Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG PTDTNT CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. Khái quát vị trí địa lí, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội tỉnh Điện Biên
2.1.1. Lịch sử, địa lý, văn hóa xã hội
Điện Biên là tỉnh miền núi cao, biên giới với diện tích tự nhiên 9.562,9 km2 và cách thủ đô Hà Nội 500km về phía Tây. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Điện Biên có vị trí quan trọng về Quốc phòng - An ninh trong khu vực Tây Bắc và là tỉnh duy nhất ở nước ta có đường biên giới với hai Quốc gia, trong đó: 360 km đường biên tiếp giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và 40,8 km đường biên tiếp giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tỉnh có 10 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện với 130 xã, phường, thị trấn. Dân số toàn tỉnh năm 2013 là 527.290 người, gồm 19 dân tộc, trong đó: Dân tộc Thái chiếm 37,99%, dân tộc Mông chiếm 34,8%, dân tộc Kinh chiếm 18,42%, dân tộc Khơ Mú chiếm 3,30%, còn lại là các dân tộc khác như Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng, Cống, Si La… Các dân tộc ở Điện Biên có những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào khu vực Tây Bắc.
Điện Biên là vùng đất cổ. Các di tích như hang Thẩm Khương, Thẩn Búa (ở Tuần Giáo) đã chứng minh thời thượng cổ đã có mặt người Việt cổ.
Đến thế kỷ IX - X, người Lự ở Mường Thanh đã phát triển khá mạnh, và ảnh hưởng mạnh sang các khu vực: Sìn Hồ, Mường Lay, Tuần Giáo...Thế kỷ XI - XII, người Tày Đăm (Thái đen) theo từ Mường Ôm, Mường Ai tràn xuống chiếm Mường Lò (Nghĩa Lộ) và từ Mường Lò thời gian sau đó, những cư dân này theo thủ lĩnh của mình là Pú Lạng Chượng để tràn qua Than Uyên, Văn
45
Bàn... và cuối cùng làm chủ cả một vùng từ Mường Lò (Nghĩa Lộ) qua Mường La (Sơn La), tới Mường Thanh (Điện Biên).
Thời kỳ Bắc thuộc, Điện Biên thuộc huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng.
Đời Lý đất Điện Biên nằm trong hạt châu Lâm Tây. Đời Trần Việt Nam có 15 lộ Điện Biên thuộc lộ Đà Giang, cuối Trần là trấn Thiên Hưng; thời Minh thuộc lại chia làm 2 châu Gia Hưng và Quy Hoá. Sang thế kỷ XV (năm 1463) trấn Hưng Hóa được thành lập (bao gồm ba phủ: Quý Hóa, Gia Hưng, An Tây). Mặc dù vậy, các thủ lĩnh người Lự cơ bản vẫn làm chủ Mường Thanh.
Từ năm 1466 về sau, Lê Thánh Tông đặt làm 12 thừa thừa tuyên, trong đó Hưng Hóa bao gồm 3 phủ, 4 huyện và 17 châu. Năm 1831, Minh Mạng đổi thành tỉnh Hưng Hóa, tỉnh lị đặt ở thị trấn Hưng Hoá huyện Tam Nông (nay thuộc Phú Thọ). Thời Pháp thuộc, Hưng Hóa được chia thành các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và tách một số huyện nhập vào Phú Thọ.
Tên gọi Điện Biên do Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên Phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó.
Năm 1890, thực dân Pháp mới đặt được ách cai trị ở Lai Châu (bao gồm Điện Biên và Lai Châu ngày nay). Lai Châu trừ Phong Thổ thuộc Đạo quan binh thứ Tư, trực tiếp nằm trong khu quân sự Vạn Bú.
Ngày 28/6/1909, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Lai Châu, nay là tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Ngày 7/5//1954, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được coi là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chấm dứt 80 năm nô lệ dưới ách thực dân phong kiến. Để tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc và tạo điều kiện cho các dân tộc ở Tây Bắc tiến bộ mau chóng về mọi mặt, Trung ương đã quyết định lập khu vực tự trị của các dân tộc ở Tây Bắc, gọi là Khu tự trị Thái - Mèo theo Nghị quyết của Quốc hội vào ngày 29/4/1955. Trước đó, theo Sắc lệnh số
46
143-SL ngày 28/01/1953 của Chủ tịch nước, Khu Tây Bắc được thiết lập gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu, tách khỏi Liên khu Việt Bắc.
