CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.3. Thực trạng hoạt động tạo động lực đối với người lao động tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội
3.3.3. Kích thích động lực lao động bằng vật chất và tinh thần
Nguồn hình thành quỹ lương
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, hàng tháng, quý, năm của Xí nghiệp để xác định nguồn quỹ tiền lương tương ứng để trả có cán bộ,
71 công nhân viên và người lao động.
Quỹ lương của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn được hình thành từ 2 nguồn: Một từ ngân sách Nhà nước và nguồn từ các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh (Thu dịch vụ vệ sinh môi trường, các hợp đồng dịch vụ về Môi trường).
Các hình thức và chế độ trả lương tại Xí nghiệp
Hiện nay, Xí nghiệp chủ yếu áp dụng hình thức trả lương theo thời gian hoặc khoán gọn công việc.
Hao phí lao động được thể hiện qua thời gian làm việc, gọi là 1 công = 8h. Dựa vào số công làm việc, hệ số lương theo chức danh mà Xí nghiệp đang áp dụng là căn cứ để tính lương cho mỗi CBCNV-LĐ toàn Xí nghiệp.
Tiền lương sẽ được gửi trả cho người lao động 1 kì vào ngày 05 - 10 tháng sau liền kề.
* Tiền lương thời gian:
TLTG = HSLxTLmin+CKPC
NCCĐ x NCTT
Trong đó: TLTG: Tiền lương thời gian mà người công nhân nhận được HSL: Hệ số lương theo cấp bậc công việc
TLMIN: tiền lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước CKPC: Các khoản phụ cấp áp dụng tại Xí nghiệp NCCĐ: Ngày công chế độ trong tháng (26 ngày) NCTT: Ngày công làm việc thực tế
TT Chức vụ
Hệ số lương
bình quân
Số tiền lương bình quân tháng Số tiền
Trích nộp BXHH
10,5%
Thực lĩnh bình quân
Ghi chú 1 Công nhân,
nhân viên phục 2,71 3.116.500 327.233 2.789.268
72 vụ, bảo vệ
2
Tổ trưởng, trưởng ban, Nhân viên các phòng ban, đội
sx
2,81 3.231.500 339.308 2.892.193
3
Phó phòng, đội Trưởng phòng, đội, Phó giám
đốc Giám đốc
3,33 3.829.500 402.098 3.427.403
Bảng 3.10: Bảng tính tiền lương thángtheo cấp bậc công việc
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Lao động tiền lương)
* Thu nhập của người lao động = ((Lương cấp bậc công việc hoặc lương khoán) - Trích nộp BHXH)+ Các khoản phụ cấp (nếu có) + Lương hệ số K (nếu có) + Thưởng (nếu có)
3.3.3.2. Mức độ hài lòng của cán bộ công nhân viên Xí nghiệp
Theo học thuyết nhu cầu của Maslow, nhu cầu cơ bản trước hết con người muốn thỏa mãn là nhu cầu sinh lý (ăn, mặc, ở…). Nhu cầu này được thỏa mãn chính bằng thu nhập mà người lao động nhận được khi làm việc.
Khi nhu cầu sinh lý được thỏa mãn thì các nhu cầu ở cấp bậc cao hơn sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay với tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn thì người lao động đi làm phần lớn là để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của mình.
Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn với đặc trưng là một đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc hại, nguy hiểm, nguy cơ bệnh nghề nghiệp cao, đa số lao động đều ở trình độ thấp nên thu nhập chính là động lực lao động chính của người lao động. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy rằng, công cụ tạo động lực lao động chính này lại không mấy phát huy tác dụng tại Xí nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là thu nhập vẫn chưa cao. Có 76,9 % số lao
73
động tại Xí nghiệp được hỏi cho rằng thu nhập của họ không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Ý kiến hỏi: Thu nhập hàng tháng của
anh/chị đảm bảo cuộc sống ở mức độ nào? Người Tỷ lệ % so với tổng số người được hỏi
a- Thấp 123 76,9
b- Hơi thấp nhưng hài lòng 25 15,6
c- Trung bình (Vừa đủ) 12 7,5
d- Hơi cao nhưng chưa hài lòng 0 0
e- Cao 0 0
Bảng 3.11: Mức độ đáp ứng của thu nhập đối với nhu cầu sinh hoạt ( Nguồn: Phụ lục 1 - Bảng hỏi điều tra tháng 4/2015) So với mặt bằng thu nhập chung của Huyện Sóc Sơn và Thành phố thì thu nhập tại Xí nghiệp chỉ ở mức trung bình, thậm chí là hơi thấp, do phần lớn người lao động trực tiếp đều là lao động phổ thông nên mức độ thỏa đáng của tiền lương vẫn được người lao động chấp nhận. Chỉ có 7,5% ý kiến cho rằng vừa đủ sống, nhưng có tới 76,9% ý kiến cho rằng tiền lương thấp, chỉ có 15,6 bằng lòng với mức lương hiện tại.
Ý kiến hỏi: Mức lương hiện tại của anh/chị
có phù hợp với đóng góp của anh/chị không? Người Tỷ lệ % so với tổng số người được hỏi
a- Cao hơn so với đóng góp 0 0
b- Cao hơn một chút 0 0
c- Phù hợp với đóng góp 75 47
d- Thấp hơn một chút 77 48
e- Thấp hơn nhiều so với đóng góp 8 5
Bảng 3.12: Mức độ xứng đáng của tiền lương so với đóng góp
( Nguồn: Phụ lục 1 - Bảng hỏi điều tra tháng 4/2015) Theo học thuyết công bằng của J.Stacy.Adams, người lao động luôn có sự so sánh giữa cá nhân với người lao động trong nội bộ tổ chức, doanh
74
nghiệp với người lao động ở các tổ chức khác và với người lao động nói chung. Người lao động tại Xí nghiệp luôn thấy thu nhập của họ chỉ ở mức trung bình của toàn huyện. Chính vì vậy mà khao khát lớn nhất của họ khi làm việc là được tăng thêm lương. Có tới 48 % lao động khi hỏi muốn kiến nghị gì với lãnh đạo Xí nghiệp để tăng động lực làm việc cho mình đều trả lời như vậy
3.3.3.3. Khen thưởng
Việc xây dựng quy chế khen thưởng, các hình thức khen thưởng và áp dụng thưởng cho CBCNV-LĐ trong những năm qua được Xí nghiệp luôn coi trọng và xem đây là một biện pháp quan trọng trong công tác tạo động lực cho người lao động.
Với đặc thù là doanh nghiệp công ích, lợi nhuận ít nên quỹ khen thưởng của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn cũng rất hạn chế, sau khi trừ hết các khoản chi phí sản xuất, trả lương công nhân, nộp các khoản nghĩa vụ với nhà nước Xí nghiệp mới thực hiện trích quỹ phúc lợi và khen thưởng theo quy định, tuy nhiên chỉ đảm bảo tính chất động viên, khích nệ với mức thưởng rất hạn chế. Mặc dù vậy, Xí nghiệp vẫn thực hiện những hình thức thưởng cho cán bộ công nhân viên hàng tháng, 6 tháng và cuối năm.
Để đảm bảo cho công tác xét duyệt khen thưởng được thực hiện công bằng, khách quan, trung thực, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp trong đội ngũ CBCNV của Xí nghiệp, khuyến khích sự cố gắng phấn đấu, sáng tạo của mỗi người, Xí nghiệp đã xây dựng bản quy định tiêu chuẩn thi đua khen thưởng, trong đó quy định 2 mức độ xếp loại A, B
Mức thưởng: Loại A: 300.000 đồng/người/tháng Loại B: 180.000 đồng/người/tháng (60% loại A)
Khen thưởng lao động tiên tiến 6 tháng, cả năm: 200.000 đ/người/đợt Với việc quy định vật chất trực tiếp như trên, hiện nay người công nhân dễ dàng nhận biết được mức thưởng của mình đồng thời đây cũng là một điều
75
kiện thuận lợi cho các phòng ban thực hiện chức năng tính và chi trả thưởng cho công nhân.
