là bài thi lý thuyết và bài thi thực hành. Việc chấm thi do cán bộ phòng kỹ thuật và Công đoàn Xí nghiệp tham gia chấm và giám sát. Kết quả được công bố sau 1 tuần trên bảng tin của Xí nghiệp. Việc học tập và thi nâng bậc khiến người lao động trực tiếp cố gắng học hỏi và trau dồi kinh nghiệm, nâng cao động lực lao động.

Đối với lao động gián tiếp, việc đào tạo mới chỉ được quan tâm cả điều kiện thời gian và hỗ trợ kinh phí ở các cán bộ chủ chốt (trưởng, phó phòng trở lên). Các cán bộ này được cử đi học nâng cao nghiệp vụ và được cử đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực công tác Môi trường đô thị trong nước. Điều đó giúp cho các công tác nghiệp vụ trong Xí nghiệp được thực hiện tốt mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên có một thực tế đặt ra là những nhân viên gián tiếp bình thường rất ít được chú ý đào tạo nâng cao nghiệp vụ. Họ hầu hết là tự túc đi học, hoặc chỉ được cử đi học khi có những thay đổi đáng kể trong quy chế của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn. Không được chú ý đào tạo tức là ít có cơ hội để phát triển và thăng tiến, Xí nghiệp cần phải chú ý tới điều này bởi nếu không động lực lao động sẽ giảm sút.

Một phần của tài liệu Tạo động lực đối với người lao động tại xí nghiệp môi trường đô thị huyện sóc sơn thành phố hà nội (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)