Ngày 27/9/1962, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa II đã quyết định thành lập lại 3 tỉnh Sơn La, Nghĩa Lộ và Lai Châu. Tỉnh Lai Châu lúc đó gồm 7 huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Tè, Mường Lay, Sìn Hồ, Phong Thổ và thị trấn Lai Châu. Khu tự trị lúc đó có diện tích 67.300 km², với số dân 438.000 người. Từ năm 1962 đến năm 1994, thị trấn Lai Châu sau này là thị xã Lai Châu là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Lai Châu. Sau trận lũ quét lịch sử năm 1990, do địa hình thị xã không thể mở rộng, trong khi những trận mưa lũ rải rác từ trước đó, đặc biệt là trận lũ quét lịch sử đã làm sụt lở mất từ 20 - 30% diện tích các khu quần cư. Từ thực tiễn tình hình trên và khả năng thị xã sẽ bị ngập trong tương lai khi xây dựng thủy điện Sơn La.
Theo Quyết định số 130/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 18/4//1992 đã quyết định thành lập thị xã Điện Biên Phủ và di chuyển tỉnh lỵ về thị xã Điện Biên Phủ. Tháng 9/2003, thành phố Điện Biên Phủ được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Điện Biên Phủ. Tháng 11/2003, Quốc hội ra Nghị quyết trong đó chia tỉnh Lai Châu thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên.
2.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị
Theo Báo cáo số 313/BC-UBND ngày 29/11/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2013 đạt 8,55%.
Trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 4,95%; công nghiệp xây dựng tăng 5,56%;
các ngành dịch vụ tăng 11,04% so với năm 2012. GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt 20,41 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2013, khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 25,76%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 29,52%; khu vực dịch vụ chiếm 44,72%.
Kết quả cụ thể trên các ngành và lĩnh vực kinh tế: Duy trì, mở rộng và phát triển ở tất cả các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Chú trọng phát triển cây công nghiệp dài ngày mang lại hiệu quả kinh tế. Cây lương thực tiếp tục được
47
mở rộng diện tích gieo trồng. Tổng diện tích gieo trồng năm 2013 đạt 78.236,7 ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 234.617 tấn.
Đã tổ chức tuyên truyền vận động và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân trong việc tham gia trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng. Năm 2013, các địa phương đã trồng được 514 ha rừng sản xuất, khoanh nuôi tái sinh 14.000 ha, đạt 100% kế hoạch; tỷ lệ che phủ rừng đạt 40,94%.
Sản xuất thủy sản được duy trì ổn định. Diện tích nuôi trồng đạt 1.927,63 ha đạt 100,9% kế hoạch năm, sản lượng nuôi trồng đạt 1.489,98 tấn, đạt 108,36% kế hoạch năm.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình tiêu thụ nhiều sản phẩm chủ lực giảm sút; tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp vẫn được duy trì, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 đạt 783,038 tỷ đồng, đạt 96,35% kế hoạch. Trong đó: Công nghiệp khai thác 37,69 tỷ đồng, đạt 75,4%
kế hoạch; Công nghiệp chế biến 675,2 tỷ đồng; Sản xuất, phân phối điện, gas 58,7 tỷ đồng, đạt 108,9% kế hoạch; sản xuất nước, sử lý rác thải 11,4 tỷ đồng đạt 117,28% kế hoạch.
Đã tổ chức tốt việc cung ứng hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, gắn với tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, nâng cao chất lượng các dịch vụ thương mại, đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế và người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên thị trường đạt 5.884 tỷ đồng, đạt 99,73% kế hoạch năm. Giá cả hàng hóa tương đối ổn định cho thấy hiệu quả của chính sách điều hành nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát được phát huy.
Hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách được duy trì, mở rộng, chất lượng dịch vụ tiếp tục được cải thiện. Khối lượng vận chuyển hành khách đạt 920,89 nghìn lượt người. Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 2 triệu 226 ngàn tấn.
48
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 15,9 triệu USD, đạt 99,37% kế hoạch.
Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ địa phương thực hiện ước đạt 12,082 triệu USD (Xuất khẩu trực tiếp 10,082 triệu USD; xuất khẩu dịch vụ 2 triệu USD). Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm vật liệu xây dựng và một số hàng tiêu dùng gồm: Xi măng, đồ dùng bằng nhựa, thép xây dựng, đá xây dựng…
Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 11,1 triệu USD đạt 92,5% kế hoạch.
Kim ngạch Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ địa phương thực hiện đạt 8,3 triệu USD, chủ yếu là máy móc, thiết bị cho các công trình thủy điện, nông lâm sản và một số hàng tiêu dùng khác.
Công tác an ninh quốc phòng được tăng cường, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có nhiều chuyển biến tốt và đạt được nhiều kết quả, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế xã hội phát triển vững chắc.