Tuy nhiên, cách tính lương này chưa đánh giá chính xác được mức độ, tham gia cống hiến trong lao động của người công nhân. Người lao động chỉ cần đi đủ làm đủ 26 ngày trong tháng, không vi phạm kỷ luật hay nội quy lao động là đã đủ tiêu chuẩn xét loại A. Do vậy để đảm bảo chi trả đủ thưởng cho công nhân, quỹ khen thưởng của Xí nghiệp phải luôn được bổ sung.
Là một Xí nghiệp mà nguồn cấp từ ngân sách Nhà nước chỉ đủ để trả lương cho công chức, cán bộ công nhân viên Nhà nước, một phần giành cho vốn hoạt động sản xuất, còn lại mọi hoạt động Xí nghiệp phải tự hạch toán kinh tế. Việc xây dựng chế độ trả thưởng vừa tiết kiệm, đảm bảo nguyên tắc công bằng, khách quan, nhưng không được thấp quá cho người lao động đang là yêu cầu cấp thiết đối với Xí nghiệp.
Ý kiến hỏi: Anh/chị đánh giá thế nào về số
lượng tiền thưởng đơn vị đang thực hiện? Người Tỷ lệ % so với tổng số người được hỏi
a- Quá nhiều 0
b- Tương đối nhiều 0
c- Hợp lý (vừa đủ ) 31 19,4
d- Hơi ít 87 54,4
e- Quá ít 42 26,2
Bảng 3.13: Mức độ thỏa mãn đối với mức tiền thưởng
( Nguồn: Phụ lục 1 - Bảng hỏi điều tra tháng 4/2015) Một thực tế có thể nhận thấy ngay là có quá ít các hình thức thưởng.
Theo học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom: (Động lực lao động = Sự kỳ vọng cá nhân x Sự hấp dẫn của kết quả, phần thưởng x Các phương tiện tạo động lực). Như vậy, nếu sự hấp dẫn của kết quả, phần thưởng bằng không thì tất nhiên động lực lao động cũng hoàn toàn không tồn tại. Điều này lý giải tại
76
sao 54,4 % người lao động được hỏi đều thấy mức độ tiền thưởng không thỏa đáng. Theo học thuyết tăng cường tích cực của B.F.Skinner, những hành vi được thưởng sẽ có xu hướng lặp lại và thời gian xảy ra hành vi và thời gian thưởng càng ngắn thì càng có tác dụng thay đổi hành vi. Tuy nhiên, ở Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn chỉ có thưởng cho danh hiệu Lao động tiên tiến là gắn liền với thành tích cụ thể nhưng một năm chỉ được thưởng 2 lần, số lượng mức độ giá trị tiền thưởng không cao, chỉ thể hiện được tính động viên, khuyến khích, chưa đủ mạnh để tạo thành phong trào, cuộc đua hay sự cạnh tranh trong tâm lý làm việc của người lao động. Việc thưởng hàng tháng mới chỉ dựa trên sự đánh giá thực hiện công việc, đảm bảo ngày công giờ công, mà việc đánh giá này vẫn còn một số tồn tại. Điều đó có nghĩa là các hình thức thưởng, mức khen thưởng hiện nay vẫn chưa tạo được động lực lao động.
3.3.3.4. Các chế độ phụ cấp
Ở Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Sóc Sơn, ngoài tiền lương nhằm bổ sung thêm một phần thu nhập cho người lao động để tái sản xuất sức lao động đã hao phí trong quá trình lao động, sản xuất Xí nghiệp đã xây dựng các chế độ phụ cấp đối với người lao động như sau:
- Công tác phí: 300.000 đồng/người/tháng, đối với nhân viên các phòng ban - Phụ cấp độc hại (tính theo mức lương tối thiểu): mức phụ cấp là 0,1 tương đương là 115.000 đồng/người/tháng, áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất.
- Phụ cấp lưu động (tính theo mức lương tối thiểu): Mức phụ cấp là 0,2 tương đương là 230.000 đồng/người/tháng, áp dụng cho toàn bộ công nhân lao động trực tiếp tại Xí nghiệp.
- Phụ cấp làm thêm, làm đêm: Xí nghiệp áp dụng các quy định về làm thêm, làm đêm của pháp luật lao động.
- Phụ cấp chức vụ, trách nhiệm: Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ - CP
77
ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, viên chức và lực lượng vũ trang. (Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Đối với chức danh Giám đốc được hưởng mức phụ cấp là 0,3; Phó Giám đốc được hưởng mức phụ cấp là 0,2; Trưởng, phó phòng ban, đội trưởng, tổ trưởng, tổ phó tổ sản xuất với mức phụ cấp là 0,1)
Các khoản phụ cấp được tính theo mức lương tối thiểu và trả cùng kỳ với lương tháng. Việc áp dụng tối đa các khoản phụ cấp góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động.
3.3.3.5. Phúc lợi - dịch vụ cho người lao động
Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động. Ngoài mức lương cơ bản được nhận, CBCNV-LĐ của Xí nghiệp còn nhận được các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,…
Để thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật lao động về Luật bảo hiểm Việt Nam, đồng thời giải quyết những vấn đề quyền lợi của người lao động trước mắt và lâu dài, Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn quy định và thực hiện đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ công nhân trong Xí nghiệp theo tỷ lệ do Luật bảo hiểm xã hội quy định.
Bên cạnh đó Xí nghiệp thường xuyên nghiêm túc thực hiện các quy định về hợp đồng lao động, quy chế dân chủ cơ sở, những quy định đối với lao động nữ, những quy định về an ninh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ….
Xí nghiệp thường xuyên quan tâm tạo điều kiện cho các đoàn thể Công đoàn, đoàn thanh niên hoạt động, tổ chức rất nhiều hoạt động tập thể cho toàn bộ cán bộ công nhân viên như: Tham gia thi văn nghệ các chương trình Hội diễn do Huyện tổ chức, tham dự các chương trình giao lưu, chào mừng các ngày Lễ lớn, tham gia các giải thể thao do huyện tổ chức như giải bóng đá
78
nam, bóng đá nữ, giải chạy báo hà Nội mới, giải cầu lông, kéo co, bóng chuyền da, bóng chuyền hơi hàng năm… Những hoạt động này được người lao động hết sức hưởng ứng và tham gia nhiệt tình. Ngoài các hoạt động thể thao văn hóa văn nghệ, định kỳ 02 năm Xí nghiệp tổ chức cho CBCNV-LĐ đi thăm quan nghỉ mát một lần,. Những hoạt động tập thể này tạo nên sự gắn kết giữa những đồng nghiệp trong tập thể và tạo ra môi trường làm việc thoải mái, thân thiện.
Xí nghiệp đặc biệt chú ý tới đối tượng lao động nữ với những món quà vào ngày quốc tế phụ nữ hàng năm, 02 năm 01 lần Công đoàn Xí nghiệp tổ chức cho chị em phụ nữ đi tham quan, lễ hội dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
Con em cán bộ công nhân viên cũng được tổ chức gặp mặt tặng quà vào ngày tết thiếu nhi 1/6 và trao phần thưởng cho những em đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến sau mỗi năm học. Ngoài ra, tất cả cán bộ công nhân viên cũng được Xí nghiệp quan tâm trong các ngày lễ lớn như: Rằm trung thu được tặng 2 cặp bánh nướng bánh dẻo, Dịp nắng nóng được 3 kg đường trắng, mùa đông được 1 chai dầu gió, Tết Nguyên Đán được 1 túi quà. Tuy các phần quà này không lớn nhưng đã thể hiện sự chăm lo của lãnh đạo Xí nghiệp tới người lao động. Người lao động có cảm giác mình luôn được tổ chức quan tâm, từ đó khiến họ yên tâm công tác.